Sự thật về phương pháp cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư

 1286 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Quá trình hóa trị hoặc xạ trị liệu cao có thể làm phá hủy cả những tế bào gốc tạo máu (tủy xương) khỏe mạnh. Phương pháp cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư là quá trình phục hồi các tế bào này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích liên quan tới phương pháp cấy ghép tế bào gốc.

Cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư
Cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư

1. Cấy ghép tế bào gốc là gì?

Cấy ghép tế bào gốc hay cấy ghép tủy sống là một trong các phương pháp được áp dụng trong điều trị ung thư. Tế bào gốc là tế bào có khả năng phát triển thành các loại tế bào chuyên biệt trong cơ thể con người. Trong đó, tế bào gốc tạo máu rất quan trọng bởi nó có khả năng biệt hóa thành các tế bào máu khác nhau.

Có 3 loại tế bào máu:

  • Tế bào bạch cầu: Tạo ra hàng rào miễn dịch, bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng
  • Tế bào hồng cầu: Có chức năng vận chuyển oxy đi khắp cơ thể
  • Tế bào tiểu cầu: Yếu tố quan trọng của sự đông máu

Hóa trị hoặc xạ trị liều cao có thể dẫn tới tổn thương nghiêm trọng đối với các tế bào gốc tạo máu trong tủy, xương xốp. Cấy ghép tế bào gốc tủy sống giúp khôi phục khả năng tạo máu cũng như các tế bào miễn dịch của cơ thể.

2. Các loại cấy ghép tế bào gốc

Khi thực hiện, các tế bào gốc tạo máu khỏe mạnh sẽ được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm tĩnh mạch. Sau đó, chúng sẽ di chuyển tới tủy xương và thay thế các tế bào tủy xương đã bị phá hủy trong quá trình điều trị. Các tế bào gốc tạo máu được sử dụng trong cấy ghép có thể đến từ tủy xương, máu ngoại vi hoặc dây rốn.

Có 3 cách để cấy ghép là:

  • Cấy ghép tự thân: Tế bào gốc được lấy từ tủy xương hoặc máu ngoại vi của người bệnh
  • Cấy ghép chéo (cấy ghép dị thân – allogeneic): Tế bào gốc từ một người hiến tặng bất kỳ. Có thể cùng huyết thống hoặc không, chỉ cần tương thích với người cần cấy ghép
  • Cấy ghép đồng nguyên: Tế bào gốc được sử dụng lấy từ anh/chị em song sinh của bệnh nhân
Cấy ghép đồng nguyên tế bào gốc được lấy từ anh/chị em song sinh
Cấy ghép đồng nguyên tế bào gốc được lấy từ anh/chị em song sinh

3. Cơ chế hoạt động chống lại ung thư

Thông thường, phương pháp cấy ghép tế bào gốc không có khả năng trực tiếp chống lại ung thư. Thay vào đó, chúng giúp phục hồi khả năng sản xuất tế bào gốc của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong phục hồi sức khỏe của người bệnh hiệu quả.

Đối với một số loại ung thư như bệnh đa u tủy hay một số loại bạch cầu, liệu pháp này lại có tác dụng trực tiếp chống lại ung thư. Khi có cấy ghép trên cơ thể người bệnh, tế bào bạch cầu có trong mảnh ghép sẽ tấn công các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể người bệnh sau điều trị. Đây còn được gọi là hiệu ứng mảnh ghép – khối u (graft versus tumor)

4. Chỉ định của cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư

Liệu pháp được sử dụng trong các trường hợp:

  • Bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu
  • Ung thư hạch (U lympho)
  • Đa u tủy
  • Hội chứng rối loạn tủy xương (MDS)
  • U nguyên bào thần kinh

5. Quy trình cấy ghép tế bào gốc

Quy trình cấy ghép gồm 4 bước, cụ thể:

  • Bước 1: Bệnh nhân được khám, xét nghiệm trước khi cấy ghép. Bác sĩ tiến hành đặt một ống catheter tĩnh mạch trung ương ở ngực người bệnh. Ống này có tác dụng để truyền dịch hoặc lấy máu xét nghiệm dễ dàng hơn
  • Bước 2: Người bệnh được hóa trị hoặc xạ trị liều cao để phá hủy các tế bào ung thư trong tủy xương. Đồng thời ức chế hệ miễn dịch cơ thể, ngăn chúng tấn công tế bào gốc mới sau ghép. Có thể thực hiện nhiều chu kỳ hóa xạ trị trước cấy ghép
Người bệnh được hóa trị hoặc xạ trị liều cao trước cấy ghép
Người bệnh được hóa trị hoặc xạ trị liều cao trước cấy ghép
  • Bước 3: Cũng giống với truyền máu, bác sĩ sẽ đưa tế bào gốc bằng đường tĩnh mạch trung tâm.
  • Bước 4: Người bệnh được theo dõi trong vòng 6 tháng để dự phòng nhiễm trùng và bệnh ghép chống vật chủ. Lúc này hệ miễn dịch chưa ổn định vì thế người bệnh cần được theo dõi sát sao, tránh các bệnh truyền nhiễm

6. Tác dụng không mong muốn

Khi cấy ghép tế bào gốc đồng loài có thể xảy ra một vấn đề nghiêm trọng là bệnh ghép chống lại vật chủ. Hiện tượng này có thể xảy ra khi tế bào bạch cầu từ người hiến tặng (mảnh ghép) nhận diện các tế bào người nhận (vật chủ) là ngoại lai và tấn công chúng.

Hậu quả dẫn tới tổn thương gan, ruột, da và nhiều cơ quan khác. Hiện tượng này có thể xảy ra sau vài tuần cấy ghép hoặc muộn hơn. Nó có thể được điều trị bằng steroid hoặc thuốc ức chế miễn dịch.

Để giảm khả năng mắc bệnh ghép chống lại vật chủ thì các tế bào gốc tạo máu của người hiến tặng phải càng giống tế bào gốc người nhận. Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể cố gắng ngăn chặn nó bằng cách cho người bệnh sử dụng các thuốc ức chế hệ thống miễn dịch.

7. Chi phí cấy ghép tế bào gốc

Đây là một thủ thuật phức tạp, vì thế chi phí điều trị ung thư bằng tế bào gốc rất tốn kém. Hiện nay chi phí cho mỗi lần ghép là khác nhau phụ thuộc nhiều yếu tố như nguồn tế bào gốc, phương pháp ghép, thời gian mọc mảnh ghép, biến chứng,…

Nhìn chung, mức giá cụ thể cho từng phương pháp ghép như sau:

Chi phí cấy ghép tế bào gốc khác nhau tùy từng phương pháp
Chi phí cấy ghép tế bào gốc khác nhau tùy từng phương pháp
  • Ghép tế bào gốc tự thân: Dao động từ 100 – 200 triệu đồng
  • Ghép tế bào gốc đồng loại cùng huyết thống: Tế bào gốc được sử dụng để ghép có nguồn gốc từ máu dây rốn hoặc máu ngoại vi, tủy xương của anh em ruột. Trường hợp này chi phí khoảng 400 – 600 triệu đồng
  • Ghép tế bào gốc được lấy từ máu dây rốn cộng đồng: Từ 600 – 800 triệu đồng
  • Ghép tế bào gốc nửa hòa hợp: Còn được gọi là ghép haplotype – nguồn tế bào gốc từ bố/mẹ hoặc anh chị em ruột nửa hòa hợp), chi phí khoảng 600 – 700 triệu đồng
  • Ghép nửa hòa hợp kết hợp với tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng: Chi phí của phương pháp ghép này từ 1 tỷ – 1,2 tỷ đồng

8. Một số câu hỏi thường gặp

Một số câu hỏi mà người bệnh thắc mắc khi điều trị bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc:

8.1. Thời gian thực hiện ghép tế bào gốc là bao lâu?

Thông thường, quá trình điều trị bằng phương pháp này sẽ mất vài tháng để hoàn thành. Cấy ghép sẽ được thực hiện sau khi bệnh nhân ung thư được điều trị bằng hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả hai. Tế bào gốc được đưa vào cơ thể qua tĩnh mạch, quá trình kéo dài từ 1 đến 5h và sau vài ngày kể từ khi hóa trị, xạ trị.

Sau khi tế bào gốc tới tủy xương, “làm tổ” và sản sinh tế bào máu mới, bệnh nhân sẽ bắt đầu giai đoạn phục hồi. Với cấy ghép tự thân thời gian phục hồi hoàn toàn có thể là vài tháng, cấy ghép đồng loài có thể lâu hơn từ 1 đến 2 năm.

Thời gian thực hiện ghép tế bào gốc
Thời gian thực hiện ghép tế bào gốc

8.2. Theo dõi hiệu quả liệu pháp bằng cách nào?

Để theo dõi tiến trình của các tế bào gốc mới, bác sĩ sẽ kiểm tra công thức máu của bạn thường xuyên. Nếu tế bào được cấy tạo ra tế bào máu thì công thức máu của bạn sẽ tăng lên.

Để việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn, bạn có thể sử dụng thêm sản phẩm Kibou Fucoidan và Kuren Fucoidan. Thành phần chinh Fucoidan đã được chứng minh về hiệu quả hỗ trợ điều trị ung thư, kết hợp với nấm Agaricus hạn chế tác dụng phụ và ngăn ngừa ung thư di căn.

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có cho mình thêm kiến thức về phương pháp cấy ghép tế bào gốc điều trị ung thư. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về u bướu, liên hệ hotline 18006527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Có thể bạn quan tâm:

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.