Tắc ruột ở bệnh nhân ung thư: Nguyên nhân và cách kiểm soát

 1544 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Tắc ruột là một trong số những biến chứng thường gặp trong ung thư đại trực tràng hoặc ung thư buồng trứng. Nguyên nhân của tắc ruột ở bệnh nhân ung thư là do khối u phát triển và chèn ép, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về triệu chứng và cách điều trị tác dụng phụ này!

Hội chứng tắc ruột ở bệnh nhân ung thư
Hội chứng tắc ruột ở bệnh nhân ung thư

1. Hội chứng tắc ruột là gì?

Hội chứng tắc ruột là tình trạng ống tiêu hóa bị bít tắc. Ống tiêu hóa bao gồm thực quản, dạ dày, ruột già và ruột non, đóng vai trò là ống dẫn để thức ăn và chất lỏng di chuyển. Trong toàn bộ trình này, enzyme và các chất điện giải có tác dụng giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Nếu người bệnh bị tắc ruột, thức ăn và dịch không thể di chuyển như bình thường. Các cơn co ruột xuất hiện để đẩy thức ăn đi, chúng còn được gọi là sóng nhu động ruột, có thể gây ra các cơn đau dữ dội. Tắc ruột ở bệnh nhân ung thư là vấn đề nghiêm trọng, nếu không chữa trị kịp thời có thể gây tử vong.

2. Nguyên nhân gây ra tắc ruột ở bệnh nhân ung thư

Một số nguyên nhân gây tắc nghẽn ống tiêu hóa như:

  • Xoắn ruột
  • Mô sẹo xuất hiện ở ruột
  • Phân cứng, khó đi tiêu
  • Khối u trong lòng ống tiêu hóa
  • Khối u ở bên ngoài chèn ép lên ống tiêu hóa

Tắc ruột có thể xảy ra ở nhiều loại ung thư khác nhau, trong đó phổ biến là:

  • Ung thư đại trực tràng
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư dạ dày
  • Ung thư thực quản
  • Ung thư tuyến tụy

Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tắc ruột ở bệnh nhân ung thư bao gồm:

  • Tiền sử phẫu thuật vùng bụng hoặc phụ khoa
  • Mất nước mãn tính, giảm lượng dịch được đưa vào cơ thể
  • Tác dụng phụ của xạ trị, hóa trị
  • Do sử dụng thuốc giảm đau opioid
  • Khối u di căn trong bụng từ trực tràng, bàng quang,…
Khối u di căn bụng
Khối u di căn bụng

3. Triệu chứng tắc ruột ở bệnh nhân ung thư

Bệnh nhân ung thư bị tắc ruột do khối u chèn ép hoặc bất cứ nguyên nhân nào khác thì đều gặp các triệu chứng cơ bản như:

  • Đau: Đau là một trong những dấu hiệu điển hình của tắc ruột. Người bệnh gặp phải những cơn đau theo cơn, có thể đột ngột và dữ dội, với mức độ tăng dần. Thông thường một cơn đau kéo dài trong 2 – 3 phút rồi dịu dần và một thời gian sau mới xuất hiện cơn đau mới.

Lúc đầu khoảng cách giữa các cơn đau thường thưa, sau đó mau dần và lặp đi lặp lại nhiều lần. Ban đầu chỉ có cảm giác đau tại một vùng bụng nhất định, sau đó lan ra toàn bụng

  • Chướng bụng: Dịch trong cơ thể đi qua ruột, khi ruột bị tắc dẫn tới chứa đầy dịch và khí làm cho người bệnh cảm thấy chướng bụng, bụng căng ra. Khi gõ vào bụng thấy có tiếng vang, ở bệnh nhân thành bụng mỏng có thể quan sát được quai ruột nổi lên. 

