“Vén màn” sự thật về cây nha đam chữa bệnh ung thư

 2264 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Thời gian gần đây nổi lên nhiều thông tin đồn thổi về tác dụng kỳ diệu của cây nha đam chữa bệnh ung thư. Vậy điều này có đúng không? Có nên sử dụng nha đam trong điều trị ung thư không? Chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm câu trả lời nhé!

Cây Nha đam chữa bệnh ung thư
Cây Nha đam chữa bệnh ung thư

1. Cây Nha đam là gì?

Cây Nha đam còn có tên khác là Lô hội, tên khoa học là Aloe vera, nguồn gốc từ châu Phi, du nhập vào Trung Quốc từ thế kỷ thứ 17. Loại cây này đã được sử dụng để điều trị bệnh trong dân gian từ hàng ngàn năm và chiếm vị trí quan trọng trong y học cổ truyền tại các nước Trung Quốc, Nhận Bản và Ấn Độ.

Bộ phận thường được sử dụng chủ yếu là lá, lá hình mũi mác có kích thước dài, mọng nước và chứa nhiều chất nhầy. Chính điểm này đã tạo ra sự khác biệt của Nha đam so với những thực vật khác, giúp nó chống chọi và thích nghi tốt hơn với thời tiết khô hạn.

Theo Đông y, Nha đam có vị đắng, tính hàn, quy các kinh can, tỳ, vị, đại tràng, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan. Ngoài ra nó mang tới một số tác dụng khác cho cơ thể như:

  • Dưỡng ẩm da mặt
  • Kích thích mọc tóc nhanh
  • Chống viêm, cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể
  • Cải thiện chức năng của đường ruột như trị táo bón,..
  • Tăng cường chức năng gan

2. Người Việt đang dùng cây nha đam chữa bệnh ung thư như thế nào?

Khi nghe tin bản thân hoặc người nhà mắc căn bệnh ung thư – một căn bệnh được xem là “bản án tử”, chắc hẳn ai cũng hoang mang và lo lắng. Với tâm lý, có bệnh thì vái tứ phương, chỉ cần rỉ tai nhau nghe được cách điều trị nào cũng thử. Trong khi nhiều cách chưa được nghiên cứu và chứng minh về hiệu quả, tác dụng phụ.

Không ít loại thảo dược được quảng cáo là “thần dược” trị ung thư, nên mọi người đổ xô nhau đi mua để sử dụng. Có người còn dùng chúng thay thế các loại thuốc chữa bệnh khác, dẫn tới bỏ lỡ thời điểm “vàng’ để điều trị.

Có một câu chuyện của chị Phí Thu Ngân (47 tuổi, Hà Nội), chúng tôi xin được chia sẻ lại như sau:

“Chị Ngân mang trong mình căn bệnh ung thư đại tràng đã 2 năm nay, qua nhiều đợt xạ trị kéo dài, tóc của chị cũng rụng gần hết. Chị cũng từng có suy nghĩ tuyệt vọng, rồi sự chia sẻ của gia đình, bạn bè và niềm yêu cuộc sống đã giúp chị có thêm niềm tin để chiến đấu với bệnh tật.

Một lần chị sau điều trị, chị đang đi về từ khuôn viên của Bệnh viện K, chị gặp một anh hơn chị tầm chục tuổi. Qua cuộc nói chuyện và hỏi han về tình hình bệnh của chị Ngân, người đàn ông ấy tiết lộ về bài thuốc lô hội chữa bệnh ung thư. Người ấy khẳng định chắc nịch: “Bài thuốc này chữa được bệnh ung thư, nhiều người áp dụng và đã cho hiệu quả khả quan”.

Chị Ngân vui mừng vì nghĩ đã tìm được hy vọng, rối rít cảm ơn và về nhà thực hành đúng như bài thuốc đã được hướng dẫn. Sau 1 tháng, chị đi tái khám và nhận được tin bệnh tình của mình tiến triển nặng hơn. Chị gần như sụp đổ, may thay có các bác sĩ động viên và khuyên chị nên quay lại điều trị đúng lộ trình.”

Để tìm hiểu rõ hơn về việc có nên sử dụng cây nha đam chữa bệnh ung thư không, mời bạn theo dõi tiếp phần sau.

3. Có nên sử dụng cây Nha đam chữa bệnh ung thư không?

Để trả lời cho có nên dùng Nha đam trị bệnh ung thư không thì chúng ta cần tìm hiểu về tác dụng cũng như các tác dụng phụ của nó.

3.1. Tác dụng phụ của Nha đam

Uống nước ép Nha đam có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, đau bụng, sưng họng, yếu cơ, thậm chí nặng hơn là mất thị lực. Nếu uống trong thời gian dài có thể gây ra suy thận.

Khi sử dụng nhựa Nha đam, nếu nuốt phải có thể không an toàn, kể cả khi chỉ là một lượng rất nhỏ. Các tác dụng không mong muốn của nhựa Nha đam bao gồm các vấn đề về thận, đau bụng và hạ kali máu.

Cụ thể hơn về các tác dụng phụ của Nha đam:

  • Dị ứng da: Xuất hiện các tác dụng phụ trên da như khô, cứng, các nốt tìm và nứt nẻ, phát ban, kích ứng hoặc đỏ, bỏng da. Đôi khi còn gây ra viêm, mề đay và đỏ mi mắt.
  • Hạ đường huyết: Nha đam có mối liên quan tới tình trạng hạ đường huyết, do đó bệnh nhân tiểu đường cần hết sức thận trọng khi dùng.
  • Độc với gan: Các thành phần hóa học trong Nha đam như C – glycosides, anthraquinone, lectins, anthone,… có thể ảnh hưởng đến quá trình giải độc của gan. Do đó nếu sử dụng Nha đam liều cao dẫn tới tổn thương gan, viêm gan.
  • Suy thận: Những người có vấn đề về thận nên tránh uống Nha đam vì nếu sử dụng thời gian dài dễ dẫn đến vấn đề về thận.
  • Khó chịu dạ dày: Uống nước ép nha đam có thể gây cảm giác khó chịu dạ dày. Đặc biệt là nếu uống nhầm nhựa Nha đam có thể gây co thắt quá mức, đau bụng và đầy bụng
  • Bệnh Crohn và viêm loét đại tràng: Tránh dùng nha đam cho bất cứ bệnh nhân nào gặp các vấn đề về đường ruột vì nó gây kích ứng ruột
  • Bệnh trĩ: Nha đam làm tình trạng bệnh trí thêm tồi tệ hơn.
  • Mất cân bằng điện giải: Khi bạn tiêu thụ một lượng lớn nước ép nha đam có thể gặp tình trạng yếu vận động, tiêu chảy hoặc đau bụng, dẫn tới mất nước và mất cân bằng điện giải
  • Biến chứng gặp phải khi mang thai và cho con bú: Nha đam không an toàn cho bà bầu vì nó có thể kích thích co thắt tử cung, gây ra các biến chứng như sẩy thai hoặc làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh. Phụ nữ cho con bú khi uống nước ép nha đam cũng có thể ảnh hưởng đến em bé.
5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.