Đau ở bệnh nhân ung thư: Nguyên nhân, cách quản lý và điều trị
Đau ở bệnh nhân ung thư, thường gặp là đau đầu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Điều này còn có thể dẫn tới suy kiệt cả về thể chất, tinh thần và cả hiệu quả điều trị. Vậy để biết cách kiểm soát cơn đau tốt hơn cùng hiểu rõ hơn về cơ chế đau do ung thư qua bài viết dưới đây!
Xem nhanh
1. Đau ung thư là gì? Đau đầu có phải bị ung thư không?
Đau ung thư là những cơn đau cấp tính hoặc kéo dài trong một thời gian do sự chèn ép của khối u hoặc do tế bào ung thư di căn sang bộ phận khác. Cùng với đó, quá trình chẩn đoán, điều trị hay những thay đổi của cơ thể do mất cân bằng nội tiết tố và đáp ứng miễn dịch cũng là nguyên nhân gây ra những cơn đau đớn này.
Giai đoạn đầu có thể bệnh nhân chưa cảm thấy đau, khi bệnh tiến vào giai đoạn muộn thì có tới 70% bệnh nhân gặp đau đớn. Với người bệnh ung thư giai đoạn cuối, tỷ lệ này lên tới 90%, mức độ đau đớn tỷ lệ thuận với tiên lượng bệnh.
Cơn đau có thể xuất hiện liên tục, đôi khi cường độ đau tăng đột ngột, người bệnh cảm thấy đau nhói. Cũng có khi chúng chỉ chớp nhoáng và có thể sử dụng thuốc giảm đau tác dụng tức thời để khống chế. Nếu không được điều trị, cơn đau có thể làm cho các khía cạnh khác của bệnh ung thư trở nghiêm trọng hơn rất nhiều.
2. Nguyên nhân gây đau ở bệnh nhân ung thư
Đau ở bệnh nhân ung thư có thể do nguyên nhân từ khối u, quá trình điều trị hoặc cả các nguyên nhân không liên quan đến ung thư.
- Đau do khối u: Tế bào ung thư tấn công vào các tổ chức mô gây viêm, nhiễm trùng, làm bệnh nhân đau đớn. Khối u cũng đè ép vào tĩnh mạch gây hiện tượng sưng đau ở bắp chân. Hơn nữa, khối u còn xâm lấn, đè ép gây tổn thương các thành phần của hệ thần kinh như não, tủy sống, dây thần kinh hay các hạch
- Đau do quá trình điều trị: Các phương pháp điều trị mang lại hiệu quả và cũng có thể kèm theo đau đớn cho bệnh nhân
- Phẫu thuật: Hầu hết mọi người sau phẫu thuật đều trải qua đau đớn. Có nhiều trường hợp sự đau đớn của bệnh nhân ung thư kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm do dây thần kinh bị tổn thương vĩnh viễn hoặc do mô sẹo phát triển.
- Xạ trị: Đau xuất hiện sau xạ trị và có thể tự biến mất. Nó cũng có thể phát triển tới bộ phận khác trên cơ thể như ngực, vú hoặc tủy sống sau vài tháng hoặc nhiều năm từ lúc kết thúc xạ trị
- Hóa trị: Hóa trị có thể gây tê và đau ở đầu ngón tay hay ngón chân, còn được gọi là bệnh thần kinh ngoại biên
- Nguyên nhân khác: Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng đau do các nguyên nhân khác như đau nửa đầu, viêm khớp hoặc đau thắt lưng mãn tính.
Tin liên quan:
- Chi tiết về hội chứng bàn chân bàn tay sau hóa xạ trị ung thư
- Hướng dẫn kiểm soát rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân ung thư
3. Phân loại đau trong ung thư
Phân loại hội chứng đau ở bệnh nhân ung thư thành 3 loại là đau nội tạng, đau thực thể và đau do căn nguyên thần kinh
Đau thực thể
Khối u phát triển gây chèn ép, xâm lấn tới các tổ chức tại vị trí nó xuất hiện hoặc xung quanh, kích thích các thụ cảm thể áp lực gây ra đau đớn. Kết hợp với đó, khối u còn chén ép tới tuần hoàn tại chỗ và phản ứng viêm, kích thích liên tục tới cơ quan thụ cảm gây đau.
Cơn đau thực thể có thể xuất hiện từng đợt, cấp tính hoặc mãn tính. Cường độ đau khác nhau ở mỗi đợt và thường tăng lên khi vận động.
Đau nội tạng
Khi các cơ quan nội tạng bị tổn thương nặng do ung thư, chúng thường gây biểu hiện đau do những cơ quan này không có cảm thụ đau. Chỉ khi tế bào ung thư tổn thương tới cấu trúc ống hoặc tổ chức lân cận của cơ quan đó mới gây đau.
Những cơn đau này thường lan tỏa theo thần kinh thực vật vì thế khó xác định nguồn gốc hay vị trí cơ quan bị tổn thương. Đau nội tạng có thể do các nguyên nhân như bế tắc, nồng độ acid tăng do thiếu oxy, phản ứng viêm,…
Đau do căn nguyên thần kinh
Các khối u từ não gây chèn ép và gây đau đớn ở hệ thần kinh trung ương. Đối với hệ thần kinh ngoại vi, cơn đau xuất hiện nguyên nhân do khối u chèn ép hoặc do tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
Đặc điểm của các cơn đau thần kinh là đột ngột, cảm giác nhói buốt như bị đâm. Đau ở hệ thần kinh ngoại biên cũng là nguyên nhân hình thành vùng nhạy cảm và duy trì hiệu ứng đau từ hệ thần kinh trung ương.
4. Đặc điểm đau đầu ở bệnh nhân ung thư
Tình trạng đau đầu ở bệnh nhân ung thư có một số đặc điểm khác biệt so với những cơn đau đầu khác như:
- Tác nhân: Tác nhân gây đau đầu ở bệnh nhân ung thư là do khối u hoặc các phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị.
- Độ dài: Đau đầu do ung thư có thể kéo dài vài phút, cũng có thể hàng giờ, thậm chí là nhiều ngày.
- Điểm đau: Điểm đau là vị trí mà người bệnh cảm thấy đau, phổ biến là các vị trí như phía trên mắt, phía sau cổ, trước trán hay thái dương, một bên nửa đầu.
- Cường độ: Cường độ của cơn đau đầu ở bệnh nhân ung thư dao động từ nhẹ đến dữ dội, đôi khi là đau không thể cử động hay nói được. Cơn đau có thể xuất hiện nhẹ nhàng rồi trở nên đau nhiều hơn hoặc đau dữ dội ngay từ đầu.
- Triệu chứng đi kèm: Đau đầu do ung thư có thể kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, chóng mặt, mắt nhòe, nhạy cảm với ánh sáng, sốt, khó đi lại,..
5. Chẩn đoán đau ung thư
Bệnh nhân ung thư là người chịu đựng cơn đau và không ai hiểu rõ nỗi đau đó hơn chính bản thân họ. Vì thế, người bệnh ung thư nên gặp bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe để được tư vấn và có phương pháp kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Để chẩn đoán cơn đau ung thư, bác sĩ sẽ đưa ra một số câu hỏi cho bạn như:
- Bạn bị đau ở vị trí nào?
- Bạn bị bắt đầu đau vào thời điểm nào và dừng lại lúc nào?
- Thời gian bạn bị đau trong bao lâu/
- Bạn cảm thấy đau như thế nào?
- …
6. Nguyên tắc điều trị đau do ung thư
Khi điều trị đau ở bệnh nhân ung thư, bác sĩ luôn tuân theo các nguyên tắc;
- Đánh giá và tôn trọng than phiền của bệnh nhân về đau
- Đánh giá chính xác mức độ đau cũng như các triệu chứng khác kèm theo
- Lựa chọn phác đồ điều trị đau cho phù hợp
- Kết hợp điều trị rối loạn khác đồng thời với đau (nếu có)
- Điều trị bằng phối hợp đa phương thức
- Luôn luôn quan tâm tới kết hợp liệu pháp tâm lý trong điều trị đau ở bệnh nhân ung thư.
7. Các phương pháp điều trị đau
Để điều trị đau ung thư có các phương pháp như điều trị nội khoa, phẫu thuật, xạ trị chiếu ngoài hoặc dùng thuốc phóng xạ
Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa bằng các thuốc kháng viêm, giảm đau thông thường như;
- Thuốc kháng viêm giảm đau: Paracetamol,…
- Thuốc giảm đau opioid yếu: Cocain
- Thuốc opioid dạng uống hoặc tiêm: Morphin
- Các thuốc phối hợp: An thần, gây ngủ, chống trầm cảm
Bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư theo phác đồ điều trị đau từng bước theo mức độ đau của WHO.
Phẫu thuật
Phẫu thuật tạm thời, dẫn lưu, chỉnh hình, nối tắt, cắt bỏ một phần khối u và các tổn thương di căn hoặc phẫu thuật cắt đường thần kinh dẫn truyền đau nếu định khu được
Xạ trị chiếu ngoài
Xạ trị ngoài là phương thức điều trị hiệu quả đau trong ung thư xương nguyên phát hoặc di căn. Thông thường sẽ dùng kỹ thuật xạ trị nửa tập trung hoặc tia xạ Flash khi tổn thương xương khu trú một vài ổ, không áp dụng trường hợp di ăn nhiều ổ.
Dùng thuốc phóng xạ
Dùng các đồng vị phóng xạ nguồn hở để xạ trị chuyển hóa, áp dụng trong cả các trường hợp ung thư di căn xương nhiều ổ. Một số thuốc cụ thể dùng trong điều trị chống đau do ung thư là:
- Phospho – 32 (P – 32) uống hoặc tiêm tĩnh mạch
- Samarium – 153 (Sm – 153) truyền tĩnh mạch
- Strontium – 89 (Sr – 89) truyền tĩnh mạch
Các thuốc phóng xạ chỉ được dùng khi bệnh nhân có chẩn đoán xác định ung thư di căn xương.
Sử dụng thực phẩm hỗ trợ
Sản phẩm KIBOU FUCOIDAN với các thành phần Fucoidan, nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa đã được chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, sản phẩm còn tăng cường sức đề kháng, giảm các tác dụng phụ do ung thư và quá trình điều trị, trong đó có đau ở bệnh nhân ung thư.
Nhờ đó, chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện hơn. Bệnh nhân “ăn được ngủ được”, hiệu quả điều trị cũng tăng lên gấp nhiều lần.
Kibou Fucoidan là một trong số ít sản phẩm Fucoidan có giấy chứng nhận COA về nguồn gốc nguyên liệu. Vì thế, bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, chi phí sử dụng sản phẩm cũng không cao nên thích hợp cho nhiều đối tượng, kể cả đối tượng bị bệnh hay đối tượng muốn nâng cao sức đề kháng để phòng bệnh.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn