Toàn tập về chăm sóc da trước, trong và sau xạ trị ung thư

 914 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Tổn thương da sau xạ trị là một trong những tác dụng phụ thường gặp của bệnh nhân ung thư. Thông thường sau khi xạ trị bệnh nhân sẽ bị kích ứng da, da khô, phát ban hoặc nghiêm trọng nhất là viêm loét da. Và để chăm sóc da khi xạ trị, cải thiện tình trạng da tổn thương trước, trong và sau xạ trị, mời bạn tham khảo ngay nội dung bài viết sau đây!

Chăm sóc da khi xạ trị
Chăm sóc da khi xạ trị

1. Những tác dụng phụ trên da khi xạ trị

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị ung thư phổ biến hiện nay. Tổn thương trên da là tác dụng của xạ trị gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh.

Tùy từng cơ địa mỗi người mà tình trạng tổn thương sẽ khác nhau, thông thường các tình trạng tổn thương da phổ biến là: 

  • Kích ứng da: Gây ra mụn, đỏ, ngứa và nổi mụn sau khi xạ trị.
  • Da khô và ngứa: thường gặp ở bệnh nhân ung thư bạch cầu, ung thư hạch, đa u tủy và các bệnh nhân ung thư máu.
  • Phát ban có thể là tác dụng phụ của hóa trị, liệu pháp nhắm mục đích, liệu pháp miễn dịch, xạ trị hoặc ghép tế bào gốc. Người bị phát ban sau xạ trị cũng có thể trông giống như người bị nổi mụn hoặc bị sởi.
  • Viêm da, loét da: Đối với một số loại ung thư vùng đầu cổ (ung thư vòm họng, ung thư hạ hầu di căn…) xạ trị có thể gây viêm loét da ở người bệnh do liều bức xạ lớn, gây phá vỡ các tế bào biểu bì da.

Xem thêm về: Xử trí chứng khô miệng, mất vị giác, hoại tử xương hàm sau xạ trị

2. Chăm sóc da sau xạ trị

Sau xạ trị, vùng da không những bị tổn thương mà còn rất non nớt, để cải thiện tái tạo tế bào da, làm lành vết thương da sau xạ trị bệnh nhân nên tham khảo một số lời khuyên sau: 

2.1. Giữ vệ sinh cho làn da

Việc giữ sạch làn da sau xạ trị là rất quan trọng vì nó có thể giúp ngăn ngừa việc phát sinh các tác dụng phụ hoặc viêm nhiễm. Nếu da không được giữ sạch, vi khuẩn và bụi bẩn có thể làm tổn thương thêm vùng da đã sẵn tổn thương sau xạ trị. 

Giữ vệ sinh cho da
Giữ vệ sinh cho da

Bên cạnh đó, bạn cũng nên để da tránh tiếp xúc với môi trường độc hại và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ để giữ vệ sinh cho làn da.

2.2. Dưỡng ẩm da

Xạ trị có thể làm cho da trở nên khô và ráp. Việc dưỡng ẩm da sau xạ trị là rất quan trọng bởi vì nó giúp cung cấp đủ độ ẩm cho làn da, giúp giảm các tình trạng như khô, nứt, ngứa và giúp làn da trở nên mềm mại, chắc khoẻ hơn. 

Bạn có thể sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm hoặc tinh chất để bổ sung độ ẩm cho làn da. Hãy chọn sản phẩm phù hợp với loại da của bạn và sử dụng chúng theo các hướng dẫn trên sản phẩm.

2.3. Tránh các kích ứng trên da

Tránh tình trạng gây tổn thương thêm cho da sau xạ trị, người bệnh cần lưu ý tránh các kích ứng trên da với các lời khuyên sau: 

  • Mặc áo sơ mi rộng rãi, tốt nhất là lựa chọn quần áo chất vải cotton.
  • Sử dụng nước ấm thay vì nước nóng khi tắm.
  • Cố gắng không để nước bắn trực tiếp lên ngực và vùng xạ trị.
  • Tránh xà phòng bánh; thay vào đó, hãy sử dụng xà phòng có thành phần thiên nhiên, lành tính chứa nhiều chất dưỡng ẩm.
  • Tránh tiếp xúc da kề da để tránh mẩn đỏ và kích ứng da. 

Nếu da bị kích ứng, bạn cần xử trí theo những cách sau: 

  • Khi bắt đầu điều trị, trước khi gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy dưỡng ẩm cho da bằng thuốc mỡ như A&D, Eucerin, Aquaphor, Biafine hoặc Radicare và sử dụng hàng ngày. 
Dưỡng ẩm bằng thuốc mỡ hàng ngày
Dưỡng ẩm bằng thuốc mỡ hàng ngày
  • Nếu da bị hồng nhẹ, ngứa và rát, hãy sử dụng sản phẩm lô hội hoặc thử dùng kem hydrocortisone 1% (không kê đơn, tốt nhất nên mua sau khi hỏi ý kiến ​​bác sĩ) rồi thoa một lớp kem mỏng lên vùng bị ảnh hưởng 3 lần một ngày.
  • Khi làn da bị đỏ, ngứa, đau và rát mà sử dụng các loại kem thường không có tác dụng thì hỏi bác sĩ xem bạn có thể sử dụng loại kem steroid theo toa mạnh hơn không. Ví dụ, kem có chứa 2,5% hydrocortison và betamethasone.
  • Nếu da trở nên khô và thô ráp trong quá trình điều trị, hãy dưỡng ẩm cho da và nhẹ nhàng làm sạch da.
  • Nếu da bị phồng rộp, hãy để nguyên như vậy vì lớp “bong bóng” trên da sẽ giúp giữ cho vùng da non sạch. Nếu vết phồng rộp vỡ ra, vùng da tiếp xúc có thể gây đau và tiết dịch. Giữ cho vùng da bị tổn thương đó khô ráo và chỉ rửa bằng nước ấm. Sau khi khô, nên sử dụng miếng lót Xeroform (có chứa petroleum jelly) hoặc chất kích thích da. Để giảm bớt sự khó chịu do phồng rộp hoặc bong tróc, hãy dùng thuốc giảm đau thông thường hoặc yêu cầu bác sĩ kê đơn.

2.4. Thông báo cho bác sĩ khi cần thiết

Với tình trạng da bị tổn thương nặng, chữa trị nhưng không thuyên giảm, bạn nên thông báo cho bác sĩ khi cần thiết. 

Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán, điều trị và chỉ định cách chữa trị. Tránh việc dùng thuốc bừa bãi khiến tình trạng da không những không giảm nhẹ mà còn nặng hơn, thậm chí ảnh hưởng đến quá trình điều trị ung thư. 

Thông báo cho bác sĩ khi tổn thương nặng, không thuyên giảm

3. Có nên để da tiếp xúc với ánh nắng khi xạ trị không?

Trong và sau khi xạ trị, nếu tiếp xúc với ánh nắng quá nhiều có thể gây kích ứng hoặc làm tăng rối loạn về màu sắc của làn da. Vì vậy, người bệnh cần tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thời điểm trong và sau khi xạ trị. Nếu bạn phải ra ngoài, hãy sử dụng kem chống nắng và mặc quần áo dày để bảo vệ làn da.

Lời khuyên về cách bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời:

  • Sử dụng kem chống nắng chỉ số SPF 30 hoặc hơn cho vùng da đã xạ trị
  • Thoa kem chống nắng trước 30 phút trước khi tới nơi có ánh nắng mặt trời. 
  • Thoa lại kem chống nắng sau 4 giờ cũng như sau khi ra khỏi mặt nước. 

Trên đây là tổng hợp các cách chăm sóc da sau xạ trị. Hy vọng rằng với những nội dung trên sẽ giúp người bệnh ung thư hiểu hơn về cách chăm sóc da khi bị tổn thương xạ trị. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào và muốn được tư vấn kỹ hơn về tình trạng da, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 6527 để được bác sĩ tư vấn tận tình. 

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.