Những tác dụng phụ của xạ trị và biện pháp hạn chế
Bên cạnh phẫu thuật và hóa trị thì xạ trị cũng được áp dụng phổ biến trong điều trị ung thư hiện nay. Vậy xạ trị có đau không, xạ trị có nguy hiểm không? Các tác dụng phụ của xạ trị mà người bệnh phải đối mặt? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Xem nhanh
1. Xạ trị có đau không và có nguy hiểm không?
Xạ trị là liệu pháp dùng các tia năng lượng cao như tia X, tia gamma, cùm electron/photon,… để phá vỡ cấu trúc DNA của tế bào ung thư thành từng mảnh nhỏ. Nhờ đó tiêu diệt hoặc làm chậm quá trình phát triển của những tế bào này.
Các tế bào khỏe mạnh xung quanh khu vực điều trị cũng có thể bị ảnh hưởng, tia xạ phá hủy các mô khỏe mạnh gây ra các tác dụng phụ của xạ trị trên cơ thể. Những tác dụng phụ này xuất hiện khác nhau ở mỗi đối tượng, có người gặp ít hoặc không có, cũng có những người gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Để giải đáp cho câu hỏi xạ trị có đau không thì câu trả lời là người bệnh có thể gặp phải tình trạng đau rát trên da. Ngoài ra còn có các tác dụng phụ khác ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân ung thư ở nhiều mức độ.
2. Các tác dụng phụ của xạ trị ung thư thường gặp
Bất kỳ phương pháp điều trị ung thư nào cũng đều có những tác dụng không mong muốn nhất định. Dưới đây là tác dụng phụ và những biến chứng sau xạ trị thường gặp:
2.1. Mệt mỏi
Xạ trị có mệt không? Hầu hết người bệnh sau khi bắt đầu xạ trị ung thư sẽ có cảm giác mệt mỏi về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Tia xạ tác động tới cả những tế bào khỏe mạnh dẫn đến cảm giác mệt mỏi, ăn không ngon, rối loạn giấc ngủ.
Quy trình xạ trị ung thư càng dài người bệnh lại càng mệt mỏi. Cùng với đó là tâm lý mình mắc một căn bệnh ác tính nên không thể tránh khỏi sự suy sụp về tinh thần. Lúc này, người bệnh cần được nghỉ ngơi đầy đủ, đảm bảo chế độ dinh dưỡng và gia đình, bạn bè bên cạnh để cổ vũ tinh thần, động viên.
2.2. Vấn đề về da
Tế bào da bị ảnh hưởng bởi tia X nên xuất hiện các tác dụng phụ như da khô, phát ban, ngứa, phồng rộp, loét da, sẫm màu da,… Tình trạng sẽ càng nghiêm trọng khi thời gian xạ trị kéo dài và đỡ dần sau khi ngừng điều trị 4 – 8 tuần.
Lúc này nên thực hiện biện pháp chăm sóc da khi xạ trị như:
- Không dùng nước hoa, chất khử mùi, thuốc bôi da có thành phần bột phấn, cồn hoặc thành phần khác gây kích ứng da
- Mặc trang phục thoải mái, rộng rãi, chất liệu mềm để hạn chế cọ xát lên da
- Không để da tiếp xúc với tác nhân quá lạnh hoặc quá nóng
- Dùng vitamin E hoặc dầu lô hội cải thiện tình trạng da
2.3. Rụng tóc
Rụng tóc trong điều trị ung thư bằng xạ trị thường kéo dài 2 – 3 tuần sau khi bệnh nhân ung thư tiến hạt đợt xạ đầu tiên. Nguyên nhân là do tia xạ ảnh hưởng đến các tế bào tóc và móng, đặc biệt là chân tóc dẫn tới tóc xơ yếu, dễ gãy rụng.
Rụng tóc có thể xảy ra hoặc không tùy từng đối tượng, ví dụ như người xạ trị vùng đầu cổ bị rụng một phần hoặc toàn bộ tóc, trong khi người xạ trị vùng hông lại không bị rụng tóc. Hầu hết bệnh nhân đều thấy tóc sẽ mọc lại sau khi kết thúc điều trị. Khi sử dụng tóc giả nên lưu ý đảm bảo lớp lót không gây kích ứng cho da đầu của bạn.
2.4. Suy giảm công thức máu
Những tế bào máu, đặc biệt là bạch cầu giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng và ngăn chảy máu. Xạ trị có thể gây ra những thay đổi về công thức máu, người bệnh có nguy cơ cao bị nhiễm trùng.
Trong quá trình xạ trị, nếu các xét nghiệm cho thấy số lượng các tế bào máu thấp, bạn có thể phải ngừng điều trị trong một khoảng thời gian để chúng trở lại bình thường.
3. Tác dụng phụ cụ thể khi xạ trị tại các vị trí
Các biến chứng sớm và muộn của xạ trị còn xuất hiện tùy theo vị trí được tiến hành xạ trị, cụ thể:
3.1. Xạ trị não
Các tác dụng không mong muốn ngắn hạn khi xạ trị vùng não như:
- Đau đầu, rụng tóc
- Mệt mỏi
- Buồn nôn, nôn
- Nghe kém
- Thay đổi trên da, đặc biệt là da đầu
- Suy giảm trí nhớ
- Khó khăn khi phát âm
- Co giật
Tác dụng phụ của xạ trị não còn có thể xuất hiện muộn hơn từ 6 tháng đến nhiều năm sau khi kết thúc điều trị. Những vấn đề nghiêm trọng như mất trí nhớ, triệu chứng giống đột quỵ và giảm chức năng não. Một số ít trường hợp có nguy cơ có một khối u khác ở vị trí xạ.
3.2. Xạ trị vùng đầu cổ
Xạ trị vùng đầu cổ làm tổn thương tế bào niêm mạc miệng, ảnh hưởng đến vị giác và tuyến nước bọt gây phản ứng khô miệng, mất vị giác. Sau khi ngừng xạ trị từ 4 – 8 tuần, viêm niêm mạc, mất vị giác sẽ được cải thiện, còn khô miệng thì chậm hơn. Nếu không thể hồi phục tuyến nước bọt sau xạ trị do tổn thương vĩnh viễn thì tình trạng khô miệng không thể trở lại bình thường.
3.3. Xạ trị ung thư vú
Xạ trị ung thư vú có thể gây ra những thay đổi ngắn hạn, dài hạn hoặc cả tác dụng phụ ở vùng lân cận. Tác dụng phụ ngắn hạn như kích ứng da, da khô và thay đổi màu sắc, đau nhức vú, phù bạch huyết gây sưng vú. Chúng có thể biến mất sau 1 hoặc 2 tháng kết thúc xạ trị.
Thay đổi dài hạn ở vú như da sạm hơn, lỗ chân lông lớn và dễ thấy hơn, da dày và săn hơn. Đôi khi còn có sự thay đổi kích thước vú, vú có thể trở nên lớn hơn hoặc nhỏ đi. Những thay đổi này sẽ kéo dài sau khi điều trị
Tia xạ dùng để điều trị ung thư vú còn có thể ảnh hưởng đến các cơ quan trong lồng ngực như phổi, tim,…
3.4. Xạ trị vùng ngực
Tác dụng phụ của xạ trị vùng ngực như loét họng, ăn không ngon miệng, khó nuốt, ho và thở ngắn. Xạ trị còn gây ra những biến chứng khác ở tim và phổi.
Liều xạ càng cao và diện tích chiếu càng lớn thì nguy cơ mắc bệnh tim càng tăng lên. Bức xạ cũng có thể gây ra tổn thương van tim, xơ cứng động mạch hoặc nhịp tim không đều.
Viêm phổi phóng xạ gặp ở những bệnh nhân xạ trị vùng ngực hoặc ít gặp hơn là xạ trị vú. Biến chứng này xuất hiện khoảng 3 – 6 tháng sau khi bắt đầu xạ trị. Triệu chứng viêm phổi nếu không được điều trị có thể dẫn đến xơ phổi, chức năng phổi sẽ bị ảnh hưởng vĩnh viễn.
3.5. Xạ trị vùng bụng
Nếu bạn được thực hiện xạ trị vùng bụng hoặc một phần của bụng, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón. Buồn nôn và nôn có thể xảy ra ngay sau khi xạ trị. Nhiều người bị tiêu chảy sau một thời gian sau khi bắt đầu xạ trị.
Để giải quyết vấn đề này, việc lập kế hoạch về chế độ dinh dưỡng xạ trị nên kiêng gì và nên ăn gì rất cần thiết. Cùng với đó, bạn nên trao đổi với bác sĩ điều trị về những tác dụng phụ có thể xảy ra và các loại thuốc dùng để giảm bớt chúng.
Bạn có thể tìm hiểu thêm:
- Hướng dẫn cách trị táo bón cho người bị ung thư
- Cần làm gì khi bị tiêu chảy trong điều trị ung thư?
3.6. Xạ trị vùng chậu
Xạ trị vùng chậu thường được dùng trong điều trị ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt hoặc ung thư buồng trứng, gây ra các vấn đề về rối loạn bàng quang, vấn đề về sinh sỉnh hoặc thay đổi trong đời sống tình dục. Ngoài ra, bạn có thể gặp một số vấn đề giống khi xạ trị vùng bụng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy hoặc táo bón.
4. Làm thế nào để giảm tác dụng phụ của xạ trị?
Với mỗi tác dụng phụ của xạ trị khác nhau và ở mỗi bộ phận trên cơ thể sẽ có cách xử lý khác nhau. Một số giải pháp cụ thể được ứng dụng:
- Người bị suy giảm công thức máu thì truyền máu hoặc uống thuốc kích thích sản sinh hồng cầu
- Tập các bài thể dục nhẹ nhàng để giảm mệt mỏi
- Trường hợp gặp các vấn đề như đau rát, khó chịu do phát ban và khô gia thì có thể dùng thuốc bôi hydrocortisone hoặc thuốc giảm đau
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn, dùng chỉ nha khoa và kem đánh răng có fluoride không chứa chất mài mòn
- Lưu ý về chế độ ăn uống, không ăn thực phẩm cay nóng, khó tiêu như đồ chiên, nướng
- Người bị khó thở, hơi thở ngắn nên dùng thuốc giãn phế quản, thực hiện vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Uống nhiều nước hoặc truyền dịch để hạn chế rối loạn điện giải do nôn
- Tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể để hạn chế tác dụng phụ bằng cách sử dụng sản phẩm KIBOU FUCOIDAN. Đây là sản phẩm Fucoidan Nhật Bản không chỉ hỗ trợ điều trị, giảm các tác dụng trong quá trình điều trị mà còn ngăn ngừa tế bào ung thư phát triển và di căn.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn