Kiểm soát buồn nôn và nôn sau hóa trị và xạ trị ở bệnh nhân ung thư
Buồn nôn và nôn sau hóa trị là những tác dụng phụ sau khi điều trị ung thư và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến người bệnh. Hiểu rõ về tác dụng phụ này sẽ giúp làm giảm triệu chứng nôn và buồn nôn cực hiệu quả
Xem nhanh
1. Buồn nôn và nôn sau hóa trị là gì?
Buồn nôn và nôn là sau hóa trị chính 2 tác dụng phụ nghiêm trọng của những đối tượng sử dụng hóa trị liệu ung thư. Hai tác dụng phụ của hóa trị này không chỉ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn ảnh hưởng tới khả năng tuân thủ điều trị của họ.
Không chỉ vậy, vấn đề buồn nôn và nôn mửa còn có thể dẫn đến chán ăn, giảm tình trạng hoạt động. Tình trạng này còn có thể khiến cơ thể người bệnh mất cân bằng trao đổi chất, vết thương bong tróc thiếu hụt dinh dưỡng, thậm chí là rách thực quản.
2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây buồn nôn, nôn
Những tác nhân kích thích như lo lắng, đau, mùi vị hay sự thay đổi sinh hóa trong máu,..có thể gây ảnh hưởng vào trung tâm nôn ở vỏ não. Từ đó gây ra phản xạ nôn hoặc buồn nôn của những bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng nôn và buồn nôn của người bệnh đó là:
- Do người bệnh sử dụng phương pháp điều trị bằng thuốc hoá chất.
- Sau một số đợt điều trị hoá chất người bệnh có thể bị nôn hoặc buồn nôn nghiêm trọng.
- Nguyên nhân điều trị vào hệ thống tiêu hoá như dạ dày, ruột, gan bằng tia xạ.
- Nguyên nhân nôn và buồn nôn xuất thường do người bệnh bị rối loạn nước và điện giải. Có thể là do tăng Calci máu, mất nước hay do ngộ độc nước.
- Nhiễm trùng huyết khiến người bệnh buồn nôn, nôn nhiều.
- Bệnh lý ở thận cũng là nguyên nhân gây nôn và buồn nôn.
- Quá lo lắng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng nôn.
- Điều trị hóa trị gây buồn nôn và nôn
3. Phân loại buồn nôn, nôn ở bệnh nhân ung thư hóa trị
Tùy vào từng bệnh nhân cũng như phác đồ điều trị khác nhau mà hiện tượng buồn nôn và nôn sau hóa trị cũng khác nhau. Cụ thể:
Buồn nôn và nôn trước điều trị
Đối với những người bệnh đã thực hiện điều trị hóa chất một vài lần trước đó. Trong lần điều trị hóa chất tiếp theo, một số người bệnh xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn. Phản ứng này xuất hiện thường do một số yếu tố liên quan đến điều trị như: sử dụng số thuốc tương tự, do ngửi mùi rượu… Trong trường hợp này sử dụng thuốc chống nôn thường không có tác dụng ngăn chặn hiện tượng nôn hoặc buồn nôn.
Để làm giảm hiện tượng buồn nôn và nôn trước điều trị này người bệnh cần phải giữ bình tĩnh. Đồng thời, cần phải cố quên đi cảm giác buồn nôn và nôn bằng cách tưởng tượng, nghỉ ngơi, thay đổi hành vi, thôi miên. Hoặc bạn cũng có thể tham gia vào các hoạt động giải trí như: chơi games, xem vô tuyến,..
Buồn nôn, nôn cấp tính
Loại này là do phản ứng của cơ thể xảy ra trong vòng 24 giờ ngay sau điều trị hoá chất. Những triệu chứng buồn nôn và nôn xuất hiện có thể nhẹ trung bình hoặc nặng. Đối với trường hợp này, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc giảm cảm giác nôn, buồn nôn như: Steroid, Benzodiazepine, Cannabinoids, Olanzapine,..
Nôn muộn
Trường hợp nôn muộn xảy ra khoảng hơn 24 giờ sau khi thực hiện hóa trị liệu. Hiện tượng nôn muộn bị xuất hiện có liên quan đến: cisplatin, cyclophosphamide. Hoặc cũng có thể do sử dụng liều cao hoặc trong 2 ngày liên tục trở lên đối với các loại thuốc khác như: doxorubicin, ifosfamide..
Nôn trong giai đoạn ung thư tiến triển của bệnh nhân điều trị ung thư
Hiện tượng buồn nôn, nôn này có liên quan đến giai đoạn ung thư tiến triển mà không do điều trị hóa chất. Hiện tượng buồn nôn, nôn có thể do thuốc giảm đau, cũng có thể là do tác động của khối u ở não, đại tràng… Ở giai đoạn ung thư tiến triển người bệnh có thể bị táo bón, tiêu chảy, loét dạ dày, … Tất cả những điều này đều là những nguyên nhân có thể gây buồn nôn và nôn ở mức nhẹ đến nghiêm trọng đối với người bệnh.
Các biện pháp được áp dụng để hạn chế tiêu chảy trong điều trị ung thư, cũng như cách trị táo bón cho bệnh nhân ung thư. Nhờ đó giảm tình trạng buồn nôn, nôn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
4. Phương pháp điều trị buồn nôn và nôn sau hóa trị hiệu quả
Để điều trị buồn nôn và nôn sau hóa trị, người bệnh cần sử dụng thuốc kết hợp với xây dựng chế độ ăn cho phù hợp.
4.1. Sử dụng thuốc chống nôn sau điều trị hóa chất để khắc phục
Trong một số hợp người bệnh bị buồn nôn, nôn nghiêm trọng thì cần phải sử dụng kết hợp một loại thuốc để giảm triệu chứng buồn nôn và nôn. Tùy vào phác đồ điều trị, triệu chứng nôn, cơ địa cũng như sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc khác nhau. Một số loại thuốc được sử dụng để làm giảm cảm giác buồn nôn khi điều trị hóa chất đó là:
- Steroid: Loại thuốc này thường được sử dụng để ngăn ngừa triệu chứng buồn nôn và nôn khá tốt. Thuốc này có thể được dùng trước hoặc sau khi thực hiện hóa trị liệu.
- Benzodiazepine: Thuốc này còn được gọi là thuốc chống lo âu giúp giảm tình trạng buồn nôn, nôn vô cùng hiệu quả. Loại thuốc này có tác dụng hiệu quả đối với những người bệnh buồn nôn và nôn trước khi điều trị.
- Cannabinoids: Loại thuốc này có thể được sử dụng trong trường hợp người bệnh sử dụng các loại thuốc chống nôn thông thường không có hiệu quả. Không chỉ vậy, loại thuốc này còn được sử dụng để kích thích sự thèm ăn.
- Olanzapine: Đối với những bệnh nhân bị buồn nôn, nôn trì hoãn và nôn đột ngột thường được bác sĩ kê sử dụng loại thuốc này. Khi sử dụng thuốc Olanzapine, bạn có thể cảm thấy buồn ngủ và bạn cần trao đổi với bác sĩ về hiện tượng này.
Người bệnh không được tự ý sử dụng các loại thuốc chống nôn mà cần được bác sĩ tư vấn và kê đơn.
4.2. Chế độ ăn uống khi buồn nôn và nôn sau hóa trị
- Người bệnh cần ăn chậm, bổ sung những thực phẩm thanh đạm tránh ăn thức ăn mặn nhiều dầu mỡ.
- Uống nhiều nước, khi uống cần uống từ từ.
- Thay vì ăn 3 bữa như thường thì người bệnh cần chia nhỏ và ăn thành nhiều bữa trong ngày.
- Nên uống nước hoa quả ít ngọt và tránh sử dụng nước có chứa thành phần cafein.
- Cần nghỉ ngơi, thư giãn nhưng không nằm một vài giờ sau khi ăn.
Tìm hiểu thêm về: Truyền hóa chất xong nên ăn gì và kiêng gì?
Tóm lại, hiện tượng buồn nôn và nôn sau hóa trị là một trong những tác dụng phụ mà các bệnh nhân điều trị ung thư gặp phải. Triệu chứng này xuất hiện một phần do hóa chất và một phần là do tâm lý lo lắng của bệnh nhân. Cũng có thể nguyên nhân là do các tổn thương thực thể kích thích gây nên.
Do đó, để làm giảm cảm giác buồn nôn, nôn thì người bệnh cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên. Để từ đó có thể áp dụng những biện pháp điều trị có hiệu quả cao nhất.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn