Cách hạ sốt cho người bị ung thư hiệu quả và an toàn
Sốt là một trong những tác dụng phụ có thể gặp trong quá trình điều trị ung thư. Nó cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư giai đoạn cuối, ung thư bạch cầu hoặc u lympho. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách hạ sốt cho người bị ung thư, cùng tham khảo nhé!
Xem nhanh
1. Hiện tượng sốt trong ung thư là gì?
Sốt là hiện tượng nhiệt độ của cơ thể khi đo ở nách từ 37,5oC trở lên hoặc trên 38oC nếu đo ở hậu môn và nhiệt độ này kéo dài ít nhất 1 ngày. Lưu ý nhiệt độ cơ thể con người thường tăng thêm một chút khi về đêm.
Sốt là một cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể nhằm tiêu diệt các tác nhân lạ mặt xâm nhập và gây bệnh. Sốt cao và kéo dài lại mang đến những ảnh hưởng bất lợi cho cơ thể. Cùng với đó, khi cơ thể bị sốt cần tiêu tốn lượng lớn các chất để tạo ra nhiệt, người bệnh cần được bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tránh suy kiệt trong trường hợp sốt kéo dài
2. Nguyên nhân bệnh nhân ung thư bị sốt
Sốt ở bệnh nhân ung thư có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như:
- Nhiễm trùng: Đây được cho là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng sốt ở bệnh nhân ung thư và có thể gây tử vong.
Bệnh nhân ung thư có hệ miễn dịch suy yếu, đặc biệt trong quá trình điều trị như hóa trị làm suy giảm số lượng tế bào bạch cầu. Các tế bào bạch cầu này có tác dụng chống lại tác nhân gây nhiễm trùng, khi nó bị suy giảm làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
- Khối u phát triển: Khối u tiết ra các chất gây sốt hoặc do khối u trong não phát triển và ngăn vùng dưới đồi điều hòa nhiệt độ của cơ thể
- Tác dụng phụ của quá trình điều trị: Khi bệnh nhân được điều trị cấy ghép tủy xương có thể xảy ra phản ứng mô ghép chống lại ký chủ. Tế bào tủy xương được cấy ghép hoặc tế bào gốc ngoại vi tấn công các mô của bệnh nhân.
3. Dấu hiệu sốt ở bệnh nhân ung thư
Bạn cần nhận biết sốt và tìm cách hạ sốt cho người bị ung thư sớm để tránh những ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, cụ thể:
- Da nóng
- Cảm thấy mệt mỏi
- Bệnh nhân tự cảm thấy nóng
- Đau đầu
- Ớn lạnh
- Đau nhức cơ thể
- Cơ thể xuất hiện các vùng da mới bị đỏ và sưng
- Nốt phát ban đỏ xuất hiện trên da
- Chảy mủ ở vùng bị thương hoặc các vùng khác
- Ho, thậm chí là khó thở
- Bị đau bụng
- Đau rát khi đi tiểu
- Đau họng
- Người bệnh gặp nhiều rối loạn, cảm thấy bối rối và hay quên
Đi cùng với sốt, bệnh nhân có thể gặp tình trạng tiêu chảy hoặc táo bón, vì thế cần lưu ý cách trị táo bón cho người bị ung thư và tiêu chảy trong điều trị ung thư.
4. Cách hạ sốt cho người bị ung thư
Khi phát hiện bị sốt, cần tiến hành các cách hạ sốt cho người bị ung thư nhanh chóng. Một số biện pháp, lưu ý cho bệnh nhân và người nhà dưới đây:
4.1. Người bệnh bị sốt cần làm gì?
Khi người bệnh ung thư bị sốt cần thực hiện những việc sau:
- Bệnh nhân ung thư bị sốt hay cảm thấy nóng hoặc lạnh, dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ từ 2 đến 3 giờ 1 lần.
- Có sổ theo dõi nhiệt độ, mỗi lần đo đều ghi chép rõ ràng, chính xác
- Nghỉ ngơi đầy đủ
- Uống nhiều nước, nên uống nước lọc, ăn trái cây hoặc ăn súp
- Nếu cảm thấy ớn lạnh bệnh nhân nên đắp chăn mềm, không quá dày
- Dùng khăn ướt đắp lên trán, tuyệt đối không hạ sốt bằng cách tắm nước đá, tắm rượu,…
- Mặc quần áo mỏng, thoáng mát và dễ thấm hút mồ hôi
- Dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng.
4.2. Người chăm sóc nên làm gì?
Với người chăm sóc bệnh nhân ung thư bị sốt cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Theo dõi người bệnh để phát hiện xem có bị run và ớn lạnh không. Sau khi người bệnh hết run thì đo lại nhiệt độ
- Kiểm tra nhiệt độ cho người bệnh bằng nhiệt kế ở miệng hoặc kẹp nách
- Bổ sung cho người bệnh các thức ăn lỏng, thức uống đặc biệt là nước lọc và các bữa nhẹ hàng ngày
- Luôn nhắc nhở người bệnh về ăn uống, kiểm soát lượng thực phẩm được chế biến cho người bệnh
- Kiểm tra và giúp người bệnh uống thuốc đúng giờ
- Hạn chế tối đa những chất độc hại xâm nhập và làm nghiêm trọng tình trạng bệnh
- Người chăm sóc cần lưu ý sự thay đổi của môi trường xung quanh như nắng, gió, mưa,… để có cách che chắn cho người bệnh cẩn thận, tránh để người bệnh bị cảm cúm và chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư
4.3. Khi nào cần gọi cho bác sĩ?
Người nhà cần gọi bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sau ở người bệnh:
- Lú lẫn, hay quên, nhiều khi không biết mình đang ở đâu.
- Nhiệt độ đo ở miệng cao hơn 38oC
- Sốt kéo dài hơn 24 giờ hoặc hết sốt nhưng lại sốt trở lại sau 24 giờ
- Toàn thân run rẩy
- Không thể sử dụng thức ăn hoặc thức uống lỏng
Trong quá trình điều trị, nhằm hạn chế tình trạng sốt, người bệnh cần được tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Để làm được điều đó, có thể bổ sung cho người bệnh các thực phẩm chức năng như KIBOU FUCOIDAN và KUREN FUCOIDAN.
Thành phần Fucoidan kết hợp cùng nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa mang lại tác dụng nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch cho người bệnh. Nhờ đó giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ trong quá trình điều trị, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Hơn nữa, hai sản phẩm thế hệ mới Kibou Fucoidan và Kuren Fucoidan với tác dụng hiệp đồng cho hiệu quả vượt trội trong hỗ trợ điều trị ung thư. Không chỉ tăng cường quá trình tiêu diệt tế bào ung thư mà còn cắt đứt các mạch máu mới nuôi dưỡng khối u, ngăn khối u phát triển và di căn.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn