Mổ ung thư tuyến giáp: Nên mổ mở hay mổ nội soi?
Ung thư tuyến giáp là bệnh lý ung thư có tiên lượng tốt. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng thì bệnh tỷ lệ chữa khỏi bệnh lên tới 100%. Phẫu thuật là là lựa chọn đầu tiên và đóng vai trò chủ chốt trong điều trị ung thư tuyến giáp. Vậy mổ ung thư tuyến giáp có nguy hiểm không? Nên lựa chọn phương pháp mổ mở hay mổ nội soi? Cách chăm sóc bệnh nhân sau mổ như thế nào? Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Ung thư tuyến giáp có nên phẫu thuật không?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, có hình cánh bướm nằm ở phía trước cổ, giáp với khí quản. Nó có vai trò sản xuất hormone tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất và điều chỉnh các chức năng quan trọng của cơ thể như nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và cân nặng
Ung thư tuyến giáp là tình trạng tế bào biểu mô tuyến giáp tăng sinh một cách mất kiểm soát và hình thành lên các khối u ác tính.
Ung thư tuyến giáp được chia thành 4 thể, được chia thành 2 nhóm:
- Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa gồm: ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang.
- Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa gồm ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa.
Trong đó, ung thư tuyến giáp thể biệt hóa có tiên lượng rất tốt, khả năng chữa khỏi cao. Còn nhóm ung thư thể không biệt hóa thường diễn biến rất nhanh và tiên lượng rất xấu.
K tuyến giáp nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì hoàn toàn có thể chữa khỏi.
Vậy u tuyến giáp ác tính có nên mổ không?
Đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của bệnh nhân và người nhà.
Dù bệnh nhân ung thư tuyến giáp ở bất kỳ thể nào thì phương pháp điều trị chính vẫn là phẫu thuật. Những lợi ích mà phương pháp phẫu thuật mang lại cho bệnh nhân gồm có:
- Đối với những bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm (ung thư tuyến giáp giai đoạn đầu và ung thư tuyến giáp giai đoạn 2): Ở thời điểm này, khối u có kích thước nhỏ và chưa di căn nên phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn khối u ra khỏi cơ thể, tỷ lệ chữa khỏi bệnh có thể lên tới 100%
- Đối với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn cuối thì phẫu thuật giúp giảm nhẹ các triệu chứng do khối u gây ra, giúp cải thiện chất lượng sống và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật. Những trường hợp bệnh nhân không phù hợp để mổ gồm:
- Bệnh nhân không đủ sức khỏe để tiến hành phẫu thuật như mắc bệnh suy tim, suy thận
- Bệnh nhân cao tuổi có kích thước khối u quá lớn, chèn ép lên khí quản và thực quản cũng không thể phẫu thuật được.
Do đó, nếu bệnh nhân ung thư tuyến giáp được chỉ định mổ thì tức là phương pháp này là cần thiết, giúp điều trị bệnh hiệu quả. bệnh nhân cần tin tưởng và tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Tùy thuộc vào loại ung thư tuyến giáp, kích thước khối u, giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt 1 phần hay toàn bộ tuyến giáp, kết hợp với nẹo vét hạch cổ.
Mổ u tuyến giáp có ảnh hưởng gì không?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết lớn nhất của cơ thể, có hình cánh bướm nằm ở phía trước cổ, giáp với khí quản. Nó có vai trò sản xuất hormone tuyến giáp giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất và điều chỉnh các chức năng quan trọng của cơ thể như nhịp tim, huyết áp, nhiệt độ cơ thể và cân nặng.
Do đó, phẫu thuật ung thư tuyến giáp ít nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh nhân. Với những trường hợp phải cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì bệnh nhân bắt buộc phải sử dụng hormone tuyến giáp thay thế suốt đời. Còn với những người bệnh chỉ cắt bỏ 1 phần tuyến giáp thì việc sử dụng thuốc bổ sung hormone với liều lượng và thời gian bao lâu phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng bệnh nhân.
2. Các phương pháp mổ ung thư tuyến giáp
Có 2 phương pháp được sử dụng để mổ ung thư tuyến giáp, gồm: mổ mở và mổ nội soi
2.1. Mổ mở
Đây là phương pháp phẫu thuật truyền thống.
Do vị trí tuyến giáp nằm ở phía trước cổ nên để thuận lợi cho quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đặt trong tư thế nằm ngửa và giữ cho cổ ưỡn ở mức tối đa bằng cách lót gối dưới cổ và 2 vai.
Sau khi tiến hành gây mê nội khí quản cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ rạch 1 đường dài trên da qua lớp cơ bám ở cổ để cắt bỏ phần tuyến giáp dự định cắt bỏ (cắt bỏ 1 thùy hay toàn bộ tuyến giáp)
2.2. Mổ nội soi
Đối với phương pháp mổ mở truyền thống thường để lại sẹo dài vùng cổ gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng tới tâm lý bệnh nhân, đặc biệt là những chị em phụ nữ yêu cái đẹp. Vậy, ung thư tuyến giáp có thể mổ nội soi được không?
Câu trả lời là có. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng thể áp dụng được phương pháp này. Phẫu thuật nội soi thường chỉ áp dụng với những trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến thể biệt hóa có kích thước khối u nhỏ hơn 6cm, chưa di căn hạch vùng và bệnh nhân không có tiền sử phẫu thuật hay chiếu xạ vùng đầu cổ
Trong mổ nội soi ung thư tuyến giáp, bác sĩ có thể tiếp cận tuyến giáp thông qua vết rạch nhỏ ở trong môi dưới đường miệng hay đường nách-ngực. Do đó, phương pháp này giúp bệnh nhân khắc phục được nhược điểm sẹo xấu vùng cổ. Ngoài ra, phẫu thuật nội soi ung thư tuyến giáp giúp bệnh nhân bình phục nhanh hơn và làm giảm một số triệu chứng như nuốt nghẹn, nuốt vướng sau mổ so với phương pháp mổ mở.
Mổ ung thư tuyến giáp bao lâu?
Thời gian tiến hành phẫu thuật hết bao lâu tùy thuộc vào tình trạng khối u và phương pháp mổ.
Nếu bệnh nhân được chỉ định mổ nội soi thì thời gian phẫu thuật sẽ lâu hơn phương pháp mổ mở bởi kỹ thuật thực hiện phức tạp hơn.
Trung bình thời gian mổ ung thư tuyến giáp sẽ kéo dài khoảng 1-2 tiếng.
3. Những rủi ro gặp phải khi mổ ung thư tuyến giáp
Một trong những vấn đề khiến bệnh nhân lo lắng nhất khi được chỉ định phẫu thuật ung thư tuyến giáp là: Mổ u tuyến giáp có nguy hiểm không?
Giống như các phương pháp điều trị khác, phẫu thuật k tuyến giáp cũng tồn tại những rủi ro. Nhung nhìn chung, mổ tuyến giáp khá an toàn, chỉ có 2% bệnh nhân xảy ra biến chứng nặng.
Một số rủi ro có thể gặp phải khi phẫu thuật ung thư tuyến giáp là:
- Chảy máu vết mổ: có thể xảy ra trong vòng 24h đầu tiên sau mổ. Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Nếu chảy máu nhiều có thể khiến người bệnh mất máu hoặc hình thành các cục máu đông chèn ép khí quản khiến bệnh nhân khó thở
- Nhiễm trùng vết mổ: Nhiễm trùng sau mổ rất ít khi xảy ra, chiếm tỷ lệ khoảng 1/2000. Các dấu hiệu gồm vết mổ sưng đỏ, người bệnh đau nhức, sốt cao.
- Khàn giọng, mất tiếng: chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% các ca phẫu thuật ung thư tuyến giáp. Nguyên nhân bởi trong quá trình phẫu thuật có thể làm tổn thương tới các dây thanh quản. Thông thường tình trạng này sẽ biến mất sau 1 khoảng thời gian, chỉ có 1% bệnh nhân bị thay đổi giọng nói vĩnh viễn
- Khó nuốt: Bệnh nhân thường gặp tình trạng này trong vài ngày đầu sau mổ nhưng cũng có trường hợp kéo dài lâu hơn
- Nhiễm độc giáp: chiếm tỷ lệ 2-4%. Tuy nhiên biến chứng này có thể được điều trị bằng iod phóng xạ
- Tổn thương tuyến cận giáp: Tuyến cận giáp có vai trò điều hòa nồng độ canxi trong cơ thể. Do đó, khi tuyến này bị tổn thương sẽ làm nồng độ canxi trong máu giảm và gây ra các triệu chứng như ngứa bàn tay, bàn chân, xung quanh miệng,…
- Suy giáp: là biến chứng thường gặp sau mổ ung thư tuyến giáp. Dấu hiệu bệnh nhân bị suy giáp gồm: tăng cân, rụng tóc, mệt mỏi, sợ lạnh, da khô,… Người bệnh cắt toàn bộ tuyến giáp cần được bổ sung hormone tuyến giáp suốt đời.
4. Chi phí phẫu thuật ung thư tuyến giáp
Chi phí phẫu thuật ung thư tuyến giáp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương pháp mổ (mổ mở hay mổ nội soi), phạm vi phẫu thuật (cắt bỏ 1 phần hay toàn bộ tuyến giáp), cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ phẫu thuật, bệnh viện điều trị,…
Vậy mổ ung thư tuyến giáp hết bao nhiêu tiền?
Thông thường, phương pháp mổ mở có chi phí khoảng 10-20 triệu đồng/ca chưa bao gồm chi phí hậu phẫu
Còn đối với những bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật mổ nội soi sẽ có giá cao hơn, khoảng từ 20-30 triệu đồng chưa bao gồm chi phí hậu phẫu.
5. Phẫu thuật k tuyến giáp ở đâu?
Phẫu thuật ung thư tuyến giáp hiện đã được triển khai ở nhiều cơ sở y tế trên khắp cả nước.
Trước khi quyết định nơi điều trị, bệnh nhân nên tìm hiểu và cân nhắc theo các tiêu chí sau: trình độ đội ngũ y bác sĩ, cơ sở vật chất, trang thiết bị, chi phí mổ ung thư tuyến giáp.
Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân nên lựa chọn những bệnh viện lớn, uy tín như Bệnh viện K Trung ương, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức hay bệnh nhân có thể mổ tuyến giáp ở Bệnh viện 108,…
6. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp
6.1. Mổ ung thư tuyến giáp nằm viện bao lâu?
Mổ ung thư tuyến giáp nằm viện bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như Phương pháp mổ, tình trạng phục hồi sau mổ của người bệnh, tình trạng bệnh,…
Thông thường với những bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn sớm và sức khỏe ổn định thì sau phẫu thuật, người bệnh chỉ cần ở lại viện theo dõi 2-3 ngày
Nếu tình trạng khối nghiêm trọng hơn hay mức độ phẫu thuật phức tạp hơn thì bệnh nhân cần nằm viện theo dõi khoảng 1 tuần để đề phòng các biến chứng sau khi xuất viện
Trường hợp bệnh nhân có thể trạng yếu, có nguy cơ cao xảy ra biến chứng sau phẫu thuật thì cần ở lại viện theo dõi lâu hơn cho tới khi sức khỏe ổn định
6.2. Mổ u tuyến giáp cần kiêng những gì?
Sau khi được xuất viện về nhà, bệnh nhân nên dành thời gian để nghỉ ngơi khoảng 1-2 tuần để hồi phục hoàn toàn.
Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh hoạt động mạnh hay mang vác vật nặng ảnh hưởng tới vùng cổ để tránh gây trầy xước và nhiễm trùng vết mổ.
Ngoài ra, rất nhiều bệnh nhân thắc mắc: mổ ung thư tuyến giáp có phải kiêng nói không?
Sau phẫu thuật, vùng cổ của bệnh nhân còn đau và cứng. Bên cạnh đó, trong quá trình phẫu thuật ung thư tuyến giáp có thể làm tổn thương tới dây thần kinh thanh quản.
Do đó, bệnh nhân nên kiêng nói trong những ngày đầu sau phẫu thuật để tránh ảnh hưởng tới vết mổ.
Khi vết mổ bắt đầu có dấu hiệu lành lại thì bệnh nhân có thể nói chuyện bình thường nhưng cần lưu ý nói chậm, ít và nhỏ để hạn chế tác động tới cấu trúc vùng cổ.
Thời gian kiêng nói phụ thuộc vào phương pháp mổ và tốc độ hồi phục của bệnh nhân. Nếu người bệnh mổ nội soi thì thời gian kiêng nói ít hơn so với bệnh nhân mổ hở vì tốc độ phục hồi nhanh hơn
Nhiều trường hợp bệnh nhân gặp phải biến chứng mất giọng hay thay đổi giọng thì cần được điều trị để lấy lại giọng nói.
6.3. Chăm sóc vết mổ
Để tránh nhiễm trùng sau mổ, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thay băng và vệ sinh vết mổ hàng ngày. Chỉ vệ sinh vết mổ bằng nước muối sinh lý, không bôi PVI trực tiếp lên vết thương.
- Tránh để vết mổ sạch sẽ và khô ráo. Tránh để vết thương tiếp xúc với nước để tránh nhiễm trùng
- Bệnh nhân có thể dùng kem trị sẹo sau khi cắt chỉ trong 1 tháng đầu. Không để vết mổ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong khoảng 6 tháng – 1 năm để giảm sự hình thành sắc tố gây mất thẩm mỹ
- Cần báo ngay cho bác sĩ nếu gặp phải các dấu hiệu bất thường như sốt, vết thương bung chỉ, miệng vết mổ sưng đỏ, có mủ,…
6.4. Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi phục của người bệnh.
Mổ ung thư tuyến giáp nên ăn gì?
Chế độ ăn của bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp cần được xây dựng theo từng thời điểm cụ thể:
- Trong những ngày đầu sau mổ, vết mổ còn đau, ảnh hưởng tới việc nhai nuốt của người bệnh. Do đó, thời điểm này bệnh nhân sẽ được chỉ định ăn những thức ăn lỏng, mềm như cháo, súp, sinh tố,… để hạn chế ảnh hưởng tới vết thương
- Những ngày sau đó, bệnh nhân có thể ăn uống bình thường trở lại. Lúc này người bệnh cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể nhanh bình phục. Bên cạnh đó, người bệnh cần ưu tiên bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin C, thực phẩm giàu kẽm và canxi như cam quýt, thịt bò, hải sản, thịt gà,…
Mổ ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe ở trên, bệnh nhân sau mổ ung thư tuyến giáp cần hạn chế những loại thực phẩm sau để tránh ảnh hưởng tới vết mổ cũng như quá trình phục hồi:
- Những thực phẩm có chứa các chất kích thích như rượu bia, cà phê,…
- Thức ăn khô cứng
- Thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ,…
- Thực phẩm có chứa iod
Xem thêm: Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì và nên ăn gì để cải thiện bệnh?
7. Mổ ung thư tuyến giáp sống được bao lâu?
Ung thư tuyến giáp có tiên lượng rất tốt nếu được điều trị đúng hướng.
Nhìn chung, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật là rất khác nhau, phụ thuộc vào loại ung thư tuyến giáp, giai đoạn bệnh, thể trạng người bệnh,…
Theo thống kê, nếu được phát hiện và phẫu thuật ngay từ giai đoạn đầu thì gần 100% bệnh nhân sống được hơn 5 năm. Tỷ lệ sống sẽ giảm dần ở những giai đoạn sau của bệnh.
Xem thêm: Ung thư tuyến giáp sống được bao lâu và bí quyết kéo dài sự sống
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn