Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

 1361 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh nhân ung thư phải đối mặt với nhiều vấn đề, đặc biệt là sức khỏe giảm sút. Chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp cơ thể “chiến đấu” với căn bệnh quái ác này. Cùng tìm hiểu cách bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư sao cho hiệu quả và phù hợp nhất qua bài viết dưới đây.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

1. Vai trò của chế độ dinh dưỡng với bệnh nhân ung thư

Chế độ dinh dưỡng là vấn đề cần quan tâm kể cả người bình thường và bệnh nhân, đặc biệt là người bệnh ung thư. Liệu trình điều trị của bệnh nhân ung thư khá nặng nề và mệt mỏi, sức đề kháng của cơ thể bị suy giảm. Vì vậy, người đang trong quá trình điều trị ung thư phải quan tâm và xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Bổ sung dinh dưỡng trước, trong và sau điều trị tăng cường thể lực cho bệnh nhân, tiếp thêm sức khỏe để họ chiến đấu với căn bệnh hiểm nghèo này.

Chế độ ăn uống phù hợp làm tăng tốc độ tái tạo của các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể người bệnh. Nhờ đó mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân, nhất là sau các đợt hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật.

Hơn nữa, xây dựng một thực đơn hàng ngày khoa học, bổ sung đúng và đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư có thể hạn chế một số tác dụng phụ của thuốc điều trị. Cả người bệnh và người chăm sóc đều cần nắm rõ nguyên tắc dinh dưỡng, từ đó xây dựng thực đơn phù hợp với thể trạng và tình hình sức khỏe mỗi người.

2. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người ung thư

Một chế độ dinh dưỡng cân đối, hợp lý sẽ mang lại rất nhiều lợi ích trong điều trị cho bệnh nhân ung thư. Có 4 nguyên tắc khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư sau đây:

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư
Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư

Đa dạng và cân đối các loại thực phẩm

Bệnh nhân ung thư cần một chế độ dinh dưỡng chuyên biệt để bồi bổ cơ thể. Nên đa dạng khẩu phần ăn bằng cách thay đổi món thường xuyên hàng ngày và hàng tuần. Bữa ăn chính cần đầy đủ và đảm bảo 4 nhóm thực phẩm bao gồm bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất. 

Thịt đỏ thuộc nhóm chất đạm với hàm lượng protein và sắt cao, giúp cải thiện tình trạng thiếu máu do hóa trị. Ngoài ra nó có thể tăng ngon miệng cho người bệnh ăn uống kém. Bệnh nhân có thể sử dụng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa, uống đủ lượng nước.

Tuy nhiên, không nên bồi bổ quá mức mà cần cân đối các nhóm thực phẩm, không ăn thức ăn quá mặn và hạn chế thực phẩm chiên, nướng, chế biến sẵn.

Chia làm nhiều bữa ăn trong ngày

Người bệnh ung thư thường gặp tình trạng chán ăn, lười ăn, ăn không ngon miệng nên cơ thể thường không đủ nhu cầu dinh dưỡng. Vì thế, cần cố gắng ăn nhiều, bổ sung thêm thực phẩm dinh dưỡng vào bữa ăn chính và thêm những bữa ăn phụ xen kẽn bữa chính trong ngày để nạp được nhiều dinh dưỡng nhất.

Bệnh nhân nên ăn nhiều món trong một bữa thay vì ăn lặt vặt, lai rai suốt ngày. Tập trung ăn nhiều trong bữa chính hoặc bữa phụ. Không nên ăn uống gì trong vòng 2 tiếng trước bữa chính ngoài nước lọc. Nhờ đó có thể ăn nhiều vào bữa chính, giúp người bệnh tiêu hóa dễ dàng hơn và ăn hết khẩu phần ăn cần thiết

Chia làm nhiều bữa ăn trong ngày
Chia làm nhiều bữa ăn trong ngày

Không ăn kiêng

Nhiều người thường có quan niệm “bỏ đói tế bào ung thư” để khối u ác tính biến mất. Bạn phải hiểu rằng, nếu nhịn ăn, những tế bào khỏe mạnh trong cơ thể cũng sẽ bị bỏ đói và thiếu dinh dưỡng. Người bệnh sẽ chết do suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng trước khi chết vì bệnh ung thư.

Một số người lại cho rằng chế độ thực dưỡng có thể tiêu diệt tế bào ung thư. Chế độ thực dưỡng đa số không ăn đạm, nhưng đạm lại có khả năng giúp vết thương mau lành và duy trì khối lượng cơ, cần thiết cho quá trình phục hồi của cơ thể. Thiếu đạm trong cơ thể có thể dẫn tới các rối loạn như thiếu vitamin, thiếu máu, rối loạn chuyển hóa đường huyết,… Vì vậy, người bệnh ung thư cũng cần lưu ý bổ sung đủ lượng đạm thịt từ động vật.

Bổ sung dinh dưỡng bằng nhiều cách

Lượng dinh dưỡng cần thiết và đủ cho từng người phụ thuộc nhiều yếu tố như tuổi, giới tính, chiều cao, cân nặng và bệnh lý mắc kèm. giai đoạn bệnh ung thư và phương pháp điều trị. Bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp với từ người bệnh và bạn nên cố gắng bổ sung đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Suy dinh dưỡng có thể làm quá trình phục hồi của cơ thể, ảnh hưởng tới kết quả điều trị và tăng nguy cơ biến chứng sau phẫu thuật. Thiếu dinh dưỡng cũng làm giảm khả năng dung nạp và đáp ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị,…

Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư là một trong số những yếu tố then chốt trong quá trình điều trị bệnh. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã biết cách xây dựng chế độ ăn phù hợp cho người bệnh ung thư. Nếu có bất kỳ băn khoăn nào, vui lòng liên hệ 18006527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook để nhận tư vấn từ các bác sĩ, dược sĩ của chúng tôi.

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.