Bật mí 4 bài tập thể dục tốt cho người ung thư phổi
Ở những người mắc bệnh ung thư phổi, bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì việc tập luyện các bài tập thể dục thể thao cũng rất quan trọng. Chương trình tập thể dục được thiết kế phù hợp sẽ giúp bạn chống chọi được với quá trình điều trị, giảm mệt mỏi và giảm mức độ nghiêm trọng của các tác dụng phụ.
Tìm hiểu chi tiết về bài tập thể dục cho người ung thư phổi qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Lợi ích của việc tập thể dục đối với người ung thư phổi
Tập thể dục mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư. Khi bạn đang đối mặt với ung thư phổi, tập thể dục có thể giúp:
- Cải thiện nhịp thở
- Tăng mức năng lượng
- Giảm căng thẳng, lo lắng
- Giảm nguy cơ tái phát ung thư
- Ngăn ngừa, quản lý các bệnh lý khác như huyết áp cao, tiểu đường,…
Trước khi bắt đầu tập luyện, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp và cách luyện tập sao cho đúng.
2. Các bài tập thể dục cho người ung thư phổi
Duy trì tập luyện thể dục 15 – 30 phút mỗi ngày và duy trì đều đặn sẽ mang lại hiệu quả trong điều trị ung thư phổi. Một số bài tập thích hợp cho người bệnh ung thư phổi là:
2.1. Tập thở
Ở bệnh nhân ung thư phổi thường gặp tình trạng khó thở dẫn tới mệt mỏi, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bài tập thở có tác dụng phục hồi nhịp thở, từ đó cải thiện sức bền và giúp hoàn thành hoạt động hàng ngày dễ dàng hơn.
Cơ hoành nằm giữa phổi và bụng, bài tập thở bằng cơ hoành sẽ giúp không khí di chuyển vào và ra khỏi phổi nhiều hơn mà không gây mệt mỏi cho cơ hoành. Bài tập này cũng có tác dụng điều hòa nhịp thở nếu bạn bị hụt hơi khi hoạt động.
- Ngồi hoặc đứng thẳng, đặt tay lên bụng
- Hít vào bằng mũi kết hợp với đẩy nhẹ bụng ra ngoài. Bàn tay đặt trên bụng di chuyển ra ngoài để hạ thấp cơ hoành và tăng dung tích phổi.
- Mím chặt môi để thở ra từ từ, tay nhẹ nhàng đẩy vào trong và lên trên để làm trống hoàn toàn phổi. Tưởng tượng bạn đang ấn nút bụng vào cột sống khi bạn thở ra toàn bộ không khí.
- Sau đó lại từ từ hít vào bằng mũi để nạp đầy không khí vào phổi. Thực hiện bài tập lặp lại nhiều lần trong ngày.
2.2. Kéo giãn cơ
Giãn cơ có thể làm tăng lưu lượng máu và oxy tới các cơ, nhờ đó cải thiện độ đàn hồi của cơ và tăng khả năng tự hồi phục của cơ thể. Các bài tập giãn có ở phần trên còn giúp mở rộng khoang ngực và tăng dung tích phổi, người bệnh có thể thở sâu và dễ thở hơn nhờ phổi và cơ hoành có thể chuyển động tự do hơn.
Những lợi ích này đặc biệt quan trọng với bệnh nhân ung thư phổi sau xạ trị vì xạ trị thường gây tình trạng căng cơ. Căng cơ có thể làm phá vỡ các mô sẹo do phẫu thuật, làm ảnh hưởng tới quá trình hồi phục.
Tình trạng xương sống bị cong do ngồi nhiều có thể làm giảm dung tích phổi, các bài tập giãn cơ có thể cải thiện tình trạng này. Ngoài ra, bài tập còn giúp kiểm soát căng thẳng và lo lắng về bệnh tật của người ung thư phổi.
Người bệnh có thể thực hiện các bài tập kéo giãn cơ, yoga ví dụ như vươn người qua đầu, cúi người xuống để ngón tay chạm vào ngón chân,… Giữ một tư thế trong 15 – 30 giây và kết hợp với hít thở sâu, để thư giãn tất các các nhóm cơ trên cơ thể. Điều quan trọng là nên luyện tập thường xuyên và đều đặn để cải thiện và duy trì dẻo dai của cơ thể.
Tìm hiểu thêm về: Bài tập yoga cho bệnh nhân ung thư
2.3. Bài tập Aerobic
Aerobic hay các bài tập thể dục nhịp điệu có tác dụng tuyệt vời cho người bệnh ung thư phổi. Nó giúp nâng cao thể lực, cải thiện sức khỏe tim mạch và khả năng trao đổi oxy của cơ thể. Bạn có thể thực hiện các bài tập như đi bộ, khiêu vũ hoặc các hoạt động yêu thích khác để tăng nhịp tim.
Các bài tập cho người ung thư phổi nên bắt đầu từ mức độ nhẹ rồi tăng dần, mỗi tuần nên tập 150 phút. Có thể bắt đầu bằng các bài tập ngắn, mỗi buổi khoảng 10 phút và tập ở nơi bạn thấy thuận tiện, không cần tới phòng tập.
Bạn có thể bắt đầu bằng bài tập nhẹ nhàng như đi bộ xung quanh phòng, nghỉ ngơi và đi bộ lại. Khi đã tự tin hơn, bạn hãy cố gắng tăng từ từ khoảng cách và nên thực hiện nhiều lần trong ngày. Nếu được bạn có thể sử dụng máy đếm bước chân để ghi lại số bước, từ đó thiết lập và đặt mục tiêu phù hợp.
2.4. Luyện tập sức mạnh
Trong quá trình điều trị bệnh nhân ung thư phổi mất một khối lượng cơ đáng kể do hóa trị, xạ trị hoặc do phải nằm thời gian dài. Các bài luyện tập sức mạnh sẽ giúp người bệnh tăng cường cơ bắp, khả năng giữ thăng bằng
Những bài tập cho người bệnh ung thư phổi còn giúp hạn chế loãng xương và sự suy yếu của xương. Người bệnh nên bắt đầu với những bài tập nhẹ nhàng như bài tập với dây kháng lực, tạ nhẹ,…và tăng cường độ bài tập lên dần dần.
3. Lưu ý khi thực hiện bài tập thể dục cho người ung thư phổi
Bệnh nhân ung thư phổi sau điều trị có thể gặp khó khăn trong hoạt động thể dục nên cần tập nhẹ nhàng, từ từ từng ít một và tăng cường dần với tiến độ phù hợp để đảm bảo an toàn. Một số lưu ý cho người bệnh ung thư phổi khi áp dụng các bài tập thể dục:
- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các bài tập nên thực hiện và bài tập nào cần hạn chế
- Mỗi tuần nên tập luyện tối đa 150 phút với hoạt động thể chất vừa phải và 75 phút với hoạt động cường độ mạnh.
- Tập luyện ở nơi an toàn, đủ ánh sáng, tránh bề mặt không bằng phẳng có thể gây té ngã.
- Trước khi đi vào bài tập chính, nên khởi động khoảng 2 – 3 phút trước, chẳng hạn như nhún vai, chạy nâng cao đầu gối,…
- Lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi cần, không tập luyện nếu bị chóng mặt, đứng không vững hoặc gặp vấn đề về giữ thăng bằng.
Các bài tập thể dục kết hợp với thực phẩm chức năng Fucoidan Nhật Bản như Kibou Fucoidan, Kuren Fucoidan giúp tăng khả năng hỗ trợ điều trị, giảm các tác dụng phụ cho người bệnh. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát sau điều trị.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn