5 diễn biến tâm lý của bệnh nhân ung thư và bí kíp xử trí

 1385 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Nhiều người vẫn quan niệm rằng ung thư là bản án tử hình, nếu mắc bệnh ung thư thì vô phương cứu chữa. Điều này là hoàn toàn sai lầm, bởi đã có rất nhiều bệnh ung thư được chữa khỏi khi có phương pháp điều trị phù hợp. Và một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong điều trị ung thư là tâm lý của người bệnh.

Để hiểu và có cách chăm sóc thích hợp đối với bệnh nhân ung thư, hãy cùng tìm hiểu diễn biến tâm lý bệnh nhân ung thư ngay dưới đây.

Diễn biến tâm lý bệnh nhân ung thư
Diễn biến tâm lý bệnh nhân ung thư

Khi biết mình mắc bệnh ung thư có lẽ là cú sốc tinh thần đối với nhiều người, cảm giác mọi thứ sụp đổ trong phút chốc. Người bệnh sẽ phải trải qua những khủng hoảng tâm lý, họ sợ hãi về nhiều thứ như tác dụng phụ của điều trị, về cái chết có thể đến bất cứ lúc nào, lo lắng về sự thay đổi các mối quan hệ, về sự mất khả năng tự chủ.

Việc điều trị ung thư trở nên khó khăn hơn vì tâm lý lo âu, sợ hãi của bệnh nhân. Vì vậy, cần hiểu rõ diễn biến tâm lý bệnh ung nhân ung thư qua từng giai đoạn để kịp thời an ủi, khuyến khích và động viên họ vượt qua hành trình gian nan để chiến đấu với căn bệnh quái ác này.

1. Bất ngờ, choáng vàng, không tin vào kết quả

Nghi ngờ, không tin vào kết quả là phản ứng đầu tiên của bệnh nhân khi được chẩn đoán mắc ung thư. Đặc biệt là với những người trẻ, chỉ tình cờ khi khám định kỳ phát hiện ra mà chưa có dấu hiệu rõ ràng nào của bệnh. Các câu hỏi “Kết quả chẩn đoán có đúng không?”, “Vì sao lại là ung thư mà không phải bệnh khác”, “Liệu kết quả xét nghiệm có bị nhầm với người khác hay không?”,… là những câu hỏi trong đầu người bệnh ngay khi cầm kết quả xét nghiệm. 

Một số người bệnh quá xúc động còn uất ức, gục khóc tại chỗ khi nhận kết quả. Sự thật này quá bất ngờ và tàn khốc nên họ khó chấp nhận được. Nhiều người còn giấu giếm, không dám cho người thân, những người xung quanh biết chuyện. 

Bệnh nhân bất ngờ, choáng váng, không tin vào kết quả
Bệnh nhân bất ngờ, choáng váng, không tin vào kết quả

Nhiều người còn chưa tin vào kết quả xét nghiệm của mình, đòi làm thêm nhiều xét nghiệm khác hoặc đến nhiều địa chỉ khác để chứng thực kết quả. Họ khao khát rằng kết quả kia là hoàn toàn sai lệch

Đây là giai đoạn đầu tiên trong diễn biến tâm lý bệnh nhân ung thư khi biết mình mắc căn bệnh này.

2. Đau đớn khi bắt đầu tin vào kết quả

Sau khi bình tĩnh, người bệnh bắt đầu chấp nhận sự thật rằng mình mắc bệnh ung thư. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ xuất hiện hàng loạt câu hỏi để tìm giải pháp như:

  • Tại sao mình lại bị ung thư?
  • Bệnh của mình có chữa được không?
  • Ung thư đang ở giai đoạn nào rồi, mình phải làm gì?
  • Mình còn sống được bao lâu?

Lúc này, song song với việc hỏi ý kiến bác sĩ, bệnh nhân sẽ tìm hiểu thêm nhiều thông tin từ các kênh khác nhau như: báo, đài, mạng xã hội,… để tìm kiếm giải pháp. Diễn biến tâm lý của bệnh nhân ung thư giai đoạn này thường kéo dài từ 3-4 ngày. 

Lúc này, người bệnh rất cần gia đình, người thân, bạn bè, trợ giúp cả về vật chất và tinh thần. Từ đó để bệnh nhân ổn định tâm lý, lạc quan, và tin tưởng vào quá trình điều trị.

3. Trao đổi với bác sĩ nhiều hơn và tìm mọi cách để chữa trị

Tâm lý chung của nhiều người là có bệnh thì vái tứ phương với mong muốn tìm mọi cách để chữa bệnh. Giai đoạn này diễn biến tâm lý bệnh nhân ung thư rất phức tạp và đặc biệt cũng là lúc bệnh nhân có hy vọng chữa bệnh nhiều nhất. Vì vậy, gia đình, người thân, nên quan tâm nhiều hơn để người bệnh an tâm điều trị.

Trao đổi với bác sĩ, tìm mọi cách để chữa trị
Trao đổi với bác sĩ, tìm mọi cách để chữa trị

Mỗi giai đoạn ung thư sẽ có những liệu trình điều trị và phương pháp can thiệp khác nhau như: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,…Việc chọn lọc hay phối hợp các phương pháp tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ đồng thời sẽ có tỷ lệ thành công nhất định và khó tránh khỏi các tác dụng phụ. 

Thời điểm này, gia đình, người thân cần kết hợp cùng bác sĩ động viên để người bệnh ổn định tâm lý, vượt qua nỗi sợ bệnh tật. Từ đó giúp người bệnh tin tưởng, tuân thủ điều trị và hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng không mong muốn.

4. Lo lắng, đau đớn và lo sợ mình sẽ ra đi

Lo lắng, đau đớn và suy nghĩ về thời điểm mình ra đi luôn thường trực trong diễn biến tâm lý của bệnh nhân ung thư. Lúc này, một số bệnh nhân bắt đầu dặn dò người thân, viết thư hoặc nhật ký để lưu giữ lại để người thân đọc. 

Nếu vẫn đảm bảo sức khỏe, gia đình và bác sĩ nên động viên bệnh nhân làm những việc yêu thích mà trước đây chưa thực hiện được, nhằm mục đích thôi thúc sự cố gắng, đấu tranh với bệnh tật. Đó có thể chỉ là những việc đơn giản như nấu một bữa ăn ngon cho cả gia đình hoặc những việc trọng đại như dựng vợ gả chồng cho con cái.

5. Tâm lý sau khi điều trị bệnh

Trong diễn biến tâm lý của người bệnh ung thư thì đây là giai đoạn cuối cùng. Chắn hẳn chúng ta đều mong một điều kỳ diệu xảy ra, bệnh nhân ung thư có thể chữa khỏi và sớm quay về cuộc sống bình thường. Nhưng, cuộc sống không phải toàn màu hường, có 2 tình huống có thể xảy ra:

Điều trị thành công

Lúc nhận được tin tốt lành này chắc hẳn cả bệnh nhân và người nhà đều rất hạnh phúc. Việc này là sự chúc mừng cho hành trình gian khổ, cố gắng chống chọi với bệnh tật, là kết quả cho những nỗ lực phi thường của người bệnh, gia đình và các bác sĩ. 

Bệnh nhân vui vẻ sau khi điều trị thành công
Bệnh nhân vui vẻ sau khi điều trị thành công

Sau quá trình chữa trị, cần duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và loại bỏ các yếu tố có thể làm ung thư tái phát. Ung thư có thể quay trở lại bất cứ lúc nào, vì thế tuyệt đối không chủ quan. 

Việc điều trị không khả quan, bệnh viện trả về

Trái với trường hợp trên, người bệnh có thể cảm thấy vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những con đau ngày càng gia tăng về mức độ và tần suất.

Giai đoạn này, điều trị chỉ còn có thể giảm nhẹ triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân. 

6. Bí kíp chăm sóc tâm lý cho người bệnh ung thư

Trước khi chăm sóc tâm lý cho người bệnh ung thư, người thân, gia đình nên hiểu tâm lý của người bệnh. Mỗi nét tính cách khác nhau, chúng ta cần có cách động viên và ứng xử riêng, điển hình như:

  • Đối với những người lạc quan, mạnh mẽ: Đối với những người này, gia đình, người thân, nhân viên y tế sẽ dễ chăm sóc hơn thông qua nhiều cách như: Giúp họ xây dựng thói quen sinh hoạt tốt, thường xuyên nói chuyện, truyền động lực cho bệnh nhân qua những câu chuyện thú vị.
  • Đối với những người dễ tổn thương, tâm lý yếu: Đây là những người nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên khéo léo giao tiếp để tránh làm tổn thương họ, giúp họ củng cố tinh thần qua những cách như: Tạo không gian thoải mái vui tươi trong phòng bệnh, kể những câu chuyện vui, giúp họ tham gia những trò chơi lý thú, bổ ích.
Tạo không khí thỏa mái, vui vẻ trong phòng bệnh
Tạo không khí thỏa mái, vui vẻ trong phòng bệnh

Để giảm bớt các tác dụng phụ, hỗ trợ điều trị ung thư và nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân, các sản phẩm từ Fucoidan được ra đời. Với mong muốn mang đến niềm tin hướng về phía mặt trời cho hàng ngàn bệnh nhân ung thư, Kuren FucoidanKibou Fucoidan là những sản phẩm thế hệ mới với hiệu quả vượt trội đã được đưa ra thị trường.

Trên đây là các chia sẻ của chúng tôi về diễn biến tâm lý bệnh nhân ung thư. Mong rằng qua bài viết bạn sẽ hiểu rõ hơn về tâm lý người bệnh để từ đó hiểu rõ và đồng cảm hơn với những khó khăn mà hàng ngàn bệnh nhân ung thư đang phải đối mặt để giành lại sự sống. 

Mọi câu hỏi liên quan đến bệnh ung thư, liên hệ hotline 18006527 để được các chuyên gia giải đáp nhanh chóng và chính xác nhất.

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.