6 biến chứng sau mổ cắt gan và cách phòng ngừa
Phẫu thuật là phương pháp chính được chỉ định trong điều trị ung thư gan. Tuy nhiên rất nhiều bệnh nhân tỏ ra lo sợ bởi những biến chứng sau mổ cắt gan nghiêm trọng có thể xảy ra. Vậy phẫu thuật ung thư gan gây ra những biến chứng gì và cách phòng ngừa, hạn chế ra sao? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
1. Vai trò của mổ cắt gan trong điều trị ung thư gan
Ung thư gan là bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao thứ 2 trên thế giới trong số các bệnh lý ung thư. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến tỷ lệ bệnh nhân tử vong cao là bởi hầu hết bệnh nhân nhập viện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối khiến việc điều trị trở lên khó khăn và không mang lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hoàn toàn có khả năng chữa khỏi bệnh. Mổ cắt gan là phương pháp chủ chốt được chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn sớm để loại bỏ hoàn toàn khối u ra khỏi gan. Các nghiên cứu đã chỉ ra, ở những bệnh nhân được phẫu thuật cắt gan, tỷ lệ sống sót sau 5 năm tăng lên từ 50% đến 75%.
Tùy thuộc vào số lượng, vị trí và kích thước khối u mà bác sĩ sẽ chỉ định phạm vi gan sẽ được cắt bỏ. Các hình thái cắt gan có thể được thực hiện bao gồm:
- Cắt gan nhỏ: là phẫu thuật cắt bỏ dưới 1 phân thùy của gan
- Cắt gan rộng: cắt từ 2 phân thùy trở lên.
Có phải tất cả bệnh nhân ung thư gan đều có thể thực hiện phẫu thuật không?
Phương pháp phẫu thuật cắt gan được đánh giá là mang lại hiệu quả điều trị cao trong việc chữa khỏi bệnh ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên không phải ai cũng đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật. Mổ cắt gan được chỉ định trong trường hợp:
- Bệnh nhân ung thư gan ở giai đoạn sớm, khối u vẫn còn khu trú trong gan mà chưa có dấu hiệu di căn
- Phần gan có khối u ác tính dự kiến cắt bỏ được
- Thể tích gan dự kiến còn lại vẫn bảo đảo được chức năng của gan
Trường hợp bệnh nhân có xơ gan, thì mổ cắt gan được thực hiện trong trường hợp người bệnh chỉ có 1 khối u duy nhất, không có tăng áp lực tĩnh mạch cửa và chức năng gan của bệnh nhân vẫn còn đảm bảo.
Mổ cắt gan có nguy hiểm không?
Câu trả lời là có bởi đây là cuộc đại phẫu nên tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thách thức lớn nhất khi thực hiện phẫu thuật là hạn chế tổn thương mạch máu và kiểm soát chảy máu bởi mạng lưới mạch máu ở gan dày đặc. Đây là loại phẫu thuật khó và mức độ chuyên sâu cao nên cần được thực hiện ở những bệnh viện có đầy đủ trang thiết bị và kỹ thuật viên thực hiện phải có kinh nghiệm, chuyên môn cao để tiến hành phẫu thuật an toàn.
Bên cạnh đó, một vấn đề được bệnh nhân quan tâm nhiều nhất là sau cắt gan thì phần gan còn lại có đảm nhiệm được chức năng cần thiết của gan hay không. Về vấn đề này, bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm bởi vấn đề này đã được bác sĩ cân nhắc trước khi ra chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, gan có khả năng đặc biệt tự sửa chữa và tái tạo. Do đó, phần gan còn lại có tái sinh để trở lại kích thước ban đầu chỉ vài tuần sau phẫu thuật. Tuy nhiên chỉ phần gan khỏe mạnh mới có khả năng này, còn những phần gan bị xơ thì không thể phát triển lại được.
2. Các phương pháp mổ cắt gan
Trong phẫu thuật cắt gan, có hai phương pháp thường được các bác sĩ áp dụng là mổ mở và mở nội soi. Tùy thuộc vào kích thước khối u và điều kiện của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp cắt gan phù hợp.
- Phương pháp mổ mở: Bác sĩ sẽ rạch một đường dài trên ở phía bên phải của vùng bụng trên để mở khoang bụng. Sau khi xác định được vị trí khối u, các bác sĩ sẽ tiến hành cắt phần gan có chứa khối u và mô gan khỏe mạnh lân cận để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn khối u ra khỏi gan và hạn chế khả năng tái phát.
- Phương pháp mổ nội soi: Thay vì rạch một đường dài trên bụng như phương pháp mổ mở thì bác sĩ chỉ cần rạch một đường nhỏ đủ để có thể đưa thiết bị nội soi và dụng cụ phẫu thuật vào. Quá trình cắt phần gan bị bệnh sẽ được thực hiện dưới hướng dẫn của thiết bị nội soi. Phương pháp này có nhiều ưu điểm hơn kỹ thuật mổ mở như ít xâm lấn, ít đau đớn sau mổ, hạn chế biến chứng có thể xảy ra, thời gian phục hồi nhanh hơn và đặc biệt là vết sẹo mổ nhỏ chỉ có kích thước từ 4mm-1cm.
Quá trình phẫu thuật ung thư kéo dài trong khoảng 2 giờ tới 6 giờ tùy thuộc vào mức độ cắt bỏ gan.
3. Các biến chứng sau mổ cắt gan
Phẫu thuật cắt gan là cuộc đại phẫu, tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng có thể xảy ra, cụ thể như sau:
- Chảy máu: chiếm tỷ lệ khoảng 4-10%. Gan là cơ quan có mạng lưới mạch máu dày đặc và là nơi sản xuất các yếu tố đông máu. Do đó, bệnh nhân có thể bị xuất huyết sau mổ do rối loạn đông máu hoặc tay nghề bác sĩ không tốt. Trường hợp này, bác sĩ cần có biện pháp cầm máu truyền máu kịp thời.
- Rò mật: chiếm tỷ lệ khoảng 4-17% số ca. Nguyên nhân là do quá trình cắt gan làm tổn thương đường mật trong gan khiến dịch mật bị rò rỉ và tích tụ trong bụng. Để kiểm soát tình trạng này, các bác sĩ sẽ đặt các ống dẫn lưu để dẫn dịch mật ra ngoài. Trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể phải tiến hành nội soi để giải áp đường mật.
- Nhiễm trùng: Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nhiễm trùng tại vết mổ, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng phổi sau mổ. Để dự phòng biến chứng này, các bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh cho người bệnh trước phẫu thuật và hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh vết mổ sạch sẽ. Nếu xảy ra nhiễm trùng sau mổ, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng kháng sinh.
- Suy gan sau mổ: Biến chứng này thường xảy ra ở những bệnh nhân bị viêm gan hay xơ gan do phần gan còn lại sau cắt không đảm bảo được chức năng của nó.
- Chướng bụng; Mổ cắt gan có thể làm tích tụ dịch trong ổ bụng khiến bụng phình to ra. Để giải quyết tình trạng này, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc và đặt ống dẫn lưu để dẫn dịch ra ngoài.
- Huyết khối tĩnh mạch sâu: Nguyên nhân gây ra biến chứng này là do sau phẫu thuật bệnh nhân phải nằm yên trên giường trong thời gian dài khiến tuần hoàn máu trong cơ thể bị cản trở và xuất hiện những cục máu đông. Do đó, sau mổ bệnh nhân thường được khuyến cáo nên cố gắng đi lại hoặc vận động nhẹ nhàng ngay trên giường càng sớm càng tốt. Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng vớ phẫu thuật đặc biệt khi nằm viện và tiêm thuốc làm loãng máu.
4. Cách phòng ngừa và hạn chế biến chứng sau mổ cắt gan
Để đảm bảo an toàn tối đa trong quá trình mổ cắt gan và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra, người bệnh cần lưu ý những điều sau đây:
4.1. Chuẩn bị trước mổ
- Trước khi mổ, bác sĩ sẽ giải thích cho bệnh nhân những vấn đề xung quanh ca mổ và dặn dò những điều mà người bệnh cần thực hiện trước khi mổ. Do đó, bệnh nhân cần ghi nhớ và tuyệt đối tuân thủ theo.
- Bệnh nhân cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt trước mổ bằng cách ăn uống đủ chất, chế độ ăn nên giàu đạm, vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là những bệnh nhân bị suy dinh dưỡng, sụt cân nhiều hay chức năng gan thận kém sẽ cần được can thiệp về dinh dưỡng tối thiểu 7 ngày trước mổ để cải thiện thể trạng nhằm hạn chế biến chứng và đẩy nhanh khả năng hồi phục sau mổ.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá, uống rượu bia và các chất kích thích bởi những điều này không những gây hại cho gan mà còn gia tăng nguy cơ xảy ra biến chứng.
Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Ung thư gan nên ăn gì và kiêng gì?
4.2. Chăm sóc sau mổ
- Vệ sinh vết mổ sạch sẽ theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Cố gắng vận động sớm sau mổ
- Theo dõi và thông báo cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường để có những biện pháp can thiệp kịp thời.
- Tăng cường bổ sung dinh dưỡng để bệnh nhân nhanh chóng phục hồi. Chế độ ăn của bệnh nhân cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất, trong đó cần tăng cường ăn rau xanh và các loại trái cây, các loại thực phẩm giàu protein (cá, thịt gà, trứng,…), thực phẩm giàu omega 3,… Đồng thời cần tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như thức ăn mặn, thực phẩm chứa nhiều đường,…
- Bên cạnh những điều trên, bệnh nhân có thể bổ sung thêm các sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch như Kibou Fucoidan vàng 3 thành phần.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn