Hướng dẫn chi tiết cách chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

 890 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Người bệnh ung thư có hệ thống miễn dịch suy giảm do đó có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn bình thường. Làm thế nào để chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn về những thông tin liên quan tới nhiễm trùng trong ung thư.

Chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư
Chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

1. Hiện tượng nhiễm trùng là gì?

Nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn là sự tăng sinh của vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng trong cơ thể, gây ra các phản ứng tế bào, tổ chức hoặc phản ứng toàn thân. Thông thường trên lâm sàng thường có biểu hiện là hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc.

Nhiễm trùng là một trong số các biến chứng thường gặp ở các bệnh nhân ung thư. Trong một số trường hợp bệnh nhiễm trùng có thể lân lan ra các bộ phận khác của cơ thể. Nếu tình trạng này không được phát hiện sớm thì có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh

2. Nguyên nhân gây nhiễm trùng ở người bệnh ung thư

Thông thường, hệ miễn dịch là “hàng rào” bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là virus, vi khuẩn gây nhiễm trùng. Hệ miễn dịch ở bệnh nhân ung thư thường suy yếu hơn người bình thường, vì thế có nguy cơ cao gặp tình trạng nhiễm trùng. 

Các loại vi trùng phổ biến gây ra tình trạng nhiễm trùng bao gồm virus, vi khuẩn, nấm và động vật nguyên sinh. Thực tế, một số loại ung thư cũng có thể làm tăng khả năng nhiễm trùng. 

Đối với hầu hết người bệnh ung thư, nguy cơ bị nhiễm trùng cao nhất cao nhất chỉ tồn tại trong khoảng thời gian nhất định. Và nguy cơ này khác nhau ở mỗi bệnh nhân, phụ thuộc vào loại ung thư mắc phải và phương pháp điều trị bạn thực hiện.

Tình trạng nhiễm trùng ở người mắc ung thư hoặc đang điều trị ung thư có thể đặc biệt nghiêm trọng hơn người bình thường. Đồng thời, nhiễm trùng làm bệnh tiến triển và khó điều trị hơn. 

Tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư nặng hơn bình thường
Tình trạng nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư nặng hơn bình thường

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

 Các yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư như:

  • Suy giảm bạch cầu trung tính: Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, tấn công các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Một số phương pháp điều trị như xạ trị, hóa trị, cấy ghép tế bào gốc,… có thể dẫn tới tình trạng suy giảm bạch cầu trung tính, cơ thể không còn đủ khả năng chống lại nhiễm trùng.
  • Một số loại ung thư: Các loại ung thư có ảnh hưởng đến tủy xương hoặc di căn xương có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Các loại thuốc sử dụng: Ví dụ như thuốc chứa steroid có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Một số bệnh mãn tính: Một số bệnh mãn tính ảnh hưởng đến hệ miễn dịch như tiểu đường, bệnh tự miễn dịch hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD),…
  • Các yếu tố khác: Dinh dưỡng kém, căng thẳng hoặc thiếu ngủ cũng tác động tới nguy cơ nhiễm trùng.

4. Bộ phận dễ bị nhiễm trùng

Một số vị trí thường bị nhiễm trùng ở người mắc ung thư, bao gồm:

  • Da và niêm mạc: Bên trong miệng, ruột và âm đạo
  • Hệ tiêu hóa: Miệng, thực quản, ruột và dạ dày
  • Hệ tiết niệu: Thận và bàng quang
  • Hệ thần kinh: Não và tủy sống
  • Phổi và đường thở: Cổ họng và xoang
  • Các mô xung quanh ống thông tĩnh mạch trung tâm (CVC)

5. Triệu chứng nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

Dấu hiệu nhiễm trùng ở người bệnh ung thư bao gồm:

  • Sốt cao
  • Ớn lạnh
  • Đổ mồ hôi
Triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi
Triệu chứng sốt cao, ớn lạnh, đổ mồ hôi
  • Đau họng, nghẹt mũi
  • Ho hoặc khó thở
  • Bên dưới lưỡi và trong miệng xuất hiện vết loét hoặc lớp phủ màu trắng
  • Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu, nước tiểu sẫm màu hoặc có lẫn máu
  • Đau hoặc căng ở bụng và dạ dày
  • Đau xoang, tai hoặc đầu
  • Đỏ, nóng, sưng tấy hoặc chảy dịch ở vị trí chấn thương hoặc bất kỳ vùng da nào

Sốt là dấu hiệu nhiễm trùng đầu tiên và dễ nhận biết ở người bị ung thư. Một số trường hợp như người bệnh bị suy giảm bạch cầu, có thể chỉ bị sốt mà không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào khác của nhiễm trùng. Khi bị sốt người bệnh cần được kiểm tra thân nhiệt thường xuyên và có cách hạ sốt cho người ung thư. Lưu ý không tùy tiện sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ

6. Cách điều trị nhiễm trùng

Khi phát hiện các triệu chứng nhiễm trùng, bạn cần tới gặp bác sĩ để được điều trị và tư vấn các cách chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư. Đầu tiên bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân nhiễm trùng và các thuốc điều trị thích hợp.

6.1. Xét nghiệm xác định nguyên nhân nhiễm trùng

Đây là bước quan trọng trong quá trình kiểm soát nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư. Hầu hết các loại vi khuẩn đều lợi dụng khi hệ miễn dịch cơ thể suy yếu để tấn công và gây bệnh. Xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh giúp bác sĩ đưa ra lựa chọn điều trị, cũng như cách chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư hiệu quả.

Xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh
Xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh

Một số loại xét nghiệm thường được bác sĩ chỉ định để tìm ra virus hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng như:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm kháng nguyên virus
  • Xét nghiệm nhuộm gram
  • Xét nghiệm vi nấm nuôi cấy định danh

6.2. Thuốc sử dụng trong điều trị nhiễm trùng

Sau xét nghiệm chẩn đoán và xác định tác nhân, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc hoạt động hiệu quả nhất trong điều trị nhiễm trùng ở từng bệnh nhân.

  • Thuốc chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư: các thuốc kháng sinh, chống nấm, chống virus và chống động vật nguyên sinh được sử dụng tùy vào yếu tố gây nhiễm trùng. Kháng sinh dự phòng được chỉ định khi người bệnh có nguy cơ nhiễm trùng rất cao.
  • Thuốc CSFs: Đây là thuốc có chứa các yếu tố kích thích phát triển đơn dòng. Những yếu tố này sẽ kích thích tủy xương sản xuất nhiều tế bào bạch cầu hơn, do đó giúp cơ thể chống nguy cơ nhiễm trùng. Thông thường, một số loại thuốc CSFs dạng tiêm nhân tạo được sử dụng cho bệnh nhân vừa trải qua quá trình hóa trị.

7. Biện pháp chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư

Người bệnh và gia đình nên lưu ý những điều sau đây để chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, ho, hắt hơi và sau khi chạm vào động vật, đổ rác, nhặt rác,…
  • Vệ sinh sạch sẽ các bề mặt tiếp xúc như tay nắm cửa, bàn phím,…
  • Không tụ tập hoặc tới những nơi đông người, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài
Bệnh nhân ung thư không nên đeo khẩu trang khi ra ngoài
Bệnh nhân ung thư không nên đeo khẩu trang khi ra ngoài
  • Tránh tiếp xúc với người bị sốt, cúm hoặc đang mắc tình trạng nhiễm trùng khác. Tiêm phòng vacxin cúm cho bản thân và gia đình, bệnh nhân ung thư không nên dùng vacxin cúm dạng xịt mũi
  • Tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, vệ sinh răng miệng thường xuyên
  • Sát trùng vết thương để tránh nhiễm trùng, che vùng bị thương bằng băng gạc sạch
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng. Chú ý uống nhiều nước là một cách trị táo bón cho người bị ung thư
  • Ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn để tăng sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ về liều lượng, thời gian uống,…

Để chống nhiễm trùng, người bệnh ung thư có thể nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ thống miễn dịch bằng các thực phẩm hỗ trợ như KIBOU FUCOIDANKUREN FUCOIDAN. Với thành phần Fucoidan kết hợp cùng nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa, hai sản phẩm này không chỉ hỗ trợ điều trị, giảm tác dụng phụ mà còn nâng cao sức đề kháng cho người bệnh.

Nhiễm trùng là một trong những tác dụng phụ thường gặp và nguy hiểm với người mắc ung thư. Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin liên quan và cách chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư. Nếu bạn cần biết thêm thông tin liên quan tới bệnh lý ung bướu, liên hệ hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Có thể bạn quan tâm:

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.