Huyết khối và sự hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư

 899 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Sự hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư là hiện tượng rối loạn, biến chứng nguy hiểm cần được điều trị nhanh chóng, kịp thời. Cục máu đông thường xuất hiện sau khi đã chuẩn đoán thấy bệnh ung thư hoặc cũng có thể là triệu chứng ban đầu dự báo bệnh ung thư gây ra.

Sự hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư
Sự hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư

1. Cục máu đông ở bệnh nhân ung thư là gì?

Cục máu đông là tình trạng bệnh lý do sự phát động và lan rộng không hợp lý của phản ứng đông máu của cơ thể. Từ đó dẫn đến hiện tượng hình thành cục máu đông trong lòng mạch và gây ra một số tình trạng như: tắc mạch hoàn toàn, bán tắc, hay nghẽn mạch. 

Các cục máu đông được hình thành trên cơ thể không phải loại nào cũng giống nhau. Đôi khi cục máu đông xuất hiện ở những vị trí khác nhau trên cơ thế sẽ được đặt tên theo các bộ phận của cơ thể mà chúng làm ảnh hưởng. Cụ thể:

  • Thuyên tắc huyết khối: Đây là tên gọi của một loại huyết khối đã vỡ ra và tắc nghẽn trong một mạch máu khác. Cũng có thể là tắc nghẽn ở một bộ phận khác trên cơ thể như chân hoặc phổi.
  • Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT): Đây chính cục máu đông nằm ở trong tĩnh mạch sâu. Huyết khối này thường ở chân và đôi khi xuất hiện ở cánh tay hoặc các vị trí tĩnh mạch sâu khác.
  • Thuyên tắc phổi (PE): Đây là trường hợp mà cục máu đông xuất hiện ở một vị trí nào đó trên cơ thể, nhưng vỡ ra và tắc nghẽn ở trong phổi. Trường hợp bệnh nhân bị thuyên tắc phổi gây ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng, thậm chí là đe dọa tính mạng.
  • Huyết khối tĩnh mạch (VTE): Đây là loại cục máu đông được sử dụng để mô tả cho cả hai loại DVT và PE ở trên.
Huyết khối tĩnh mạch (VTE)
Huyết khối tĩnh mạch (VTE)
  • Đông máu nội mạch lan tỏa (DIC): Đây là tình trạng một biến chứng của một số bệnh ung thư. Tình trạng đông máu này khá hiếm gặp gây chảy máu và đông máu nghiêm trọng. DIC vô cùng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức.

Bài viết liên quan: Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư: Nguyên nhân và cách điều trị

2. Cơ chế hình thành cục máu đông ở người bệnh ung thư

Cục máu đông hình thành ở người bệnh ung thư chính là hậu quả của sự tương tác giữa tế bào khối u, tân sinh mạch máu và quá trình đông cầm máu. Những bệnh nhân ung thư thường có tình trạng tăng đông do tác động hiệp đồng 3 yếu tố chính đó là: ứ trệ máu, tăng đông máu và tổn thương thành mạch.

  • Ứ trệ máu: Tình trạng này xuất hiện là do người bệnh phải nằm nghỉ tại giường hoặc cũng có thể là do do khối u chèn ép.
  • Tăng đông máu: Trường hợp này là do sự giải phóng các yếu tố gây đông máu từ tế bào ung thư. Điều này gây ảnh hưởng đến dòng thác đông máu và chức năng tiểu cầu. 
  • Tổn thương thành mạch: Tổn thương thành mạch là do sự xâm lấn của tế bào ung thư, hay do sử sử dụng hóa chất điều trị hoặc do các can thiệp khác gây ra. Tổn thương thành mạch do một số nguyên nhân như: hạch to chèn ép, mạch máu bị chèn ép từ bên ngoài bởi khối u. Hoặc cũng có thể là do sử dụng đường truyền tĩnh mạch trung tâm trong hóa trị.
Tổn thương thành mạch
Tổn thương thành mạch

3. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư có thể do một số yếu tố như:

Yếu tố liên quan đến người bệnh

Những yếu tố khiến tình trạng hình thành cục máu đông liên quan đến tình trạng người bệnh bao gồm:

  • Do tuổi cao.
  • Do người bệnh béo phì có BMI >35kg/m2.
  • Mắc bệnh đồng nhất: bệnh phổi, bệnh thận, nhiễm trùng, đột biến gây tăng động hay suy van tĩnh mạch mãn tính,….
  • Đối với những bệnh nhân ung thư có tiền căn huyết khối trước đó thì nguy cơ hình thành cao gấp 6-7 lần người bệnh khác.

Yếu tố bệnh lý

Các yếu tố liên quan tới bệnh lý ung thư như:

  • Vị trí khối u: Vị trí khối u là một trong những nguyên nhân dẫn tới quá trình hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư là rất lớn. Theo như một số nghiên cứu cho thấy nguy cơ bị huyết khối rất cao đó là: u tụy, dạ dày và não. 

Trường hợp nguy cơ hình thành cục máu đông cao là đối với: Ung thư phổi, đại tràng, tử cung, thận, bàng quang và ung thư tinh hoàn. Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú thì có nguy cơ thấp hơn.

  • Giai đoạn của bệnh: Ung thư ở giai đoạn cuối hay ung thư đã di căn là một trong những nguyên nhân chính hình thành cục máu đông.
  • Mô học của khối u: Theo chia sẻ của các chuyên gia thì adenocarcinoma có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn carcinoma của tế bào vảy.
Adenocarcinoma có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn
Adenocarcinoma có nguy cơ hình thành cục máu đông cao hơn
  • Mức độ biệt hóa của khối u: Đối với những u biệt hóa kém hoặc không biệt hóa thì nguy cơ hình thành huyết khối cao.
  • Thời điểm chẩn đoán: Thời điểm từ 3 đến 6 tháng sau khi chẩn đoán bệnh ung thư thì nguy cơ hình thành huyết khối là cao nhất.
  • Tình trạng diễn biến của bệnh: Bệnh ổn định hay đang tiếp diễn cũng chính là nguy cơ dẫn tới hình thành huyết khối.

Quá trình điều trị

Nguy cơ hình thành huyết khối cũng có liên quan rất lớn tới quá trình, phương pháp điều trị. Cụ thể:

  • Thuốc: Bệnh nhân điều trị bằng tamoxifen làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối cao nhất là trong 2 năm đầu tiên khi kết hợp với phương pháp hóa trị. Bên cạnh đó, sử dụng thuốc thalidomide cũng có nguy cơ hình thành huyết khối với tỷ lệ là 12-28%, khi sử dụng kết hợp với dexamethasone hay phương pháp hóa trị. 
  • Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm lâu ngày trong hóa trị ung thư hay nuôi dưỡng đường tĩnh mạch cũng có thể hình thành cục máu đông tại chỗ và thuyên tắc phổi. 

Xem thêm: 11 tác dụng phụ của hóa trị ung thư và bí kíp quản lý

4. Triệu chứng lâm sàng

Huyết khối ở bệnh nhân ung thư có thể xuất hiện những triệu chứng như:

  • Sưng một bên chi thể, có thể là sưng cánh tay hoặc chân.
  • Vị trí cục máu đông xuất hiện thường bị đau.
  • Người bệnh có thể cảm thấy khó thở hoặc đau ngực.
  • Nồng độ oxy trong máu thấp.

5. Chẩn đoán huyết khối ở bệnh nhân ung thư

Để chẩn đoán huyết khối, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm:

  • Siêu âm Doppler: Phương pháp chẩn đoán này giúp phát hiện tình trạng giảm lưu lượng ở vùng xa của vị trí có huyết khối.
Siêu âm Doppler
Siêu âm Doppler
  • Chụp cắt lớp vi tính: Thường là chụp CT cản quang để chẩn đoán huyết khối động mạch phổi.
  • Đánh giá thông khí-tưới máu phổi: Biện pháp này nhằm mục đích chẩn đoán huyết khối động mạch phổi.
  • Chụp mạch: Đây là biện pháp giúp phát hiện huyết khối trong động mạch.

6. Cách điều trị sự hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư

Trường hợp huyết khối xuất hiện ở người bệnh ung thư, bác sĩ sẽ quyết định cách điều trị tốt nhất, có thể là một hoặc kết hợp các phương pháp:

  • Thuốc chống đông máu: Thông thường được dùng tiêm tĩnh mạch (IV) hoặc đường uống. Chúng có tác dụng ngăn hình thành cục máu đông và kèm theo tác dụng phụ là gây chảy máu. bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích và nguy cơ trước khi chỉ định thuốc cho bạn
  • Thuốc làm tan cục máu đông: Được dùng tiêm tĩnh mạch
  • Bộ lọc ngăn cục máu đông di chuyển vào phổi hoặc tim: Những biij lọc này được đưa vào tĩnh mạch lớn ở ngực trong quá trình phẫu thuật.

Thông thường, nếu bạn có nguy cơ cao bị cục máu đông hoặc đang bắt đầu một phương pháp điều trị ung thư, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc ngăn cục máu đông hình thành. 

Có thể thấy, sự hình thành cục máu đông ở bệnh nhân ung thư là một tình trạng vô cùng nguy hiểm. Tình trạng huyết khối xuất hiện có liên quan rất lớn tới việc sử dụng thuốc, phương pháp điều trị,…Do đó, để hạn chế tình trạng tăng nguy cơ huyết khối, bệnh nhân ung thư cần phải có phương pháp điều trị dự phòng và cần có sự giám sát của các bác sĩ.

Nếu bạn cần biết thêm thông tin về bệnh lý ung bướu, liên hệ với các bác sĩ, dược sĩ của chúng tôi qua hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook! Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.