Ung thư tái phát – nỗi ám ảnh của hàng triệu bệnh nhân ung thư

 987 lượt xem
5/5 - (16 bình chọn)

Sau hành trình chiến đấu với lưỡi hái tử thần để giành về cho mình sự sống, bệnh nhân ung thư chưa kịp vui thì lại lo lắng, hoang mang không biết ung thư có tái phát không. Cùng tìm hiểu về ung thư tái phát và làm sao để ung thư không tái phát qua bài viết dưới đây.

Làm sao để ung thư không tái phát?
Làm sao để ung thư không tái phát?

1. Thế nào là ung thư tái phát?

Ung thư tái phát là sự quay trở lại của các tế bào ung thư đã được điều trị trước đó. Dù các bác sĩ nỗ lực để tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư, một số tế bào không bị loại bỏ hoàn toàn. Chúng sót lại trong cơ thể người bệnh mà không được phát hiện, lâu dần tới một thời điểm nhất định nó phát triển thành khối u.

 Ung thư tái phát ở đâu và vào lúc nào tùy thuộc vào từng loại ung thư. Thông thường, khi tái phát, ung thư có thể xuất hiện theo các cách:

  • Ung thư tái phát tại chỗ: Xuất hiện ở cùng một bộ phận của cơ thể đã có ung thư nguyên phát.
  • Ung thư tái phát vùng: Gần vị trí ung thư nguyên phát
  • Ung thư tái phát di căn xa: Ở bộ phận khác của cơ thể

Cách gọi tên ung thư tái phát dựa vào vị trí của ung thư nguyên phát, ngay cả khi có xuất hiện ở bộ phận khác của cơ thể. Ví dụ ung thư gan tái phát xa ở xương, nó gọi là ung thư gan di căn mà không phải là ung thư xương.

2. Ung thư tái phát do nguyên nhân nào?

Để ngăn chặn ung thư không tái phát, phải xác định được nguyên nhân gây tái phát ung thư. Nguyên nhân chủ yếu được giải thích là do phương pháp điều trị ung thư nguyên phát không triệt để. Một số nguyên nhân:

  • Phẫu thuật chưa bỏ được toàn bộ các phần của khối u
  • Biện pháp hóa trị, xạ chưa loại bỏ triệt để tế bào ung thư
Các tế bào ung thư chưa được loại bỏ hoàn toàn
Các tế bào ung thư chưa được loại bỏ hoàn toàn
  • Một số tác nhân gây bệnh khác: Phụ nữ mang thai khi cơ thể chưa hồi phục hoàn toàn sau điều trị, làm cơ thể giảm khả năng miễn dịch dẫn tới những tế bào bị sót lại phát triển thành ung thư.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ tái phát ung thư:

  • Vị trí của khối u ác tính ban đầu
  • Thể mô bệnh học của loại ung thư nguyên phát
  • Giai đoạn của bệnh
  • Thể trạng của người bệnh sau khi điều trị ung thư

3. Ung thư thường tái phát ở những đối tượng nào?

Để có thể dự đoán được ai sẽ tái phát ung thư là rất khó, bác sĩ chỉ có thể dự đoán đối tượng có nguy cơ cao dựa vào mức độ tiến triển phức tạp của bệnh.

Theo thống kê, một số loại ung thư dễ tái phát như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư ruột, ung thư phổi,…

Theo thông tin từ trang Very Well Health (Mỹ), tỷ lệ tái phát ung thư phổi không tế bào nhỏ là 30 – 55%. Tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn với ung thư phổi tế bào nhỏ, 7/10 trường hợp tái phát chỉ trong vòng 1 – 2 năm sau phẫu thuật.

Tạp chí New England journal of Medicine (Mỹ) cho biết nguy cơ tái phát xa của ung thư vú được ước tính từ 10 – 41% trong vòng 5 – 20 năm sau khi ngưng điều trị.

Cùng với sự phát triển của y học ngày nay, một số xét nghiệm di truyền có thể dự đoán được khối u ác tính có tái phát trở lại hay không.

Xét nghiệm di truyền dự đoán sự tái phát của ung thư
Xét nghiệm di truyền dự đoán sự tái phát của ung thư

4. Ung thư tái phát có chữa được không?

Khác với ung thư nguyên phát, không phải ung thư tái phát nào cũng đều đáp ứng như liệu trình điều trị ban đầu. Để đưa ra phương án điều trị phù hợp, bác sĩ sẽ dựa vào một số yếu tố như loại ung thư, vị trí và mức độ tiến triển của chúng, sức khỏe của người bệnh, đáp ứng điều trị ban đầu,…

Trường hợp tái phát ở ngay trên cơ quan cũ, có thể tiến hành phẫu thuật hoặc xạ trị. Trường hợp di căn thì cần điều trị bằng các phương pháp như hóa trị, liệu pháp miễn dịch, sinh học.

Để đối mặt với sự tái phát của ung thư và để chiến thắng nó, người bệnh nên chuẩn bị tốt:

  • Tìm hiểu kiến thức ung thư, việc am hiểu về căn bệnh này giúp giảm bớt sợ hãi, lo lắng.
  • Chuẩn bị tốt tinh thần, sẵn sàng đương đầu với ung thư
  • Hiểu rõ về các tác dụng phụ gặp phải khi điều trị và biết cách kiểm soát chúng.
  • Kiểm soát, điều trị các triệu chứng ung thư tốt
  • Thực hiện các liệu pháp giảm nhẹ để cải thiện chất lượng cuộc sống
  • Giảm căng thẳng bằng các biện pháp như tập thể dục nhẹ nhàng, yoga, thiền; có chế độ dinh dưỡng hợp lý
  • Chia sẻ cùng gia đình, bạn bè và bác sĩ để được hỗ trợ.

5. Làm sao để ung thư không tái phát?

Nguy cơ ung thư tái phát là không thể tránh khỏi nếu bạn không biết cách phòng ngừa. Một số biện pháp hạn chế tái phát ung thư, cụ thể:

Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khỏe và giảm nguy cơ ung thư tái phát

  • Bổ sung nhiều rau, trái cây vào thực đơn mỗi ngày
Bổ sung rau củ, trái cây
Bổ sung rau củ, trái cây
  • Hạn chế các loại thịt đỏ và thịt chế biến sẵn
  • Nên sử dụng các loại thực phẩm làm từ ngũ cốc nguyên hạt
  • Điều chỉnh cân nặng hợp lý, nếu thừa cân bạn nên giảm các thực phẩm chứa nhiều calo
  • Tốt nhất nên bỏ hoặc hạn chế tối đa rượu bia, đồ uống có cồn.

Rèn luyện thể lực một cách phù hợp

Bài tập thể lực sẽ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Đồng thời giúp giảm lo lắng, trầm cảm, cải thiện tâm trạng và giảm các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ đưa ra lời khuyên đối với bệnh nhân đã điều trị khỏi ung thư, muốn hạn chế nguy cơ tái phát:

  • Thường xuyên rèn luyện thể chất
  • Sau điều trị nên cố gắng quay lại sinh hoạt bình thường sớm, tránh tình trạng ít vận động.
  • Mỗi tuần rèn luyện sức khỏe tối thiểu 150 phút và 2 ngày.

Tới gặp bác sĩ ngay khi có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào

Bạn nên hỏi bác sĩ thông tin về những loại ung thư tái phát mà bạn có thể mắc phải sau điều trị cũng như triệu chứng phổ biến của chúng. Quan sát và lưu ý các biểu hiện lâm sàng, nếu thấy xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn cần đi khám bác sĩ ngay.

Giữ tinh thần lạc quan khi đối diện với bệnh

Sự lo âu về khả năng tái phát ung thư trở thành nỗi sợ gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân ung thư. Bạn nên kiểm soát cảm xúc, luôn vui vẻ và sống một cuộc sống thật trọn vẹn sau điều trị. Tâm sự cùng bạn bè và người thân để giải tỏa stress.

Giữ tinh thần lạc khi đối diện với bệnh
Giữ tinh thần lạc khi đối diện với bệnh

Một tâm lý thoải mái, luôn suy nghĩ tích cực sẽ góp phần ngăn ngừa ung thư tái phát. 

Kết hợp sử dụng các thực phẩm chức năng chứa hoạt chất Fucoidan giúp hỗ trợ điều trị ung thư, giảm thiểu tác dụng phụ từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh. Đồng thời chúng còn có tác dụng ngăn ngừa ung thư tái phát. Bạn có thể tham khảo về 2 sản phẩm Kibou Fucoidan và Kuren Fucoidan. 

Ung thư tái phát rất khó kiểm soát, hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã biết cách làm sao để ung thư không tái phát. Mọi câu hỏi liên quan tới bệnh ung thư liên hệ hotline 18006527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!!!

5/5 - (16 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.