Khi xuất hiện cơn đau, dùng ánh sáng chiếu vào thấy sóng nhu động ở quai ruột di chuyển như rắn bò trong bụng. Nó còn được gọi là hiện tượng rắn bò trong tắc ruột cơ học

  • Buồn nôn, nôn: Các cơn đau xuất hiện có thể cảm theo cảm giác buồn nôn và nôn. Ban đầu người bệnh nôn ra thức ăn sau đó là nước mật và dịch tiêu hóa, cuối cùng có thể là phân. Nếu nôn là phân là dấu hiệu tắc ruột đã bước vào giai đoạn rất nặng.
Triệu chứng buồn nôn, nôn
Triệu chứng buồn nôn, nôn
  • Bí đại tiện, trung tiện: Các triệu chứng này cho thấy các chất trong lòng ruột đã bị ngưng trệ hoàn toàn. Khi bị tắc ở giai đoạn đầu, ruột còn co bóp để đẩy phân và hơi ở dưới chỗ tắc ra ngoài. Một khi đã hết hẳn hơi và phân dưới chỗ tắc, bệnh nhân sẽ bị bí trung tiện, đại tiện

4. Chẩn đoán và điều trị tắc ruột ở bệnh nhân ung thư

Bước đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra và đặt câu hỏi cho bệnh nhân, sau đó sẽ chỉ định một số xét nghiệm như xét nghiệm và xét nghiệm nước tiểu. Để phát hiện chính xác hiện tượng tắc nghẽn ở ruột cần tiến hành chụp X – quang và chụp cắt lớp vi tính (CT) vùng bụng.

Nguyên tắc điều trị tắc ruột ở bệnh nhân ung thư là thiết lập sự lưu thông ổn định của đường tiêu hóa và điều trị ung thư. Phương pháp đầu tiên thường được các bác sĩ áp dụng là phẫu thuật ruột. Trong ung thư tiến triển, khả năng sống sót và hồi phục sau phẫu thuật của bệnh nhân thay đổi rất nhiều.

Để quyết định có chỉ định phẫu thuật loại bỏ tắc nghẽn hay không, bác sĩ cần xem xét tiên lượng của bạn và một số yếu tố như:

  • Sự phát triển của khối u và di căn trong ổ bụng
  • Tuổi và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
  • Các bệnh lý mắc kèm như tiểu đường hoặc bệnh tim
  • Khả năng hồi phục sau cuộc mổ lớn

Nếu bạn không muốn hoặc tình trạng không đủ khả năng phẫu thuật, có các biện pháp khác được áp dụng để giảm người bệnh thoải mái, giảm mức độ trầm trọng của các triệu chứng. Cụ thể:

  • Các biện pháp làm mềm phân khi tắc ruột do phân cứng hoặc thụt tháo hậu môn
Kỹ thuật thụt tháo hậu môn
Kỹ thuật thụt tháo hậu môn
  • Cung cấp dinh dưỡng thông qua truyền tĩnh mạch thay cho việc ăn uống trong vài ngày bị tắc ruột. Việc này có tác dụng để ruột được nghỉ ngơi, tháo xoắn từ từ
  • Loại bỏ chất tồn dư trong dạ dày bằng ống thông mũi dạ dày, nhờ đó ngăn chặn cơn đau.
  • Dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để giảm buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phình bụng, giảm đau.

Để giảm các tác dụng phụ gặp phải do khối u và quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân có thể sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ điều trị như KIBOU FUCOIDAN. Với thành phần chính Fucoidan kết hợp với nấm Agaricus mang lại tác dụng hiệp đồng trong tiêu diệt tế bào ung thư, ngăn ngừa khối u phát triển và di căn, đồng thời hạn chế các tác dụng phụ.

Với những chia sẻ trên, hy vọng bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về tắc ruột ở bệnh nhân ung thư để nhận biết và điều trị sớm. Nếu bạn đang muốn biết thêm về bệnh ung thư, liên hệ hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook! Các bác sĩ, dược sĩ của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho bạn.

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn