Nhịn ăn có thể chữa ung thư không?

 917 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Nhịn ăn có thể chữa được ung thư không là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Thực hư của quan điểm này như thế nào? Bạn hãy cùng đội ngũ chuyên gia chúng tôi đi tìm câu trả lời nhé!

Nhịn ăn có thể chữa ung thư không?
Nhịn ăn có thể chữa ung thư không?

1. Tế bào ung thư có thể tự chết khi nhịn ăn không?

Những người theo phương pháp nhịn ăn giải thích rằng: Khi chúng ta ngừng ăn thịt, cá thì tế bào ung thư cũng sẽ bị bỏ đói và tự chết đi, sau đó cơ thể sẽ tự đào thải chúng.

Nhưng quan điểm trên hoàn toàn không có căn cứ. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia – nhịn ăn không làm cho tế bào ung thư tự chết đi mà ngược lại, việc này còn giảm khả năng điều trị và gây hại cho cơ thể.

Bởi theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm khi chúng ta không ăn thì khối u vẫn phát triển. Chúng lấy các chất của cơ thể dù chúng ta có ăn hay không. Như vậy, khi chúng ta nhịn ăn, tế bào của cơ thể sẽ bị hai tác động lớn. 

Thứ nhất, tế bào lành của cơ thể không được cung cấp thêm năng lượng từ bên ngoài và yếu đi. Thứ hai, các tế bào ấy bị tế bào ung thư rút mòn dinh dưỡng và càng thêm suy kiệt.

Do đó, nếu bệnh nhân không ăn uống sẽ dễ suy kiệt do ung thư, không đủ sức khỏe để theo các liệu trình điều trị. Từ đó, nguy cơ bệnh tiến triển nặng sẽ cao hơn hẳn người được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ.

Tới đây, bạn đọc chắc cũng đã biết tế bào ung thư không tự chết khi chúng ta nhịn ăn! Thay vào đó, chỉ có tế bào lành của cơ thể là bị suy kiệt khi ta dừng nạp năng lượng.

Cơ thể tràn đầy năng lượng
Cơ thể tràn đầy năng lượng

2. Có nên nhịn ăn để chữa ung thư không?

Cơ thể con người vốn được cấu thành từ rất nhiều cơ quan, mỗi cơ quan lại có chức năng riêng và luôn cần được cung cấp năng lượng để hoạt động và tồn tại.

Nhịn ăn kéo dài sẽ khiến nguồn năng lượng cạn kiệt, cũng như thiếu hụt các chất dinh dưỡng dẫn tới hàng loạt rối loạn bên trong cơ thể. Có thể kể đến như: 

  • Rối loạn hệ thống thần kinh: Bộ não tiêu thụ một lượng lớn năng lượng của cơ thể. Nếu tế bào não bị đói sẽ dẫn đến rối loạn hệ thống thần kinh trung ương – nơi điều hành mọi hoạt động chức năng của cơ thể.
  • Hạ đường huyết: Không nạp đủ carbohydrate sẽ khiến đường huyết bị giảm.

Đường máu giảm thấp dưới 80 mg/dl thì cơ thể đã có biểu hiện bủn rủn chân tay, mệt mỏi, đầu óc kém minh mẫn, tim loạn nhịp, hạ huyết áp toàn thân vã mồ hôi. Nếu đường huyết tiếp tục giảm sẽ dẫn đến hôn mê, nguy kịch.

  • Suy giảm khả năng miễn dịch: Thiếu dinh dưỡng dẫn đến sức đề kháng suy giảm và kéo theo nhiều hệ lụy, trong đó có tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. 

Do tế bào ung thư có phát triển được hay không phụ thuộc vào sức đề kháng của cơ thể. Người có sức đề kháng tốt, hệ thống miễn dịch nhanh nhạy sẽ phát hiện ra tế bào bị ung thư và kìm hãm sự phát triển chúng.

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể
Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể

Theo chiều ngược lại, bệnh nhân suy kiệt thì tế bào ung thư không được phát hiện và sẽ phát triển nhanh hơn. Do đó, nếu đói, bệnh nhân bị ung thư sẽ chết vì suy kiệt trước khi chết vì bệnh.

Tới đây có thể khẳng định, không nên nhịn ăn để chữa ung thư. Thay vào đó, chúng ta nên thiết lập một chế độ ăn lành mạnh để người bệnh có đủ sức đương đầu và chống chọi với căn bệnh ung thư.

3. Chế độ ăn lành mạnh cho người ung thư

Một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm:

  • Thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin và các chất dinh dưỡng khác.
  • Đa dạng loại rau quả đỏ, cam và xanh đậm.
  • Thực phẩm không chứa quá nhiều calo và giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Ngũ cốc nguyên hạt, mì ống, bánh mì và gạo lứt.
  • Các loại đậu giàu chất xơ.

Chế độ ăn lành mạnh sẽ hạn chế các thực phẩm sau:

  • Một số loại thịt đỏ như thịt cừu, thịt bò và thịt lợn.
  • Đồ uống chứa nhiều đường như đồ uống bổ sung vi khoáng, nước ngọt và đồ uống trái cây.
  • Các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích, thịt nguội, thịt xông khói.
  • Các sản phẩm ngũ cốc tinh chế và thực phẩm chế biến sẵn.

Lời khuyên cho một mô hình ăn uống lành mạnh:

  • Bổ sung các món ăn với ngũ cốc nguyên hạt, đậu, các loại rau và trái cây màu sắc.
Các loại rau củ có màu sắc
Các loại rau củ có màu sắc
  • Chỉ tiêu thụ một lượng nhỏ thịt đỏ hoặc thịt đã qua chế biến.
  • Chọn đậu, cá hoặc thịt gia cầm làm nguồn cung cấp protein chính.
  • Tăng cường ăn đồ ăn nấu thay vì ăn hàng.
  • Sử dụng bát ăn và đĩa đựng đồ ăn kích thước nhỏ cho những thực phẩm có calo lớn.
  • Lưu ý tới bảng thành phần được in trên bao bì của từng sản phẩm.
  • Chế biến thực phẩm bằng cách luộc hoặc hấp, tránh đồ chiên hoặc nướng.
  • Hạn chế sử dụng nước sốt kem, hay các loại nước sốt nhiều phụ gia và muối.

Thực hiện những điều nói trên, sẽ giúp cơ thể chúng ta đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe để chống lại ung thư chứ không cần phải “nhịn ăn để giết chết ung thư” như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Mọi thắc liên quan tới bệnh ung thư hay sản phẩm hỗ trợ chống ung thư, bạn hãy gọi tới số máy hotline 1800 6527 để đội ngũ chuyên gia của chúng tôi hỗ trợ bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.