Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân sau truyền hóa chất

 1291 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Chăm sóc người thân trước, trong và sau quá trình hóa trị là một nhiệm vụ khó khăn. Việc này sẽ đơn giản hơn nếu bạn biết mình phải làm gì. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân sau truyền hóa chất hiệu quả và giảm thời gian hồi phục.

Chăm sóc bệnh nhân sau truyền hóa chất
Chăm sóc bệnh nhân sau truyền hóa chất

1. Chăm sóc về tinh thần

Người bệnh ung thư thường trải qua nhiều cú sốc kể từ khi chẩn đoán bệnh cho tới khi gặp các tác dụng phụ của hóa trị như rụng hết tóc,… Người nhà nên ở bên cạnh chia sẻ, an ủi và động viên để người bệnh vượt qua những giai đoạn này.

Trong thời gian điều trị bằng truyền hóa chất, người bệnh thường bi quan và lo lắng về tình trạng bệnh của mình. Người thân là những người có nhiều thời gian gần gũi bên cạnh bệnh nhân nhất, cũng là người có tác động lớn nhất tới tinh thần của người bệnh. Người thân phải đóng vai trò tạo động lực, giúp người bệnh vượt qua khó khăn.

2. Cải thiện dinh dưỡng cho người bệnh

Một trong những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân ung thư là tình trạng chán ăn, ăn không ngon, vấn đề về tiêu hóa, dẫn tới suy nhược cơ thể. Cần cải thiện dinh dưỡng với chế độ ăn đa dạng, chia thành nhiều bữa trong ngày.

Người chăm sóc nên lưu ý về chế độ dinh dưỡng và xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất như sau:

  • Bữa ăn đa dạng, bổ sung các thực phẩm cá, tôm, thịt, ngũ cốc, các loại rau xanh, hoa quả. Đặc biệt là nên uống nhiều nước, sữa ít chất béo
  • Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi
  • Chia thực đơn làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, để người bệnh ăn bất cứ lúc nào thấy đói
  • Chế biến món ăn mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa
  • Hạn chế cho người bệnh ăn các thực phẩm như đậu nành, thực phẩm giàu chất béo
  • Không để người bệnh dùng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, đồ uống có gas, thuốc lá.
Không để người bệnh uống rượu bia
Không để người bệnh uống rượu bia

Bài viết liên quan: Truyền hóa chất xong nên ăn gì và kiêng gì?

3. Giúp người bệnh tập luyện tăng cường thể lực

Nhiều bệnh nhân sau hóa trị ngại vận động vì sợ các bài tập này khiến họ mệt mỏi hơn. Theo nghiên cứu, luyện tập phù hợp sẽ giúp tăng cường thể chất và hệ miễn dịch, giúp người bệnh khỏe mạnh hơn.

Một số bài tập nhẹ nhàng phù hợp với người sau hóa trị như tập thở, tập thăng bằng, đi bộ, luyện tập sức bền, kéo dãn cơ. Trong suốt quá trình tập luyện, người thân nên ở bên để đảm bảo an toàn, có thể là tập cùng bệnh nhân.

Trao đổi với bác sĩ về cường độ tập luyện phù hợp và hướng dẫn cụ thể cho người bệnh. Không để bệnh nhân sau hóa trị tập luyện trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân quá mệt mỏi, thiếu máu hoặc thiếu sự phối hợp cơ
  • Người bệnh có tiền sử các bệnh lý thần kinh ở tay hoặc chân do hóa trị như đau hoặc tê tay chân, hội chứng bàn tay bàn chân

4. Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng

Một việc cần hết sức lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau truyền hóa chất là nguy cơ nhiễm trùng. Hóa chất điều trị ung thư gây ảnh hưởng đến tủy xương, làm giảm khả năng tạo bạch cầu của cơ thể người bệnh. Việc này dẫn tới suy giảm sức đề kháng, gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh của bệnh nhân.

Người nhà nên biết và thực hiện các biện pháp chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư như:

  • Giúp người bệnh vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi ngủ
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng
Vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng
  • Cho người bệnh sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, hướng dẫn súc miệng nước muối hoặc dung dịch nước súc miệng không chứa cồn 2 – 3 lần ngay sau khi ăn
  • Không để người bệnh tới những nơi tụ tập đông người hoặc tiếp xúc với người bị cúm, sởi, thủy đậu,…
  • Khi người bệnh bị thương cần rửa sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, dùng thuốc làm lành vết thương.

5. Thực hiện biện pháp an toàn để ngăn lây nhiễm

Trong quá trình chăm sóc bệnh nhân sau truyền hóa chất cần chú trọng việc phơi nhiễm với nồng độ hóa chất thấp trong dịch tiết từ cơ thể người bệnh, nhất là trong vòng 48 – 72 giờ sau hóa trị. Dịch tiết của người bệnh bao gồm phân, nước tiểu, mồ hôi, máu, chất nôn, dịch tiết từ hoạt động tình dục.

Người chăm sóc và bệnh nhân cần lưu ý một số điểm sau đây:

  • Đóng nắp bồn cầu, xả 2 lần sau khi đi vệ sinh
  • Rửa tay bằng xà phòng sau khi dùng nhà vệ sinh
  • Dùng khăn lau 1 lần có chất tẩy rửa để làm sạch những thứ văng từ nhà vệ sinh
  • Khi xử lý dịch cơ thể người bệnh cần sử dụng găng tay, rửa tay sau khi tháo găng
  • Trường hợp người bệnh bị són cần dùng miếng lót hoặc tã dùng 1 lần, đeo găng tay khi xử lý tã, miếng lót
  • Các vật dụng bị dính dịch cơ thể như ga trải giường, khăn, quần áo,… cần giặt riêng

6. Quản lý các tác dụng phụ

Các tác dụng phụ của hóa trị có thể xảy ra sớm hoặc một thời gian dài sau quá trình điều trị. Người chăm sóc cần thường xuyên theo dõi, phát hiện để biết cách quản lý các tác dụng phụ thường gặp, cụ thể:

  • Rụng tóc: Việc này gây mặc cảm, tự ti cho người bệnh, đặc biệt là phụ nữ. Có thể để người bệnh đội tóc giả và cần lưu ý đến chất lượng tóc, thường xuyên vệ sinh đúng cách. Nếu thấy biểu hiện viêm, sẩn, ngứa, báo cho bác sĩ để được điều trị đúng cách
Rụng tóc ở bệnh nhân ung thư
Rụng tóc ở bệnh nhân ung thư
  • Buồn nôn và nôn sau hóa trị: Cho bệnh nhân ăn ít hơn trong một bữa và chia thành những bữa ăn nhỏ, ăn khi cảm thấy đói. Lựa chọn những món ăn đơn giản, dạng lỏng, không chứa nhiều dầu mỡ.
  • Mệt mỏi: Mệt mỏi có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến thói quen hàng ngày của bệnh nhân. Để kiểm soát tác dụng không mong muốn này nên cho người bệnh thực hiện các hoạt động thư giãn như đi bộ, nghe nhạc, đọc sách,…
  • Xuất huyết: Không để các vật nhọn gần người bệnh, nếu bị thương cần sát khuẩn và dùng băng sạch để băng bó. Cho người bệnh dùng bàn chải mềm để tránh chảy máu lợi.

7. Báo cho bác sĩ khi cần thiết

Bạn cần báo cho bác sĩ khi thấy người bệnh xuất hiện các tình trạng như:

  • Các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt cao, ớn lạnh hoặc vã mồ hôi
  • Tiêu chảy thời gian dài không hết hoặc phân lẫn máu
  • Buồn nôn, nôn nặng trong thời gian dài
  • Người bệnh không thể ăn hoặc uống
  • Trên da xuất hiện phát ban hoặc mụn nước
  • Đau bụng
  • Ho càng ngày càng nặng, khó thở, thở gấp cả khi đang nghỉ ngơi

Để hạn chế những vấn đề hoặc tác dụng phụ gặp phải sau hóa trị, cần tăng cường sức đề kháng cho người bệnh bằng các sản phẩm như KIBOU FUCOIDANKUREN FUCOIDAN

Đây là 2 sản phẩm thế hệ mới với sự kết hợp Fucoidan và nấm Agaricus cùng nghệ đen Okinawa, hỗ trợ điều trị ung thư và nâng cao hệ miễn dịch, giảm các tác dụng phụ của quá trình điều trị. Hơn nữa, sau điều trị ung thư có thể sử dụng sản phẩm để ngăn ngừa khối u tái phát và di căn.

Chăm sóc bệnh nhân sau truyền hóa chất hết sức quan trọng và góp phần rất lớn vào quá trình phục hồi của người bệnh. Bài viết trên đã chia sẻ về những cách chăm sóc bệnh nhân sau hóa trị. Nếu bạn còn băn khoăn vấn đề gì về bệnh lý ung bướu, gọi ngay hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook để được tư vấn.

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.