Những việc cần làm để phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư

 1423 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Quá trình điều trị ung thư thường kéo dài và gây nên những tác dụng phụ, ảnh hưởng đến cả thể chất, tinh thần và chất lượng cuộc sống người bệnh. Vì vậy, phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư trong đó có vật lý trị liệu cho bệnh nhân ung thư có vai trò quan trọng trong cải thiện tình trạng sức khỏe và cả tinh thần, giúp cho quá trình điều trị có kết quả tốt nhất.

Phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư
Phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư

1. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư là gì?

Đây là một phương pháp được thực hiện để giúp bệnh nhân kiểm soát được các vấn đề trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày sau khi kết thúc các liệu trình điều trị ung thư. Với các mục tiêu cụ thể để cải thiện được cho bệnh nhân rất nhiều khía cạnh, trong đó có cả vấn đề về thể chất lẫn hoạt động và cả nhận thức:

  • Về thể chất: Bệnh nhân sẽ được điều trị và làm giảm bớt những vấn đề phát sinh từ tác dụng phụ của liệu trình điều trị ung thư như đau, sưng phù nề, cơ thể yếu ớt, mất sức, vận động bị hạn chế, động tác không linh hoạt,…Bên cạnh đó bệnh nhân cũng sẽ được cải thiện những triệu chứng của đến bệnh lý thần kinh cảm giác mệt mỏi kéo dài, khó nhai, khó nuốt…
  • Về hoạt động vận động: phục hồi chức năng giúp người bệnh cải thiện được những khó khăn về di chuyển, như đứng dậy từ sàn nhà hay từ ghế, đi cầu thang bộ, mặc quần áo, tắm rửa, ăn uống và các hoạt động sinh hoạt khác…
  • Nhận thức: sau khi điều trị ung thư thì nhận thức của bệnh nhân cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy cần tập phục hồi chức năng để cải thiện một số vấn đề như việc phối hợp nhiều hoạt động, cùng một lúc, việc khó khăn trong lúc suy nghĩ một vấn đề, chứng loạn thần, suy giảm khả năng ghi nhớ..

Mỗi khía cạnh cải thiện cho bệnh nhân lại có các nhóm chuyên gia phục hồi chức năng tương ứng như: chuyên gia vật lý trị liệu, chuyên gia điều trị lao động, chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, trị liệu thể chất, tâm lý học nhận thức, tư vấn hướng nghiệp, giải trí trị liệu, chuyên gia dinh dưỡng và cả chuyên gia sinh lý thể thao…

Chuyên gia vật lý trị liệu
Chuyên gia vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cho bệnh nhân ung thư là phương pháp chữa bệnh không cần dùng thuốc. Phương pháp này sử dụng các yếu tố vật lý như: Vận động cơ học – có sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên, sóng âm, ánh sáng, nhiệt… Khi các tác nhân này tác động nên cơ thể người bệnh sẽ giúp phục hồi các chức năng bị suy giảm, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

2. Mục đích của phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư

Sau quá trình trị liệu ung thư, việc quan trọng nhất là mỗi bệnh nhân chúng ta là hòa nhập lại cuộc sống thường nhật của bản thân. Không thể lao động nặng, chạy nhảy khỏe mạnh như trước vì hậu ung thư nhưng chí ít chúng ta có thể dần cải thiện tình trạng dần độc lập về các hoạt động, cũng như giúp đẩy lùi những nguy cơ bệnh tật khác. 

Vì vậy, phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư có các mục đích như sau:

  • Giúp bệnh nhân đạt trạng thái hoạt động năng động nhất, hòa nhập vào công việc, hoạt động gia đình hàng ngày trong cuộc sống, có thể tự mình làm các hoạt động nhẹ nhàng từ từ như mình muốn, giảm dần sự giúp đỡ của mọi người xung quanh, giúp người bệnh trở nên độc lập nhất có thể
  • Giảm bớt tác dụng phụ và triệu chứng do bệnh ung thư và các liệu pháp điều trị.
  • Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh sau khi kết thúc điều trị ung thư, trở về cuộc sống hàng ngày.
Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư
Cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh ung thư

3. Khi nào người bệnh ung thư cần phục hồi chức năng?

Người bệnh ung thư nên nhạy cảm với các vấn đề xảy ra của bản thân. Chủ động trong tự chăm sóc cho bản thân khi thấy sự bất thường của cơ thể. 

Bất cứ khi nào có triệu chứng khiến các vận động hoạt động kém, hay cơ thể mệt mỏi, khó thực hiện các công việc hàng ngày hơn, khó khăn trong đi lại, đau yếu hoặc đãng trí, suy nghĩ không rành mạch… 

Khi bạn gặp các tình trạng như trên thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và can thiệp phục hồi chức năng sớm nhất có thể. Khi gặp các chuyên gia, sẽ giúp bạn không chỉ an tâm hơn do biết rõ tình hình hiện tại của bản thân ra sao, mà còn biết được những kế hoạch sắp tới mình sẽ trải qua để tình trạng không tệ hơn, chất lượng cuộc sống không bị ảnh hưởng.

4. Một số bài tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân ung thư

Có rất nhiều bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư, dưới đây là một số gợi ý:

4.1. Bài tập cho bệnh nhân xạ trị vùng đầu, cổ

Xạ trị có thể làm cho các tổ chức cơ, mô mềm ở vùng đầu cổ bị biến đổi, gây nên một số tình trạng như: Viêm, xơ chai, cứng vùng đầu cổ, mất đi chuyển động linh hoạt bình thường của vùng cổ, có thể gây há miệng khó, khó nuốt hay khô miệng…

Để hạn chế các tác dụng phụ trên, bệnh nhân nên thường xuyên tập luyện các động tác vận động vùng đầu, cổ theo hướng dẫn sau:

Kỹ thuật thở
Kỹ thuật thở

Kỹ thuật thở

Khi xạ trị, vùng đỉnh phổi có thể bị ảnh hưởng gây ra sự tích tụ đờm, lâu ngày gây nên sự trở ngại cho việc thông khí trong phổi. Vì vậy bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bệnh nhân các kỹ thuật để hạn chế những thay đổi xấu đó, có cả những bài tập thở như: Hít sâu, giũ nguyên sau đó bật ho mạnh nhất, làm lặp lại để có thể mang lại hiệu quả.

Tư thế

Giúp bệnh nhân nhận thức được tư thế của mình, luôn cố gắng giữ thẳng đầu, vai và lưng trên thẳng xuống chứ cố gắng không chùng vai hay sụt hẳn vai xuống hoặc nhô đầu ra trước, sẽ ảnh hưởng đến xương và cơ sau này, tư thế sẽ rất dễ bị gù lưng.

Tập thể dục và tập vai

Trong và sau xạ trị, bệnh nhân nên cố gắng giữ các hoạt động của mình trong mức có thể vận động được của bản thân như đi dạo, tập các bài tập khởi động nhẹ nhàng vai, cánh tay, chân tay, xoay cổ… Nếu bệnh nhân quá mệt mỏi, hãy cố gắng vận động từ từ từng chút một và thường xuyên hơn là làm nhiều lần một lần.

Nghiêng đầu

Tập nghiêng đầu về một bên, nhẹ nhàng trong khả năng điều kiện vận động hiện tại của bản thân, giữ một thời gian cho đến khi bệnh nhân cảm thấy cơ bắt đầu căng ra. Trở lại và lại nghiêng sang bên còn lại. Lặp lại năm đến mười lần cho mỗi bên. 

Với động tác này, các kỹ thuật viên hãy giúp bằng cách giữ cằm bệnh nhân hướng về phía trước và cố định vai của họ giãn và thẳng. có thể khuyến khích bệnh nhân có thể tự mình làm để đảm bảo tư thế đúng.

Bài tập nghiêng đầu
Bài tập nghiêng đầu

Quay đầu

Quay đầu của bệnh nhân để nhìn sang một bên vai, cho đến khi bệnh nhân thấy bắt đầu căng cơ. Trở lại tư thế và đổi quay đầu sang vai khác. Lặp lại năm đến mười lần cho mỗi bên, kỹ thuật viên hãy giữ sao cho vai bệnh nhân không bị quay theo.

Nhún vai và cuộn

Nhún hai vai cùng lúc bằng cách đưa vai hai lên đến khi có cảm giác hai vai chạm hàm, cố gắng di chuyển hai vai cùng tốc độ và thời gian, Lặp lại năm đến mười lần, sau đó lại hạ hai vai xuống cùng tốc độ để tạo nên động tác cuộn vai.

Nhìn lên/ nhìn xuống

Nhẹ nhàng uốn cong đầu của bệnh nhân về phía trước, hạ cằm chạm xuống ngực. Quay trở lại giữa, sau đó nhẹ nhàng nâng cằm lên, nghiêng đầu ra sau tạo động tác nhìn lên, khi bệnh nhân thấy căng cơ là đạt yêu cầu, lặp lại năm đến mười lần.

Lấy tay ra phía bên

Giữ khuỷu tay của bệnh nhân đan sát vào eo, đưa tay ra phía bên, quay trở lại và lặp lại năm lần

Nâng cao cánh tay, cẳng tay

Có 2 bài tập để nâng cao cánh tay và cẳng tay:

  • Nâng cao cánh tay: Nâng cao cánh tay về phía bên, mặt hướng ra trước, tay giơ sang ngang và tiếp tục đưa lên trên và dọc theo đầu bệnh nhân. Nếu khó khăn, hãy trượt tay lên tường hoặc đặt tay lên vai của bệnh nhân và nâng khuỷu tay của người bệnh ra phía bên. Hạ xuống và lặp lại năm đến mười lần.
Bài tập nâng cao cánh tay
Bài tập nâng cao cánh tay
  • Nâng cao cẳng tay: Nâng cao cánh tay nên phía trước ở tư thế bàn tay úp, nâng cao cánh tay ra trước mặt bệnh nhân, sau đó tiếp tục lên trên và lên đầu. Dùng tay kia để hỗ trợ nếu bệnh nhân bị khó khăn, hoặc có thể cho bệnh nhân trượt tay lên tường để hỗ trợ trọng lực cho cánh tay. Hạ xuống và lặp lại năm đến mười lần.

Tập mở hàm

Việc mở hàm có thể bị hạn chế sau khi xạ trị đầu cổ, điều này đem lại nhiều bất lợi cho bệnh nhân như: mở miệng không đủ rộng để ăn, uống, nói, vệ sinh răng miệng hoặc kiểm tra…

Trước tiên, kỹ thuật viên sẽ kiểm tra xem miệng bệnh nhân mở được bao nhiêu, bằng cách xem có bao nhiêu ngón tay của bệnh nhân khi đặt dọc các ngón xếp cạnh nhau có thể ngăn giữa răng cửa trước của hai hàm hoặc lợi. Bệnh nhân có thể tập mở rộng hàm bằng cách ngậm trái chanh (hay bất cứ trái gì) với kích thước tăng dần. 

Thực hành kiểm tra xem miệng bệnh nhân mở được nhiều không cho đến khi việc điều trị của bệnh nhân hoàn thành. Ngoài ra, kỹ thuật viên cũng có thể sử dụng dụng cụ banh miệng chuyên dụng để hiệu quả hơn.

4.2. Bài tập cho người ung thư vú

Sau khi điều trị ung thư vú, người bệnh có thể được hướng dẫn các bài tập để phục hồi lại như:

  • Tuần đầu sau điều trị:
    • Bài tập gập, duỗi cơ tay: giúp giảm phù nề sau điều trị, do khi vận động theo bài này, các cơ vận động như một cái bơm tăng tuần hoàn ở tay.
    • Nhún và xoay hai vai
    • Nâng hai tay
    • Dang khớp vai với khuỷu tay gập.
    • Ép xương bả vai
Ép xương bả vai
Ép xương bả vai
    • Gấp khớp vai với khuỷu tay gập
    • Khoanh tay trước ngực và gấp cánh tay hay khớp vai
  • Tuần thứ hai sau điều trị:
    • Gấp khớp vai hai bên.
    • Dạng áp kết hợp xoay trong khớp vai
    • Dạng khớp vai với khuỷu tay gập
    • Xoay trong khớp vai.
  • Tuần thứ 3 đến tuần thứ 6 sau điều trị
    • Gấp khớp vai hai bên với gậy
    • Tạo hình đại bàng
    • Dạng và khép vai.
    • Điều chỉnh vị thế
    • Ngón tay leo tường

Ngoài ra, còn có một số bài tập nâng cao như: nghiêng thân mình, trượt theo khung cửa. 

5. Thời gian thực hiện phục hồi chức năng là bao lâu?

Thời gian thực hiện phục hồi chức năng phụ thuốc vào quá trình tiến triển của bệnh nhân, khi người bệnh đã có thể đạt được những mục tiêu của quá trình phục hồi như độc lập trong các hoạt động, làm các việc trong sinh hoạt hàng ngày tùy theo khả năng của mình thì việc cần trợ giúp các bài tập trị liệu từ bác sĩ và kỹ thuật viên có thể dừng lại.

Sau khi kết thúc, bệnh nhân vẫn nên được khuyến khích tập luyện nhẹ nhàng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và đẩy lùi các chứng bệnh khác có thể gặp phải.

Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bệnh nhân và gia đình thêm an tâm hơn về hiệu quả của phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau xạ trị. Cùng với đó là biết thêm các phương pháp vật lý trị liệu cùng các bài tập giúp cải thiện chức năng sống cho bệnh nhân, để bệnh nhân trở lại cuộc sống hàng ngày một cách vui, khỏe, có ích! 

Nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin gì liên quan tới ung bướu, liên hệ ngay cho các chuyên gia qua hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn