Hướng dẫn cách trị táo bón cho người bị ung thư

 911 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Táo bón ở người bị ung thư là một trong những tình trạng thường gặp. Được biết nguyên nhân chủ yếu xảy ra tình trạng này là do ảnh hưởng của quá trình xạ trị, hóa trị cũng như chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động,… Và để cải thiện và chữa trị tình trạng này mời bạn tham khảo những cách trị táo bón cho người bị ung thư sau!

Cách trị táo bón cho người bị ung thư
Cách trị táo bón cho người bị ung thư

1. Táo bón trong ung thư là gì?

Xạ trị, thuốc giảm đau, dinh dưỡng kém và lười vận động ở bệnh nhân ung thư là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nhu động ruột khiến phân cứng, khó đi ngoài và gây ra tình trạng táo bón. 

Được biết, táo bón trong ung thư là một trong những tình trạng phổ biến mà hầu hết các bệnh nhân ung thư gặp phải gây rất nhiều khó khăn trong đời sống sinh hoạt. Cùng với táo bón, một số bệnh nhân lại gặp các tác dụng phụ khác như sốt, nhiễm trùng, tác dụng phụ trên răng miệng hoặc tiêu chảy trong điều trị ung thư.

Xem thêm:

2. Nguyên nhân táo bón do ung thư

Người bị táo bón thường đi đại tiện ≤3 lần/tuần, phân cứng hoặc cảm giác đại tiện không hết phân. Được biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến bệnh nhân ung thư bị táo bón như:

  • Chế độ ăn uống không cân bằng, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là chất xơ. Dưới tác động của bệnh lý và/hoặc các can thiệp điều trị, bệnh nhân ung thư thường có các biểu hiện như chán ăn, ăn không ngon, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa, giảm tiết men tiêu hóa. Điều này sẽ làm kích thích nhu động ruột từ đó gây táo bón.
  • Uống không đủ nước khiến cơ thể tăng cường hấp thụ nước từ ruột để bù lại. Phân mất nước sẽ cứng hơn và chặt hơn.
Không uống đủ nước làm phân mất nước sẽ cứng và chặt hơn
Không uống đủ nước làm phân mất nước sẽ cứng và chặt hơn
  • Bệnh nhân ung thư thường cảm thấy mệt mỏi và suy nhược do hạn chế hoạt động thể chất. Điều này làm giảm nhu động ruột, nơi thức ăn di chuyển qua ruột chậm hơn bình thường, dẫn đến táo bón.
  • Táo bón ở bệnh nhân ung thư có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc, chẳng hạn như: Thuốc giảm đau (giảm nhu động ruột, khiến thức ăn di chuyển chậm qua đường tiêu hóa); thuốc buồn nôn và nôn, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm, thuốc tiêu chảy, huyết áp cao, thuốc bổ sung sắt.
  • Hóa trị, xạ trị, truyền hóa chất bị táo bón
  • Ung thư đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư đại tràng, có thể gây hẹp một phần hoặc toàn bộ lòng ruột – tình trạng gọi là tắc ruột.
  • Các khối u bên ngoài như ung thư buồng trứng và ung thư gan có thể chèn ép vào ruột, khiến đường tiêu hóa bị thu hẹp.
  • Sẹo do phẫu thuật hoặc dính ruột có thể gây tắc ruột, dẫn đến táo bón.
  • Khối u tủy sống hoặc khối u bên ngoài chèn ép tủy sống, làm tổn thương dây thần kinh và gây khó khăn cho việc đi tiêu.
  • Rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, chẳng hạn như tăng canxi máu và hạ kali máu.
  • Các vấn đề về tuyến giáp.
  • Bệnh đái tháo đường

3. Triệu chứng táo bón trong ung thư

Thông thường khi bị táo bón, bệnh nhân ung thư có các triệu chứng sau: 

  • Đại tiện ≤ 3 lần/ tuần
  • Cảm thấy đại tiện chưa hết phân, phải thực hiện các biện pháp để kích thích đại tiện
  • Phân cứng và nhỏ, đôi khi được mô tả như phân dê
Phân cứng và nhỏ như phân dê
Phân cứng và nhỏ như phân dê
  • Cảm giác đau bụng, căng tức, chướng bụng hay co thắt quặn bụng
  • Thường xuyên ợ hơi, buồn nôn hoặc nôn và trung tiện thường xuyên

4. Cách trị táo bón cho người bị ung thư

Theo như các chuyên gia y tế, để điều trị táo bón ở bệnh nhân ung thư bạn nên làm các điều sau: 

  • Ăn đầy đủ dinh dưỡng, ăn đúng bữa, đúng bữa. Ăn bữa sáng nhiều chất xơ với một ly nước ấm. Bổ sung lượng rau mỗi bữa: 200- 250 gram. Ăn trái cây khoảng 250 – 300 gram mỗi ngày, mỗi lần ăn 100 – 150 gram.
  • Thiết lập phản xạ đi cầu hàng ngày: Hãy tập thói quen đi vệ sinh và đại tiện một khung giờ ngày và duy trì đều đặn hàng ngày.
  • Uống nhiều nước hơn
    • Uống ít nhất 8 – 10 ly nước mỗi ngày. Tốt nhất nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ về lượng nước nên uống để không ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh (nếu có).
    • Nước đun sôi để nguội, nước ép trái cây, trà và chanh ấm đều là những lựa chọn tốt. Nước ấm sẽ giúp kích thích nhu động ruột và giúp đại tiện dễ dàng hơn.
    • Nếu có thể, bạn có thể hỏi chuyên gia dinh dưỡng về các chất bổ sung dạng lỏng giàu năng lượng, protein và chất xơ (nếu cần).
  • Nếu có cơn đau bụng, hãy cố gắng đi vệ sinh, đi tiểu thường xuyên. Hãy cho bác sĩ biết tình trạng này nếu không đi tiêu trong 3 ngày trở lên.
Hãy cố gắng đi vệ sinh khi có cơn đau bụng
Hãy cố gắng đi vệ sinh khi có cơn đau bụng
  • Tham khảo bác sĩ về các loại thuốc làm mềm phân phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn. Chỉ sử dụng thuốc xổ nếu có sự cho phép của bác sĩ. Nếu được chấp thuận của bác sĩ, tốt nhất bạn nên ăn thực phẩm giàu chất xơ, chẳng hạn như bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau quả (ăn tươi hoặc nấu chín cả vỏ) và đậu khô. Việc bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn uống sẽ giúp tránh đầy hơi và đi đại tiện dễ dàng hơn. 
  • Để giảm tình trạng khi ăn đầy bụng, bạn nên hạn chế nói chuyện trong khi ăn và không nên dùng ống hút để uống. Tránh nhai kẹo cao su và tránh đồ uống có ga.
  • Hoạt động hàng ngày bằng các bài tập thể dục nhẹ nhàng trên giường hoặc tại chỗ. Hoặc đi bộ hoặc đạp xe từ 15 đến 30 phút mỗi ngày.
  • Không để táo bón xảy ra quá lâu: Vì càng để lâu càng khó xử lý, dễ gây bán tắc hoặc tắc ruột do phân, kèm theo rối loạn nước và điện giải. Nếu trên 1 tuần mà không có phân, trước khi đi khám có thể thử dùng ống Microlax bơm vào hậu môn để kích thích đại tiện, có thể bơm 2-3 ống, sau khi bơm khoảng 15 – 20 phút thì mới đi vào nhà vệ sinh. Ngoài ra, chúng ta có thể dùng tay (đeo găng tay) bôi vaselin và đưa vào hậu môn để kích thích đi cầu.

5. Người bệnh ung thư bị táo bón nên ăn gì? Không nên ăn gì? 

Ngoài những cách trị táo bón cho người bị ung thư kể trên, để phòng tránh cũng như cải thiện tình trạng táo bón, người bệnh ung thư nên chú ý các thực phẩm “vàng” giàu chất xơ như:

  • Bánh mì và ngũ cốc: Cám, bỏng ngô, gạo lứt, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, mì ý từ bột nguyên cám, cám lúa mì.
Bánh mì và ngũ cốc
Bánh mì và ngũ cốc
  • Các loại đậu: đậu trắng, đậu tây, các loại hạt.
  • Rau: Bông cải xanh, cà rốt, ngô, đậu xanh, khoai tây nguyên củ.
  • Trái cây: Táo nguyên vỏ, chuối, việt quất, lê còn nguyên vỏ, mận, cam, nho khô, dâu tây.

Đồng thời, bệnh nhân ung thư bị táo bón cần chú ý, không nên ăn các thực phẩm gây đầy hơi như: 

  • Đậu, đậu đũa, Cải Brussels, Su hào, Sữa, Các loại nấm, Dưa leo, Ớt, Dưa chua, Các loại phô mai nặng mùi.
  • Đậu lăng, Bông cải xanh, Cải bắp, Củ cải, Dưa gang, Bia, Trứng, Bắp, Các loại hành, Mù tạt.
  • Trái bơ, Các loại hạt, Sauerkraut (dưa cải), Súp lơ, Cải bó xôi, Táo và nước táo, Cá, Măng tây, Khoai lang, Các thức ăn cay,…
  • Kẹo cao su, các loại nước có gas.

6. Dự phòng táo bón trong ung thư

Để dự phòng táo bón trong ung thư, người bệnh cần:

  • Đảm bảo các chế độ ăn tăng cường chất xơ, uống nhiều nước như gợi ý trên 
  • Tránh stress: Tâm lý ảnh hưởng lớn đến nhu động ruột, ở cả trẻ em và người lớn. Vì vậy, để tránh táo bón, chúng ta cần giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày, đồng thời cần chú ý ngủ đủ giấc (trung bình 8 tiếng/ngày), vì mất ngủ cũng là nguyên nhân gây táo bón. 
  • Thường xuyên vận động nhẹ

Hầu hết các tác dụng phụ như táo bón ở người bệnh ung thư đều có thể kiểm soát, cải thiện được khi bệnh mới bắt đầu. Hy vọng rằng những thông tin, lời khuyên kể trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về tình trạng cũng như cách trị táo bón cho người bị ung thư.

Nếu bạn cần thêm thông tin về bệnh ung bướu, liên hệ với các chuyên gia của chúng tôi qua hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook! Chúc các bạn có một sức khỏe tốt!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.