5 bài tập thể dục đặc biệt cần thiết dành cho bệnh nhân ung thư

 1367 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Quá trình điều trị và phục hồi của bệnh nhân ung thư là một hành trình gian nan mà cả người bệnh và gia đình phải vượt qua. Các nghiên cứu cho thấy rằng tập thể dục có thể cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh trong mọi giai đoạn điều trị.

Bệnh nhân ung thư nên tập thể dục thế nào?
Bệnh nhân ung thư nên tập thể dục thế nào?

1. Sự cần thiết của việc tập thể dục

Trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư, bên cạnh việc nghỉ ngơi nhiều, bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên trước, trong và ngay cả sau điều trị. 

Một số lợi ích mà tập thể dục mang lại có thể kể đến như:

  • Giảm lo lắng, căng thẳng, tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh
  • Cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa mắc bệnh mãn tính khác như tiểu đường,…
  • Nâng cao hiệu quả , tăng khả năng hồi phục và giảm thiểu các tác dụng phụ hoặc biến chứng sau điều trị
  • Giảm nguy cơ tái phát hoặc mắc các bệnh ung thư khác
  • Cải thiện tỷ lệ sống sót đối với một số bệnh ung thư như ung thư trực tràng, ung thư vú,…

2. Những bài tập thể dục cho bệnh nhân ung thư

Để có thể đạt hiệu quả tốt nhất, cần duy trì tập thể dục đều đặn hàng ngày, mỗi ngày 15 – 30 phút. Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng, đảm bảo an toàn và vẫn hiệu quả.

2.1. Tập thở

Các bài tập thở giúp lưu thông không khí vào và ra khỏi phổi tốt hơn, đặc biệt là ở những bệnh nhân ung thư phổi có triệu chứng thở gấp hoặc khó thở. Những bài tập này có thể nâng cao sức bền cho bệnh nhân, đồng thời làm giảm mệt mỏi, căng thẳng và lo âu, giúp tâm trạng người bệnh trở nên thoải mái, vui vẻ.

Các bước thực hiện:

  • Đặt tay phải trước ngực, tay trái đặt vào vùng bụng rồi ấn nhẹ
  • Lấy hơi. hít vào và giữ lâu nhất có thể
  • Thở ra chậm chậm qua đường mũi, không thở bằng miệng
  • Thực hiện 7 – 10 lần. Mỗi ngày khoảng 10 phút 
Tập hít thở
Tập hít thở

2.2. Kéo giãn cơ

Bài tập kéo giãn cơ giúp tăng lưu lượng máu và oxy tới các cơ, hỗ trợ sự tự phục hồi của cơ thể. Bài tập này còn cải thiện sự dẻo dai và linh hoạt của cơ thể, đặc biệt quan trọng với những bệnh nhân bị căng cứng cơ bắp sau điều trị.

Cách thực hiện:

  • Ngồi trên gót chân, hai đầu gối khép lại hoặc hơi tách ra
  • Vươn người về phía trước, trán chạm vào sàn. Đồng thời hít thở sâu và thật chậm, khi thở ép bụng vào đùi.
  • Giữ 20 – 30 giây, từ từ trở về vị trí ban đầu
  • Mỗi ngày thực hiện 10 – 20 lần.

2.3. Bài tập thăng bằng

Người bệnh ung thư thường gặp phải tình trạng mất thăng bằng và dễ té ngã, nên cần thực hiện các bài tập thăng bằng để quay lại hoạt động bình thường hằng ngày, tránh các chấn thương do té ngã.

Cách thực hiện:

  • Hai chân để sát nhau, người đứng thẳng, hai tay thả lỏng
  • Nâng chân trái từ từ lên bắp chân phải, giữ thăng bằng bằng chân phải
  • Đồng thời từ từ nâng tay lên cao quá đầu.
  • Giữ thẳng lưng và duy trì trong 30 giây.
  • Đổi chân và thực hiện lại các bước như trên.
  • Tập ít nhất 2 – 3 lần/ngày, không giới hạn số lần tập.
Bài tập thăng bằng
Bài tập thăng bằng

2.4. Thể dục nhịp điệu

Bài tập thể dục nhịp điệu làm tăng nhịp tim, tăng lưu lượng máu và oxy trong cơ thể, các bộ phận đặc biệt là não bộ được cung cấp lượng máu dồi dào hơn. Từ đó làm cho người bệnh có cảm giác hưng phấn, thoải mái và giảm cảm giác mệt mỏi, lo âu.

Tùy thể trạng của từng bệnh nhân sẽ có những bài thể dục nhịp điệu phù hợp. Thông thường, nên tập 30 – 60 phút mỗi ngày, ở những bệnh nhân quá yếu, có thể tập 10 phút mỗi lần.

2.5. Luyện tập sức bền

Tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị là yếu cơ hoặc mấy cơ nếu người bệnh ít vận động trong quá trình điều trị và phục hồi. Các bài luyện tập sức bền sẽ giúp bệnh nhân duy trì được sức mạnh cơ bắp.

Một số bài tập sức bền nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đạp xe hoặc tạ nhẹ, tập với dây kháng lực,… còn giúp chống lại sự suy yếu xương và loãng xương do một số phương pháp điều trị có thể gây ra.

Luyện tập sức bền
Luyện tập sức bền

3. Lưu ý khi thực hiện bài tập

Để đảm bảo an toàn, người bệnh ung thư nên lựa chọn bài tập phù hợp với cường độ nhẹ, tốc độ chậm. Một số lưu ý cho bệnh nhân ung thư khi áp dụng các bài tập:

  • Hỏi ý kiến bác sĩ về bài tập phù hợp để thực hiện
  • Sau khi các tác dụng phụ giảm bớt mới bắt đầu tăng từ từ cường độ và thời gian tập luyện
  • Tập luyện trong thời gian phù hợp không tập luyện quá sức, lắng nghe cơ thể và nghỉ ngơi khi cần
  • Tập luyện ở nơi an toàn, đủ ánh sáng và có bề mặt bằng phẳng để tránh té ngã
  • Hệ miễn dịch ở bệnh nhân sau điều trị ung thư yếu hơn người bình thường nên tránh nơi đông người, các phòng tập công cộng
  • Trước khi tập, khởi động với những bài tập nhẹ nhàng như nhún vai, chạy nâng cao đùi tại chỗ, nâng cánh tay qua đầu,…
  • Cảm thấy chóng mặt, mất thăng bằng hoặc đứng không vững tuyệt đối không tập thể dục. 
  • Không thực hiện các bài tập gây căng thẳng quá mức cho cơ thể như các bài tạ nặng,…
Không thực hiện các bài tập nặng
Không thực hiện các bài tập nặng

Bên cạnh các hoạt động thể chất, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống phù hợp, đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe. Có thể bổ sung thêm một số thực phẩm chức năng nhằm nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tác dụng phụ và tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa tái phát. 

Nổi bật nhất hiện nay là các sản phẩm chính hãng có hoạt chất Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Kết hợp cùng với các biện pháp điều trị truyền thống, rút ngắn tối đa thời gian điều trị và cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

Liên hệ hotline 18006527 (miễn phí cước gọi) hoặc nhắn tin cho chúng tôi qua Zalo/Facebook nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào liên quan tới bệnh ung thư. Các chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng để giải đáp thắc mắc cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.