Chăm sóc bệnh nhân xạ trị: Hướng dẫn A – Z và những điều cần lưu ý

 861 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Xạ trị ung thư có thể gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh như rụng tóc, buồn nôn, đau,…Việc chăm sóc bệnh nhân xạ trị vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc từ A – Z trước, trong và sau xạ trị.

Chăm sóc bệnh nhân xạ trị
Chăm sóc bệnh nhân xạ trị

1. Tác dụng phụ do xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia phóng xạ năng lượng cao để tấn công và tiêu diệt tế bào ung thư. Các loại tia được sử dụng như tia X, proton, tia Gamma, các chùm tia điện tử,…

Không chỉ tác động tới các tế bào ung thư, các chùm tia này có thể ảnh hưởng tới tế bào khỏe mạnh trong cơ thể gây ra nhiều tác dụng phụ như:

  • Mệt mỏi, chán ăn
  • Buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa
  • Rụng tóc
  • Viêm da vùng xạ trị, nặng hơn có thể hoại tử ướt, lở loét
  • Viêm niêm mạc thực quản dẫn tới khó nuốt, nuốt đau

Ngoài ra, người bệnh có thể mắc các tác dụng phụ muộn do xạ trị sau nhiều tháng hoặc nhiều năm như hẹp thực quản, xơ phổi, thiếu máu cơ tim cục bộ, thủng, rò thực quản, ung thư thứ phát,…

Xem chi tiết về: Những tác dụng phụ của xạ trị và biện pháp hạn chế

2. Chăm sóc bệnh nhân xạ trị

Việc chăm sóc bệnh nhân xạ trị hết sức quan trọng trong bất kỳ thời gian nào trước, trong và sau quá trình điều trị. 

2.1. Chăm sóc bệnh nhân trước khi tiến hành xạ trị

Trước khi tiến hành xạ trị, người bệnh cần chuẩn bị tốt về mặt tâm lý, luôn giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, hạn chế lo lắng, sợ hãi. Bên cạnh đó, người bệnh cần được tăng cường sức đề kháng bằng cách bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng.

Người bệnh nên ăn những thực phẩm giàu vitamin và thực phẩm chống viêm để hạn chế tối đa viêm nhiễm cục bộ. Thời điểm trước khi tiến hành xạ trị có thể ăn nhẹ trái cây, uống sữa.

Trước xạ trị cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh
Trước xạ trị cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho người bệnh

2.2. Trong quá trình xạ trị

Trong quá trình xạ trị, khi thấy xuất hiện các biểu hiện như kém ăn, đau, xuất huyết,…cần xử lý kịp thời. Bác sĩ sẽ điều chỉnh phương pháp điều trị, liều lượng thuốc và thêm một số thuốc khác cho người bệnh nếu cần.

Lúc này, người chăm sóc bệnh nhân xạ trị phải luôn lưu ý tới người bệnh, giúp cơ thể bệnh nhân hấp thụ đầy đủ nước để giảm các tác dụng phụ, tránh tổn thương cục bộ do xạ trị.

2.3. Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị

Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình hồi phục và hiệu quả sau điều trị. 

Chăm sóc người bệnh bị mệt mỏi

Mệt mỏi có thể xuất hiện ở người bệnh ung thư kéo dài trong nhiều tuần thậm chí là nhiều tháng. Để giảm thiểu mệt mỏi, người chăm sóc cần lưu ý những điều sau:

  • Để người bệnh nghỉ ngơi nhiều hơn, ngủ đủ giấc, ít nhất là 8 tiếng mỗi đêm.
  • Giúp người bệnh thực hiện các bài tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày như đi bộ, động tác vươn vai. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về bài tập phù hợp với tình hình sức khỏe.

Chăm sóc da khi xạ trị

Trong và sau xạ trị, hầu hết mọi người đều gặp các phản ứng ở da với nhiều mức độ từ đỏ nhẹ, đến phồng rộp, bong tróc, lở loét. Khi xảy ra những vấn đề này, người chăm sóc cần lưu ý một số lời khuyên sau:

Rửa vùng da tổn thương bằng xà phòng
Rửa vùng da tổn thương bằng xà phòng
  • Rửa nhẹ vùng da tổn thương bằng xà phòng đơn giản, lau khô bằng khăn mềm. Lưu ý không dùng xà phòng thơm vì có thể làm phản ứng tồi tệ hơn
  • Khi rửa vết thương cần dùng nước ấm, không chà xát hay làm trầy xước da
  • Không để tổn thương tiếp xúc với nhiệt độ quá khắc nghiệt như túi nước đá, chai nước nóng,…

Chăm sóc người bị đau họng, khó nuốt sau xạ trị

Để quản lý vấn đề đau họng, khó nuốt sau xạ trị, người chăm sóc nên cho bệnh nhân ăn những thực phẩm mềm, lỏng, tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Hơn nữa cần tuyệt đối hạn chế thức ăn cay, mặn, nhiều chất béo và nhiều gia vị, rượu bia. 

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày thành nhiều lần với mỗi lần ăn ít hơn giúp người bệnh thuận tiện hơn. Có thể ăn bất kỳ khi nào thấy đói dù không phải là bữa ăn.

Người bệnh bị buồn nôn, nôn sau xạ trị

Xạ trị có thể gây ra tình trạng buồn nôn, nôn, để ngăn ngừa cảm giác này, người thân nên cho bệnh nhân ăn những thức ăn, đồ uống nhạt, dễ tiêu hóa. Không để người bệnh ăn những thực phẩm gây khó chịu cho dạ dày.

Để giảm buồn nôn, trước mỗi đợt xạ trị có thể để người bệnh thư giãn bằng cách đọc sách, nghe nhạc,…

Chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị bị ho, đau ngực

Tình trạng ho giảm khi bạn cho người bệnh uống thuốc ho, thông thường cơn ho sẽ hết khi quá trình điều trị kết thúc. Trường hợp bị ho kéo dài, đờm đổi màu hoặc kèm theo sốt thì bạn cần báo với bác sĩ vì đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng. Lúc này, bác sĩ sẽ hướng dẫn một số cách chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư.

Báo với bác sĩ nếu bệnh nhân sau xạ trị bị ho, đau ngực kéo dài
Báo với bác sĩ nếu bệnh nhân sau xạ trị bị ho, đau ngực kéo dài

Một số bệnh nhân sau xạ trị bị đau ngực, thường bắt đầu trong vài tuần sau điều trị và tự khỏi. Người thân nên lưu ý báo với bác sĩ đề phòng cơn đau ngực là do nguyên nhân khác.

Chăm sóc tinh thần cho người bệnh sau xạ trị

Sau xạ trị tinh thần của người bệnh là yếu tố quan trọng để rút ngắn thời gian hồi phục, gia đình, người thân, bạn bè nên giúp người bệnh thoải mái, khi hỏi thăm không quá chú trọng vào bệnh tật.

Những người bên cạnh phải luôn cho bệnh nhân thấy hy vọng về tương lai phía trước. Một số bệnh nhân sau xạ trị có thể kéo dài cuộc sống rất lâu từ 5 năm, 10 năm, 20 năm,…

Khuyến khích người bệnh nếu cảm thấy khỏe, có thể tham gia các hoạt động xã hội để thấy cuộc sống vui và ý nghĩa hơn.

3. Lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân xạ trị

Người bệnh sau xạ trị ung thư cần được theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng. Khi chăm sóc bệnh nhân xạ trị nếu thấy xuất hiện các biểu sau sau cần thông báo ngay cho bác sĩ:

  • Đau không giảm, đặc biệt là đau tập trung ở 1 vị trí
  • Xuất hiện khối u bất thường trên cơ thể
  • Sốt cao liên tục
  • Buồn nôn, nôn liên tục không giảm khi dùng thuốc
  • Chảy máu hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân
  • Ho, khàn giọng không biến mất
  • Xuất hiện máu trong phân hoặc phân đen
Người nhà cần báo cho bác sĩ khi thấy xuất hiện máu trong phân bệnh nhân
Người nhà cần báo cho bác sĩ khi thấy xuất hiện máu trong phân bệnh nhân

Bệnh nhân xạ trị cần được tăng cường sức đề kháng để giảm các tác dụng phụ, KIBOU FUCOIDANKUREN FUCOIDAN với thành Fucoidan cùng nấm Agaricus có tác dụng nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng. Nhờ đó mà người bệnh hạn chế được các tác dụng không mong muốn, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

Hơn nữa, Fucoidan kết hợp với nấm Agaricus có mặt trong sản phẩm này còn hỗ trợ điều trị ung thư, tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ngừa hình thành mạch máu mới quanh khối u hạn chế di căn.

Để biết thêm thông tin liên quan tới bệnh ung bướu và các sản phẩm hỗ trợ điều trị, bạn có thể liên hệ hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Có thể bạn quan tâm:

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.