5 bài tập phù hợp với người bệnh ung thư
Các bài tập là một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị ung thư. Các nghiên cứu đã chứng minh tập thể dục thường xuyên cải thiện đáng kể sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Cùng tìm hiểu lợi ích và các bài tập cho người ung thư qua bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
1. Lợi ích của tập thể dục với người ung thư
Người bệnh ung thư trong quá trình điều trị thường phải nghỉ ngơi, nằm hoặc ngồi quá nhiều. Điều này có thể làm mất chức năng vận động, gây yếu có và giảm phạm vi chuyển động.
Việc hạn chế vận động, nằm nhiều cũng có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm khác như viêm loét do tì đè, tắc mạch, viêm phôi, teo cơ,… đặc biệt là ở người bệnh lớn tuổi. Bác sĩ thường khuyến khích bệnh nhân ung thư nên hoạt động thể chất càng nhiều càng tốt, trong và sau điều trị ung thư.
Các nghiên cứu cho thấy bài tập phù hợp cho bệnh nhân ung thư có thể mang lại nhiều lợi ích như:
- Cải thiện và tăng cường hệ thống miễn dịch cho người bệnh
- Nâng cao hiệu quả điều trị, tăng khả năng phục hồi sau điều trị
- Ngăn ngừa các bệnh mãn tính khác như bệnh tim và tiểu đường
- Duy trì cân nặng hợp lý
- Cải thiện sức khỏe tim mạch
- Tăng sức mạnh cơ bắp, ngăn ngừa mất cơ và cải thiện khả năng giữ thăng bằng
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng chất lượng cuộc sống và khả năng hoạt động độc lập.
- Giảm các biến chứng sau phẫu thuật và các tác dụng phụ sau điều trị như mệt mỏi, phù bạch huyết, loãng xương và buồn nôn.
- Giảm mệt mỏi, trầm cảm và lo lắng cho người bệnh
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác hoặc ung thư tái phát trong tương lai
- Giảm thời gian nằm viện
2. Xây dựng các bài tập cho người ung thư
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân ung thư nên duy trì tập thể dục đều đặn tối thiểu 15 – 30 phút hàng ngày. Một số bài tập cho bệnh nhân ung thư đảm bảo an toàn và hiệu quả, cụ thể:
2.1. Bài tập hít thở
Triệu chứng thở gấp hoặc khó thở xuất hiện ở một số người bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Bài tập thở là một trong số bài tập thể dục cho người ung thư phổi đã được chứng minh hiệu quả.
Bài tập thở giúp không khí lưu thông vào và ra khỏi phổi được lưu thông tốt hơn. Các bài tập này cũng có thể giảm căng thẳng, lo lắng và nâng cao sức bền cho người bệnh.
2.2. Giãn cơ
Bệnh nhân sau điều trị thường gặp tình trạng cơ bắp căng cứng nên không thể hoạt động như bình thường. Lúc này, các bài tập kéo giãn cơ có thể giúp cải thiện tính linh hoạt và dẻo dai của cơ thể. Ngoài ra, các bài tập còn giúp tăng lưu lượng máu và oxy tới các cơ, nhờ đó hỗ trợ cơ thể tự phục hồi sau điều trị.
Bệnh nhân có thể thực hiện động tác trong khoảng 15 – 30 giây và thư giãn. Chẳng hạn như một bài tập đơn giản gồm các động tác: vươn người qua đầu, hít thở sâu và cúi người xuống chạm vào các ngón chân. Bài tập này có tác dụng giúp thư giãn tất cả các nhóm cơ trên cơ thể.
2.3. Các bài tập cho người ung thư – bài tập thăng bằng
Tình trạng mất thăng bằng và té ngã thường hay gặp ở người bệnh ung thư. Việc luyện tập các bài tập thăng bằng giúp bệnh nhân lấy lại khả năng và chức năng vận động cần thiết. Từ đó giúp người bệnh quay trở lại các hoạt động hàng ngày bình thường, hạn chế những chấn thương do té ngã.
2.4. Đi bộ
Đi bộ cũng là một trong số các bài tập cho người ung thư. Đi bộ có thể làm tăng nhịp tim, cải thiện hoạt động của tim và phổi, tăng cường sức khỏe của bệnh nhân, giúp họ cảm thấy bớt mệt mỏi trong và sau khi điều trị.
Bác sĩ khuyến khích đi bộ từ 30 – 50 phút mỗi ngày và nên duy trì một tuần 3 đến 4 buổi với tốc độ vừa phải.
2.5. Luyện tập sức bền
Người bệnh ung thư trong quá trình điều trị và phục hồi thường ít vận động. Cùng với đó, một số phương pháp điều trị có thể gây ra tác dụng phụ là yếu cơ. Các bài luyện tập sức bền giúp bệnh nhân xây dựng và duy trì sức mạnh cơ bắp, tăng khả năng giữ thăng bằng.
Một số bài tập sức bền nhẹ nhàng như các bài tập với dây kháng lực, tạ nhẹ cũng có tác dụng chống lại chứng loãng xương và sự suy yếu của xương do quá trình điều trị ung thư gây ra.
3. Làm thế nào để thực hiện các bài tập an toàn?
Bạn có thể thay đổi các bài tập tùy theo các tác dụng phụ cụ thể mà bạn gặp phải do ung thư hoặc việc điều trị nó sau cho phù hợp và an toàn. Dưới đây là những lưu ý để đảm bảo bạn có cho mình kế hoạch luyện tập an toàn:
- Bắt đầu từ những bài tập nhẹ nhàng và tăng cường độ từ từ, tránh những chấn thương và giúp bạn không nản chí
- Thực hiện các bài tập trong môi trường an toàn: Quá trình điều trị có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch của bạn, vì thế cần hạn chế tập luyện tại các phòng tập thể dục lớn, nơi vi trùng dễ lây lan. Người bệnh có thể tập luyện ở nhà hoặc bên ngoài có không khí thoáng mát nếu thời tiết thích hợp.
- Lắng nghe cơ thể của bạn: Nếu bạn cảm thấy thiếu năng lượng, mệt mỏi, hãy điều chỉnh thời gian và cường độ tập luyện sao cho cơ thể bạn cảm thấy thoải mái hơn.
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, uống đủ nước: Ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là thực phẩm giàu protein giúp cơ thể phục hồi sau khi tập luyện. Cùng với đó nên uống nhiều nước để hạn chế cơ thể mất nước.
- Đi khám bác sĩ thường xuyên: Trong suốt quá trình trong và sau điều trị, sức khỏe của bạn có thể thay đổi. Bạn nên tới gặp bác sĩ thường xuyên và theo dõi các chỉ số quan trọng chẳng hạn như công thức máu.
Để tăng hiệu quả các bài tập cho người ung thư, có thể kết hợp thêm sử dụng các sản phẩm hỗ trợ. Các sản phẩm Fucoidan Nhật Bản với thành phần Fucoidan đã được chứng minh về tác dụng trong hỗ trợ điều trị ung thư, hạn chế tác dụng phụ và ngăn ngừa ung thư tái phát.
Hiện nay, các sản phẩm thế hệ mới với sự kết hợp Fucoidan cùng các thành phần nấm Agaricus. nghệ đen Okinawa,… tăng hiệu quả gấp nhiều lần nhưng lại tiết kiệm chi phí, mọi người bệnh đều có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo về giá cả. Các sản phẩm có thể kể đến như Kibou Fucoidan, Kuren Fucoidan,…
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn