Mất nước ở bệnh nhân ung thư: Dấu hiệu, nguyên nhân và điều trị

 850 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Thiếu nước hay mất nước ở bệnh nhân ung thư có nguy cơ cao hơn ở người bình thường do các tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn ói trong quá trình điều trị. Làm thế nào để nhận biết tình trạng này và nguyên nhân, cách điều trị là gì? Mời bạn tìm hiểu cùng chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé!

Mất nước ở bệnh nhân ung thư
Mất nước ở bệnh nhân ung thư

1. Vai trò của nước trong cơ thể

Cơ thể chúng ta có gần 60% là nước, các tế bào và hệ cơ quan trong cơ thể đều phụ thuộc vào nước. Vì thế nước đóng vai trò rất quan trọng, thiếu nước hoặc mất nước, cơ thể không thể thực hiện tốt các chức năng. Vai trò của nước cụ thể là:

  • Vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng tới tế bào khắp cơ thể
  • Loại bỏ chất độc và chất thải ra khỏi cơ thể
  • Điều hòa thân nhiệt, nhịp tim và huyết áp
  • Bảo vệ mô, tế bào và các cơ quan, bao gồm cả tai, mắt và tim
  • Sản xuất nước bọt
  • Làm nhờn khớp

Thiếu nước hay mất nước ở bệnh nhân ung thư xảy ra khi cơ thể không nhận đủ nước hoặc mất nước quá nhiều không bù ngay được. Đặc biệt là ở bệnh nhân đang điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị hoặc phẫu thuật, gặp các tác dụng phụ như tiêu chảy, nôn ói,…

2. Nguyên nhân mất nước ở bệnh nhân ung thư

Hàng ngày bạn đều bị mất nước thông qua các hoạt động tự nhiên của cơ thể như thở, đổ mồ hôi và đi vệ sinh. Hầu hết, mọi người đều có thể thay thế lượng chất lỏng đó thông qua ăn uống. Ở bệnh nhân ung thư điều này có thể bị thay đổi do một số nguyên nhân sau:

  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy: Chúng là các tác dụng phụ của những quá trình điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật.
Buồn nôn, nôn ở bệnh nhân ung thư
Buồn nôn, nôn ở bệnh nhân ung thư
  • Sốt: Sốt cao cũng là nguyên nhân gây mất nước. Bệnh nhân điều trị ung thư thường có nguy cơ nhiễm trùng dẫn tới sốt. Vì thế, người bệnh và gia đình phải biết cách chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thưcách hạ sốt cho người bị ung thư
  • Độ tuổi: Trẻ nhỏ và người già thường có nguy cơ mất nước cao hơn các nhóm tuổi khác. Trẻ em có trọng lượng nhẹ trong khi đó cơ thể lại thải ra nước và chất điện giải liên tục. Còn người càng lớn tuổi thì cơ thể mất khả năng giữ nước, hơn nữa họ ít uống nước và ăn uống không đầy đủ. 
  • Bệnh mãn tính đi kèm: Bệnh nhân ung thư có thể mắc kèm các bệnh lý như đái tháo đường, xơ nang, bệnh thận,… Chúng đều có mối liên quan tới tình trạng mất nước ở bệnh nhân ung thư
  • Thuốc sử dụng: Một số loại thuốc sử dụng trong điều trị, đặc biệt là quá trình hóa trị khiến người bệnh đi tiểu hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Do đó dẫn tới mất nước do hóa trị ung thư. 
  • Một số yếu tố khác: Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như sự chảy máu, chán ăn, không uống đủ nước, hay bệnh nhân béo phì,…cũng có nguy cơ mất nước cao hơn

Bạn có thể tìm hiểu thêm về:

3. Triệu chứng của tình trạng mất nước

Khát nước là dấu hiệu đầu tiên cho bạn biết cơ thể đang thiếu nước và cần bổ sung thêm. Các triệu chứng khác của mất nước bao gồm:

Mệt mỏi
Mệt mỏi
  • Mệt mỏi
  • Miệng khô, lưỡi sưng nứt hoặc khô
  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt
  • Dễ cáu kỉnh
  • Buồn nôn
  • Khó nuốt thức ăn khô
  • Táo bón
  • Da khô
  • Sụt cân
  • Nước tiểu ít hoặc sẫm màu

Khi tình trạng mất nước diễn biến nghiêm trọng có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh. Triệu chứng của mất nước nghiêm trọng:

  • Khát nước nhiều
  • Huyết áp thấp
  • Tim đập loạn nhịp
  • Sốt cao
  • Nhãn cầu trũng sâu
  • Không có khả năng đổ mồ hôi và sản xuất nước mắt
  • Không đi tiểu trong hơn 8 giờ
  • Mất phương hướng hoặc lú lẫn

Khi thấy xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào ở trên, bạn nên báo cho bác sĩ điều trị để được tư vấn và có cách kiểm soát tình trạng.

4. Chẩn đoán mất nước ở bệnh nhân ung thư

Một số phương pháp có thể được sử dụng để chẩn đoán mất nước:

  • Kiểm tra dấu hiệu sinh tồn: Huyết áp, nhiệt độ và mạch
  • Ấn vào đầu ngón tay: Dùng tay ấn vào đầu ngón tay bệnh nhân, nếu không hồng hào trở lại ngay thì có thể là dấu hiệu mất nước
  • Véo da: Véo nhẹ nhàng da ở mu bàn tay, cẳng tay hoặc vùng da khác. Nếu da chậm trở về trạng thái ban đầu thì có thể là dấu hiệu mất nước.

Ngoài ra, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Cho biết mức độ mất nước hoặc tìm nguyên nhân gây tình trạng này
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra các chất điện giải và chức năng thận.
Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận và chất điện giải
Xét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận và chất điện giảiXét nghiệm máu kiểm tra chức năng thận và chất điện giải

5. Cách điều trị mất nước

Nhu cầu nước ở mỗi người là khác nhau tùy vào tình trạng cơ thể. Ở bệnh nhân ung thư, nhu cầu này cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, ví dụ như mất nước do hóa trị ung thư hoặc do các phương pháp điều trị khác, các tác dụng phụ như tiêu chảy, sốt, nôn mửa hoặc vấn đề về tiêu hóa khác.

Trong trường hợp mất nước nhẹ, bạn có thể thực hiện một số biện pháp để điều trị như:

  • Ăn uống khó khăn nên ngậm kẹo hoặc đá viên
  • Dùng kem dưỡng ẩm thoa lên môi nếu môi khô nứt, dùng thuốc giảm đau vùng miệng để việc ăn uống dễ dàng hơn
  • Luôn chuẩn bị chai nước mang theo bên người, uống thường xuyên mỗi lần 1 ngụm nhỏ
  • Không uống một lượng lớn nước trong một lần vì có thể gây nôn
  • Uống nước trước khi đi ngủ và sáng sau khi thức dậy, mỗi lần một ly
  • Nếu bị tiêu chảy trong điều trị ung thư, nên chọn thức uống nhiều Kali và Natri bổ sung lượng chất điện giải đã mất
  • Người bệnh bị mệt mỏi, để nước uống gần tầm tay để không phải đi lấy nước.

Trường hợp bạn bị mất nước vừa phát và không bị nôn hoặc tiêu chảy, bác sĩ có thể đề nghị uống dung dịch bù nước. Nếu mất nước nghiêm trọng, bạn có thể được truyền trực tiếp chất lỏng qua tĩnh mạch.

6. Lưu ý để ngăn ngừa tình trạng mất nước

Để ngăn tình trạng mất nước ở bệnh nhân ung thư, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau đây:

Uống nhiều nước
Uống nhiều nước
  • Uống nhiều nước hoặc ăn thức ăn lỏng: Bổ sung lượng chất lỏng mỗi ngày để giữ đủ nước tùy thuộc sức khỏe, cách điều trị và lối sống của bạn. Bạn có thể uống các loại nước khác như sữa, nước trái cây ít đường, trà không chứa caffein.
  • Ăn thực phẩm có hàm lượng nước cao: Các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao như rau diếp, dưa hấu, bông cải xanh,… có thể giúp bổ sung lượng chất lỏng bị mất
  • Quản lý các tác dụng phụ: Điều trị ung thư gây buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy, bạn nên trao đổi với bác sĩ về cách ngăn ngừa hoặc kiểm soát các tác dụng phụ này. Bạn có thể tìm hiểu thêm về buồn nôn và nôn sau hóa trị, xạ trị và cách giảm nhẹ
  • Uống nước đều đặn và đầy đủ: Bạn nên duy trì thói quen uống nước thường xuyên, đặc biệt là khi cảm thấy trở bệnh, trước khi tập thể dục hoặc đi ra ngoài trong thời tiết nắng nóng.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết trên, bạn đã hiểu nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa tình trạng mất nước ở bệnh nhân ung thư. Chủ động phát hiện và có phương pháp kiểm soát phù hợp, tránh ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. 

Để tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan tới bệnh lý ung thư, liên hệ với các bác sĩ, dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.