Sau phẫu thuật ung thư nên ăn gì và kiêng gì để hồi phục nhanh?
Sau phẫu thuật ung thư nên ăn gì là vấn đề mà rất nhiều người đang quan tâm. Bạn mong muốn người nhà của mình được chăm sóc một cách đầy đủ nhất với những thực phẩm phù hợp. Vậy đâu là thực phẩm được khuyên sử dụng cho bệnh nhân bị ung thư? Dưới đây là bật mí mà bạn không nên bỏ lỡ.
Xem nhanh
1. Ảnh hưởng của dinh dưỡng với bệnh nhân phẫu thuật ung thư
Có rất nhiều người cho rằng việc xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật là không cần thiết. Bởi bệnh nhân chỉ cần ăn uống đầy đủ, không cần quá khắt khe hay lên một kế hoạch cụ thể về dinh dưỡng. Thực tế, ung thư là căn bệnh nguy hiểm, người bị ung thư trải qua một quá trình điều trị lâu dài và khó khăn. Vậy nên, việc xây dựng một kế hoạch dinh dưỡng là rất cần thiết. Đặc biệt là đối với những bệnh ung thư như: ung thư máu, ung thư não, ung thư phổi…
Việc bổ sung dinh dưỡng đủ, đúng cách sẽ giúp người bệnh duy trì được sức khỏe tốt để điều trị lâu dài. Nếu dinh dưỡng không tốt, quá trình điều trị sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Điển hình là việc bệnh nhân ốm yếu, không đáp ứng thuốc, suy kiệt thể chất khi tiếp thuốc.
Chính vì vậy, bệnh nhân đang điều trị hoặc sau phẫu thuật cần ăn uống hợp lý, lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. Đồng thời bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe cũng như bắt đầu các hoạt động tập luyện nhẹ nhàng.
2. Bệnh nhân sau mổ ung thư nên ăn gì?
Dưới đây là các thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn cho bệnh nhân ung thư sau phẫu thuật:
2.1. Thực phẩm giàu đạm, protein
Mổ u xong nên ăn gì để tăng cường sức khỏe, chống chọi bệnh tật? Những thực phẩm có nhiều đạm sẽ giúp bệnh nhân ung thư khoẻ hơn để ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển mạnh. Việc bổ sung lượng đạm cần thiết cho cơ thể sau khi phẫu thuật còn giúp cho người bệnh nhanh chóng phục hồi, sẵn sàng chiến đấu với căn bệnh quái ác.
Một số thực phẩm giàu chất đạm mà bạn nên tham khảo như: thịt, hải sản, trứng, sữa, cá nước ngọt. Ở thực vật, người bệnh nên ưu tiên các loại đậu như: Đậu xanh, đậu nành, đậu phụ.
2.2. Bổ sung rau, củ, quả
Rau củ là thực phẩm vô cùng cần thiết để người bệnh bổ sung vitamin tự nhiên. Việc bổ sung rau củ sẽ giúp cho người bệnh tăng cường sức đề kháng. Đồng thời hệ thống miễn dịch cũng tốt hơn nhằm giúp vết mổ nhanh lành.
Ở đây, người bệnh nên bổ sung những loại rau xanh có màu đậm và các loại quả chứa nhiều nước. Khi ăn, bạn có thể sử dụng bằng cách ép lấy nước hoặc xay nhỏ và cho vào cơm, cháo. Khi sức khỏe dần hồi phục, bạn hoàn toàn có thể ăn các sản phẩm này theo cách ăn thô thông thường.
2.3. Thực phẩm chứa nhiều acid omega – 3
Acid béo omega 3 nắm giữ những vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ trí não và sức khỏe. Vì vậy, sau phẫu thuật, người bệnh nên sử dụng các loại thực phẩm chứa acid béo omega 3 để giảm viêm nhiễm ở vết mổ. Đồng thời, omega 3 cũng hỗ trợ kích thích cảm giác thèm ăn, giúp người bệnh ăn uống ngon miệng hơn.
Một số thực phẩm chứa nhiều Omega 3 mà bạn có thể tham khảo đó là: cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ…
2.4. Ăn thực phẩm dạng lỏng
Các thực phẩm dạng lỏng cực kỳ được khuyên dùng cho những bệnh nhân ngay sau phẫu thuật. Khi đó, hệ tiêu hoá và sức khỏe của bệnh nhân còn rất yếu. Việc nhai các thức ăn thô, cứng là điều rất khó khăn. Thế nên thực phẩm dạng lỏng như cháo, nước ép sẽ phù hợp hơn cả.
Đặc biệt, thực phẩm này rất phù hợp với các bệnh nhân đang mắc ung thư dạ dày, ung thư ruột già, ung thư vòm họng, ung thư miệng, ung thư tuyến giáp,… Sau khi tình trạng cơ thể khỏe mạnh hơn, những bệnh nhân này nên được ăn thức ăn mềm. Sau đó, dần dần làm quen lại với thức ăn thô, cứng hơn.
3. Sau phẫu thuật ung thư nên kiêng ăn gì?
Mổ u nang xong có nên uống sữa? Mổ u xơ xong nên ăn gì? Tuỳ vào từng loại ung thư mà bác sĩ sẽ có những lời khuyên hoặc chỉ định kiêng ăn đối với người bệnh đó. Bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định bỏ bất kỳ thực phẩm gì. Bởi nếu không, bạn sẽ vô tình bỏ lỡ thực phẩm cần thiết cho cơ thể của mình.
Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số thực phẩm hoặc cách ăn mà bệnh nhân ung thư nên kiêng hoặc hạn chế như:
- Đồ nướng trên than, đồ chiên rán nhiều trong dầu mỡ
- Các thức ăn cứng
- Muối iot không nên được bổ sung nhiều cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp
- Sữa và những thực phẩm chế biến từ sữa nên được dùng đủ liều lượng hoặc có sự hạn chế
- Không nên sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn hay đồ ăn nhanh được bày bán tràn lan tại vỉa hè
- Đồ uống có ga, rượu, bia, thuốc lá hay chất kích thích
4. Lưu ý dinh dưỡng cho người sau mổ u
Để cơ thể nhanh hồi phục, người bệnh cần được bổ sung những chế độ dinh dưỡng thật hợp lý. Tuy nhiên, vẫn có những lưu ý mà người nhà, khi chăm sóc bệnh nhân cần quan tâm. Cụ thể:
- Mỗi căn bệnh ung thư khác nhau sẽ cần kiêng một vài loại thực phẩm khác nhau. Bạn không nên áp dụng chung một công thức dinh dưỡng cho tất cả các bệnh nhân ung thư. Điều này, bạn nên tham vấn ý kiến từ bác sĩ để được hỗ trợ chi tiết nhất.
- Lượng dinh dưỡng cần bổ sung cần phù hợp với thể trạng mỗi người cũng như từng giai đoạn. Chẳng hạn như người khoẻ- người yếu, người mới phẫu thuật- người đã phẫu thuật lâu ngày.
- Luôn ưu tiên các thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vậy, người bệnh sẽ dung nạp được nhiều nhất các chất dinh dưỡng mà không phải lo sẽ bị ngộ độc bởi thực phẩm bẩn.
- Cuối cùng, để có được bảng chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho bệnh tình của người thân, bạn nên tham khảo bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
- Nếu có thể nên dùng thêm thực phẩm chức năng phù hợp để nâng cao sức đề kháng, điều trị ung thư hiệu quả. KUREN FUCOIDAN – Fucoidan con hạc là sản phẩm Fucoidan thế hệ mới không chỉ tiêu diệt tế bào ung thư mà còn làm giảm tác dụng trong điều trị, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn