Hướng dẫn cách chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị
Tế bào bạch cầu đóng vai trò miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi sinh vật gây bệnh. Hóa trị có thể dẫn tới hậu quả là suy giảm bạch cầu, dẫn tới dễ nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư. Đọc bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này và cách chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị.
Xem nhanh
1. Bạch cầu là gì? Dấu hiệu giảm bạch cầu
Bạch cầu là một loại tế bào máu trong cơ thể, thành phần chính của hệ miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Các xét nghiệm cho thấy có 5 loại bạch cầu là bạch cầu trung tính, ưa kiềm, ưa acid, bạch cầu lympho và bạch cầu đơn nhân.
Những bạch cầu này đóng vai trò như các “chiến binh” trong máu hoặc “chốt chặn” ở các cửa ngõ tiếp xúc giữa cơ thể và môi trường bên ngoài như đường tiêu hóa, đường hô hấp,…
Hiện tượng giảm bạch cầu là khi số lượng bạch cầu trong máu giảm so với bình thường. Hiện tượng này thường gặp trong hóa trị liệu và dẫn tới nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư.
Người bệnh bị suy giảm bạch cầu có các dấu hiệu như mệt mỏi, cũng có trường hợp không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu nào. Chỉ khi bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ hoặc gặp tình trạng nhiễm trùng mới phát hiện. Vì thế, người bệnh nên đi khám sức khỏe thường xuyên và tiến hành xét nghiệm máu để đánh giá tình trạng cơ thể.
Nếu xuất hiện các dấu hiệu sau thì nên tới cơ sở y tế ngay:
- Sốt cao trên 38 độ C
- Các dấu hiệu nhiễm trùng
- Cảm giác rét run, ớn lạnh
2. Nguyên nhân bạch cầu giảm sau hóa trị
Bạch cầu bị giảm do hóa trị có thể do các loại thuốc sử dụng tiêu diệt tế bào ung thư và cả các tế bào khỏe mạnh, trong đó có cả các tế bào bạch cầu. Một số trường hợp, hóa chất sử dụng tác động và làm tổn thương tới tế bào tủy xương. Tế bào này bị tổn thương làm giảm khả năng sản sinh tế bào máu, trong đó có bạch cầu.
Thông thường, sau 7 – 12 ngày sau hóa trị, người bệnh sẽ bắt đầu giảm bạch cầu trung tính. Thời gian này cũng có thể thay đổi tùy theo liều thuốc hóa trị và thể trạng của từng bệnh nhân. Những người có nguy cơ giảm bạch cầu:
- Người già trên 70 tuổi
- Người mắc bệnh lý suy giảm miễn dịch như bệnh nhân ghép tạng, HIV/AIDS,…
Bài viết liên quan: 11 tác dụng phụ của hóa trị ung thư và bí kíp quản lý
3. Hậu quả của suy giảm bạch cầu ở bệnh nhân ung thư
Các tế bào bạch cầu tạo thành “hàng rào” bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Khi chúng bị suy giảm, sức đề kháng của cơ thể cũng bị suy giảm, cơ thể trở nên yếu ớt và không đủ khả năng chống đỡ với sự tấn công của vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng.
Điều này dẫn tới các tác nhân này xâm nhập, gây ra tình trạng nhiễm trùng cấp tính và những biến chứng nặng nề. Nếu không được điều trị kịp thời, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng của bạn.
Khi bị giảm bạch cầu sau hóa trị, bạn có thể không thấy biểu hiện gì cho tới khi xảy ra nhiễm trùng, hoặc biến chứng như:
- Sưng, đỏ, đỏ, đau, viêm, chảy mủ tại vị trí vết thương, vết mổ, vết xây xát,…
- Nhiễm trùng hô hấp với triệu chứng ho, khó thở, tức ngực,…
- Nhiễm trùng tiết niệu như tiểu buốt, tiểu rắt, nhiều lần, nước tiểu đục,…
- Rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, tiêu chảy,…
4. Cần làm gì để chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị?
Để chủ động phát hiện và chống tụt bạch cầu trong quá trình hóa trị, bác sĩ, bệnh nhân và người nhà nên lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Bác sĩ tiến hành xét nghiệm công thức máu để kiểm tra số lượng bạch cầu trong máu thường xuyên. Dựa trên sự thay đổi số lượng bạch cầu để quyết định việc điều trị tiếp theo
- Bệnh nhân nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để diệt khuẩn
- Hạn chế tới chỗ đông người, tránh tiếp xúc với người mắc bệnh lây nhiễm như viêm phổi, lao, cảm cúm
- Không thực hiện các thủ thuật hay tiểu phẫu khi không thực sự cần thiết nếu bạn đang bị giảm bạch cầu
- Xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng giúp tủy xương nhanh chóng hồi phục và tăng cường đề kháng cho cơ thể
- Chỉ ăn những thức ăn đã được nấu chín, không ăn thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao như lòng, tiết canh, rau sống,…
- Lo lắng, căng thẳng sẽ làm nặng thêm tình trạng giảm bạch cầu, vì thế bệnh nhân nên nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về sử dụng các thuốc kháng sinh, thuốc kích thích sản xuất bạch cầu dự phòng
5. Các thực phẩm nên ăn khi bị giảm bạch cầu sau hóa trị
Chế độ ăn uống thích hợp có thể giúp tăng bạch cầu trong máu một cách tự nhiên và hiệu quả. Vậy ăn gì để tăng bạch cầu cho bệnh nhân ung thư đang hóa trị? Dưới đây là một số thực phẩm cần bổ sung:
- Trà xanh: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp hệ miễn dịch chống lại các mầm bệnh, kích thích cơ thể sản sinh nhiều bạch cầu hơn
- Vitamin C: Tăng sức đề kháng, củng cố hệ miễn dịch và tăng các kháng thể chống lại virus xâm nhập gây bệnh
- Sữa chua: Có chứa lợi khuẩn giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, cải thiện và tăng số lượng tế bào bạch cầu
- Tỏi: Tăng số lượng cũng như giúp tăng khả năng tế bào bạch cầu chống lại mầm bệnh gây hại
- Thực phẩm giàu protein: Các thực phẩm giàu protein như thịt, trứng, cá, các loại hạt,…giúp cơ thể có thêm năng lượng để tổng hợp tế bào bạch cầu mới, nhờ đó làm tăng số lượng.
- Hoa quả và rau: Rau quả giàu vitamin, khoáng chất rất tốt cho việc tăng cường hệ miễn dịch, đặc biệt là ở người bệnh có sức khỏe kém, số lượng bạch cầu thấp
- ….
Một số lưu ý trong chế độ ăn cho người bị suy giảm bạch cầu sau hóa trị:
- Bệnh nhân ung thư máu cần đảm bảo lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể như protein chiếm 20%, đường bột 65 – 70%, chất béo nguồn gốc thực vật 15 – 20%
- Nên lựa chọn món ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
- Nếu người bệnh bị suy thận thì cần xây dựng chế độ ăn trên mức độ suy thận mắc phải, cân bằng muối, nước.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn