Top 4 loại hoa quả người bệnh ung thư “tuyệt đối” không nên ăn
Các dưỡng chất chứa nhiều trong hoa quả, trái cây rất cần thiết cho sức khỏe nói chung và người mắc bệnh ung thư nói riêng. Tuy nhiên cần lưu ý một số loại quả bệnh ung thư nên kiêng và lưu ý khi ăn những trái cây này, tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Trái cây có tác dụng như thế nào với bệnh nhân ung thư?
Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến cáo bổ sung chế độ dinh dưỡng với nhiều trái cây, rau quả cho bệnh nhân ung thư. Bởi chúng có tác dụng rất đối với sức khỏe, cải thiện, nâng cao hệ thống miễn dịch và sức đề kháng. Một số loại trái cây còn có lợi ích vượt trội giúp hỗ trợ điều trị ở bệnh nhân ung thư và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Những thành phần dinh dưỡng quý giá trong các loại hoa quả là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho người bệnh trong quá trình điều trị ung thư. Các loại hoa quả này còn góp phần giảm nhẹ triệu chứng của bệnh và tác dụng phụ do các phương pháp điều trị gây ra.
Bổ sung trái cây là hết sức cần thiết nhưng bạn cần lưu ý, không phải loại nào cũng tốt cho điều trị bệnh ung thư. Và hơn thế, mỗi loại ung thư phù hợp với những loại trái cây khác nhau. Vì vậy, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại hoa quả nên ăn, loại nào không nên ăn và xây dựng thực đơn dinh dưỡng khoa học.
Xem thêm:
- Bật mí những thực phẩm bệnh nhân ung thư nên ăn
- Bệnh nhân ung thư nên ăn hoa quả gì? Và cần lưu ý gì?
2. Bệnh ung thư nên kiêng loại hoa quả nào?
Bên cạnh những loại hoa quả bệnh nhân ung thư nên ăn, theo khuyến cáo của các chuyên gia, bệnh nhân ung thư nên tránh 4 loại hoa quả dưới đây.
2.1. Hoa quả bị nẫu, hỏng
Không ít người bệnh vì ham rẻ nên mua hoa quả bị héo, thối mốc, đây là những loại trái cây mà người bệnh cần tuyệt đối tránh ăn. Không chỉ với bệnh nhân ung thư, người có sức khỏe bình thường khi ăn hoa quả thối, nấm mốc cũng dễ dàng gặp các vấn đề về tiêu hóa như buồn nôn, chướng bụng,…
Hơn nữa, trong nấm mốc chứa aflatoxin – độc tố nguy hiểm cho gan. Nó có thể gây bệnh viêm gan, thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư gan. Loại độc tố này không chỉ ở bề mặt mà nó còn xâm nhập sâu bên trong thực phẩm. Cắt bỏ phần mốc hay nấu chín ở 100oC cũng không thể loại bỏ được hoàn toàn 100% nguy cơ nhiễm độc.
2.2. Táo sáp
Táo sáp chính là câu trả lời thứ 2 cho bệnh ung thư kiêng loại hoa quả nào. Bạn cần phân biệt táo và táo sáp, bởi táo là trái cây chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Còn táo sáp là loại táo được người bán phun một lớp phủ bảo vệ bằng sáp với mục đích tăng hạn sử dụng.
Lớp sáp này có thể được làm bởi nguyên liệu tự nhiên như sáp carnauba, sáp ong, nhựa cánh kiến đỏ,… Những nguyên liệu này an toàn với sức khỏe nhưng lại có giá thành rất đắt đỏ. Vì vậy, người bán thường sử dụng loại sáp có chứa các chất độc hại như kim loại nặng (chì, thủy ngân), formaldehyde hay các hóa chất nhuộm công nghiệp.
Người bình thường ăn táo sáp thời gian dài làm hỏng hệ miễn dịch, thậm chí nếu nguy hiểm hơn có thể gây bệnh ung thư máu. Ở bệnh nhân ung thư, ăn táo sáp sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình điều trị, hiệu quả điều trị bệnh giảm đi đáng kể.
2.3. Chuối chín ép
Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì? Câu trả lời tiếp theo chính là chuối chín ép. Chuối là loại hoa quả chứa nhiều chất xơ và các thành phần khác rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, chuối chín ép lại có tác động tiêu cực tới sức khỏe, đặc biệt là người bệnh ung thư.
Trên thực tế, chuối chín trong quá trình vận chuyển dễ dập nát nên người bán thường thu hoạch chuối xanh. Sau đó để chuối chín đều, tươi lâu người bán sẽ ngâm chuối trong chất kích thích, chất bảo quản chứa formaldehyde. Những hóa chất này rất có hại cho cơ thể.
Nghiên cứu đã chứng minh ăn chuối chín ép lâu ngày gây hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ em và tăng nguy cơ ung thư máu. Người bệnh ung thư ăn chuối chín ép làm suy giảm hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, giảm hiệu quả điều trị.
2.4. Trầu cau
Trầu cau là một trong số những câu trả lời cho bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì. Nhiều nghiên cứu đã cho kết quả rằng trong hạt có chứa 2 thành phần là arecolin và arecaidin, có tác dụng giảm nhịp tim, kích thích thần kinh và tăng tiết dịch vị.
Ngoài ra, nhai trầu cau cọ xát mạnh vào niêm mạc khoang miệng gây trầy xước, tróc vảy lớp thượng bì. Độc tố trong lá trầu, cau tác động vào vùng bị tổn thương, ảnh hưởng tiêu cực tới tình trạng bệnh của bệnh nhân
3. Các loại hoa quả cần kiêng tùy từng loại ung thư
Bên cạnh 4 loại hoa quả bệnh ung thư nào cũng cần tránh ở trên, từng loại ung thư lại cần kiêng các loại hoa quả khác nhau.
Như người bệnh ung thư dạ dày không nên ăn trái cây có hàm lượng fructose cao như dưa hấu, mận, nho,… Do nếu ăn quá nhiều các loại hoa quả này sẽ ảnh hưởng tới quá trình hoạt động của hệ thống tiêu hóa, gây ra vấn đề về đường ruột cho người bệnh.
Hay như ở bệnh nhân ung thư phổi không nên ăn hoa quả lạnh là những “kẻ thù” của phổi và hệ hô hấp. Trái cây lạnh hoặc có tính acid sẽ gây kích ứng niêm mạc khoang miệng, họng, dẫn tới tình trạng ho, viêm họng. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn xâm nhập gây bệnh, ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
Để đảm bảo, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn trái cây nào và lưu ý một số vấn đề:
- Khi cảm thấy buồn nôn hoặc nôn, người bệnh nên ăn các loại trái cây mềm
- Người bệnh ung thư bị táo bón nên uống nước ép, trái cây tươi; bị tiêu chảy nên ăn chuối, táo
- Nên lựa chọn, mua hoa quả có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Để hỗ trợ điều trị ung thư, kết hợp sử dụng thêm các thực phẩm chức năng có chứa thành phần Fucoidan Nhật Bản như Kibou Fucoidan, Kuren Fucoidan,… Sản phẩm có sự kết hợp giữa Fucoidan cùng các thành phần nấm Agaricus, nghệ đen Okinawa, tăng tác dụng hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ và ngăn ngừa nguy cơ ung thư tái phát.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn