Miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu khác nhau như thế nào?

 1378 lượt xem
5/5 - (19 bình chọn)

Hệ miễn dịch của cơ thể chính là hàng rào bảo vệ, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập từ môi trường bên ngoài. Miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu là hai thành phần của hệ miễn dịch. Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa hai loại miễn dịch và ứng dụng của miễn dịch vào điều trị ung thư nhé!

"<yoastmark

1. Định nghĩa miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu

Miễn dịch là cách cơ thể chống lại các tác nhân gây hại từ cả bên trong và bên ngoài bằng các cơ chế khác nhau. Các tác nhân bên trong có thể là rối loạn xảy ra trong tế bào, còn các tác nhân bên ngoài là các vi sinh vật, virus, vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài vào gây bệnh cho cơ thể.

Dựa vào tính đặc hiệu hay không, hệ thống miễn dịch được chia thành hai loại là miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu.

Miễn dịch không đặc hiệu, hay còn gọi là miễn dịch bẩm sinh, là khả năng bảo vệ ngay lập tức của hệ thống miễn dịch mà không cần sự tiếp xúc của cơ thể với kháng nguyên, khả năng này có sẵn trong cơ thể ngay từ lúc mới sinh ra.

Miễn dịch đặc hiệu hay miễn dịch thu được, là trạng thái miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với kháng nguyên, được kích hoạt sau khi miễn dịch không đặc hiệu thất bại trong việc tiêu diệt mầm bệnh.

2. Điểm giống nhau giữa 2 loại miễn dịch

Cùng tìm hiểu sự giống nhau giữa 2 loại miễn dịch:

  • Cả hai đều là phản ứng miễn dịch, phối hợp chặt chẽ với nhau, cùng tạo nên hệ miễn dịch hoàn hảo cho cơ thể.

"<yoastmark

  • Cả miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đều hướng đến mục đích là bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh. Các mầm bệnh này có thể đến từ bên ngoài hoặc cũng có thể đến từ rối loạn của chính các tế bào.
  • Cả hai loại miễn dịch đều có sự tham gia của hai thành phần là dịch thể và tế bào, đặc biệt là các tế bào bạch cầu.

3. Sự khác nhau giữa miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu

Sự khác nhau giữa 2 loại miễn dịch được thể hiện cụ thể qua những điểm sau đây:

3.1. Tính đặc hiệu

Thông qua cách gọi, có thể dễ dàng nhận ra điểm khác biệt lớn nhất của hai loại miễn dịch này là tính đặc hiệu.

Miễn dịch không đặc hiệu là phản ứng miễn dịch với cả nhóm hoặc các loại vi sinh vật có cấu tạo chung. Còn đặc hiệu là sự đáp ứng miễn dịch với từng loại kháng nguyên. Có nhiều phản ứng đặc hiệu khác nhau tùy thuộc vào mỗi kháng nguyên khác nhau.

3.2. Tính đa dạng

Số lượng miễn dịch đặc hiệu trong cơ thể vô cùng nhiều bởi vì số lượng kháng nguyên tiếp xúc với cơ thể rất lớn. Ngược lại phản ứng không đặc hiệu ít hơn rất nhiều.

3.3. Tính ghi nhớ

Đáp ứng đặc hiệu có tính nhớ, nghĩa là khi cơ thể đã bị kháng nguyên xâm nhập vào một lần, hệ thống sẽ ghi nhớ kháng nguyên và cách chống lại nó trong những lần xâm nhập tiếp theo.

Tính ghi nhớ này không có ở các đáp ứng không đặc hiệu

"<yoastmark

3.4. Thời gian đáp ứng

Thời gian đáp ứng không đặc hiệu gần như tức thì. Còn đáp ứng đặc hiệu cần thời gian từ vài ngày đến vài tuần để nhận biết.

4. Ứng dụng miễn dịch trong điều trị ung thư

Bên cạnh việc ứng dụng tạo nên bước tiến trong công nghệ vaccine để phòng một số mầm bệnh, miễn dịch đặc hiệu còn được ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị bệnh, đặc biệt là các bệnh lý ung thư.

Các phương pháp điều trị ung thư hiện nay được sử dụng như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị vẫn gây ra nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Người bệnh phải đối mặt với đau đớn, rụng tóc, mất ngủ, mệt mỏi,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Cùng với sự phát triển của y học, nhiều hướng điều trị ung thư mới được nghiên cứu. Một trong số đó là liệu pháp miễn dịch, mang đến hy vọng cho các bệnh nhân ung bướu.

Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch là sử dụng chính hệ miễn dịch của cơ thể nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Nhờ vào tính đặc hiệu, chỉ những tế bào gây bệnh mới được nhận diện và tiêu diệt. Các tế bào bình thường không bị ảnh hưởng nên đảm bảo được tính an toàn, tránh các tác dụng không mong muốn cho người bệnh.

Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch
Điều trị ung thư bằng liệu pháp miễn dịch

So sánh giữa hai loại miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu, giúp ta có cái nhìn cụ thể hơn về cách hệ thống miễn dịch của cơ thể làm việc. Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi vô vàn tác nhân gây bệnh từ môi trường hay chính từ trong cơ thể. 

Để có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bạn có thể sử dụng thêm các sản phẩm có hoạt chất Fucoidan, hỗ trợ và nâng cao đề kháng cho cơ thể. Fucoidan còn được biết đến là hoạt chất có hiệu quả hàng đầu trong điều trị ung thư.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn đọc và gia đình có thật nhiều sức khỏe và hạnh phúc!.

Mọi thắc mắc về vấn đề sức khỏe, liên hệ ngay với chúng tôi 18006527 (tổng đài miễn cước) để được tư vấn đầy đủ và kịp thời. 

5/5 - (19 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.