Tế bào ung thư “sợ” gì nhất?

 863 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Bạn sợ ung thư nhưng bạn có biết tế bào ung thư sợ gì nhất không? Để ngăn cản sự tấn công của các tế bào ung thư bạn cần có một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh bằng cách hình thành 9 thói quen tốt dưới đây.

Tế bào ung thư sợ gì nhất?
Tế bào ung thư sợ gì nhất?

1. Tập thể dục thể thao

Những năm gần đây có một cụm từ rất phổ biến là “bệnh ung thư lười biếng”, khi nghe cụm từ này bạn hiểu nó là gì? Lười vận động, tập luyện thể dục thể thao có thể gây ra các bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư gan, ung thư vú,…

Ngược lại, nếu bạn tuân thủ tập luyện một số môn thể thao như chạy bộ, bơi, đạp xe, yoga,…đều có thể nâng cao hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc ung thư.

Ngoài ra, tập luyện thể dục thể thao còn đóng vai trò quan trọng đối với sự phục hồi của bệnh nhân điều trị ung thư. Mỗi ngày tập luyện 30 phút có thể thúc đẩy sự hồi phục nhanh chóng của cơ quan tạo máu, nâng cao sức đề kháng của cơ thể để chống chọi lại với bệnh tật.

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu tập thể dục thường xuyên với cường độ phù hợp sẽ mang lại hiệu quả trong việc ngăn ngừa tái phát và di căn ung thư phổi, đồng thời nâng cao thể lực và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Một lưu ý nhỏ là nên chọn bài tập phù hợp với thể trạng của bản thân, không nên thực hiện các bài tập cường độ cao.

2. Tâm trạng tốt

Từ xưa tới nay ông bà ta hay có câu “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”, tinh thần vui vẻ, thoải mái sẽ giúp bạn phòng được rất nhiều căn bệnh và đặc biệt là bệnh ung thư. Một người có tâm trạng tiêu cực, buồn bã có tỷ lệ mắc ung thư cao gần 3 lần người bình thường.

Tâm trạng tốt giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư
Tâm trạng tốt giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Khi biết mình mắc bệnh ung thư, người bệnh không tránh khỏi những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi, bi quan hoặc thậm chí là trầm cảm. Đây chính là vấn đề liên quan mật thiết để sự xuất hiện, phát triển và di căn của các tế bào ung thư. 

Không chỉ một mà có rất nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh nhân đã điều trị ung thư có tâm trạng tốt, lạc quan vui vẻ thì tỷ lệ tái phát rất thấp và thời gian sống lâu hơn. 

Trầm cảm là một trong số các nhân tố ảnh hưởng tới việc điều trị và phục hồi thể chất người bệnh. Vì vậy, duy trì tinh thần thoải mái sẽ đẩy lùi các tế bào ung thư.

3. Ngủ đủ giấc, không thức khuya

Theo các nhà khoa học, ngủ giúp tăng cường miễn dịch, nâng cao hiệu suất kích hoạt các tế bào T trong cơ thể. Trong chẩn đoán và điều trị lâm sàng ghi nhận hầu hết bệnh nhân ung thư đều gặp vấn đề về giấc ngủ như không ngủ được, ngủ không ngon giấc,…

Con người hiện đại ban ngày thì bận rộn với công việc, ban đêm lại thức khuya làm tổn hại đến cơ thể. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào ác tính tăng sinh và lây lan trong cơ thể hình thành bệnh ung thư.

Bất kể bạn khỏe mạnh hay gặp vấn đề về sức khỏe, hãy cố gắng thay đổi, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Đi ngủ đúng giờ, không thức khuya, nên đi ngủ trước 11h đêm. Trước khi ngủ có thể đọc sách, thiền, hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà, rượu bia…

Hạn chế sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ
Hạn chế sử dụng chất kích thích trước khi đi ngủ

4. Tắm nắng

Theo nghiên cứu từ Đại học McGill, vitamin D trong ánh nắng có thể làm chậm quá trình biến đổi các tổn thương từ tiền ung thư sang trạng thái ung thư, đồng thời ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư. 

Vitamin D còn được cho là một trong số những yếu tố có khả năng giảm nguy cơ tử vong do ung thư phổi, hạn chế các biến chứng có thể xảy ra trong quá trình điều trị bằng liệu pháp miễn dịch. 

Để bổ sung vitamin, cách đơn giản và hiệu quả nhất là dành 8 – 15 phút mỗi ngày để tắm nắng vào buổi sáng sớm, tránh nắng gắt.

5. Ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều các thực phẩm như thịt nướng, gà rán, lẩu,…không chỉ làm cân nặng của bạn tăng lên quá mức mà còn gia tăng nguy cơ mắc, di căn hoặc tái phát ung thư. 

Các nghiên cứu chỉ ra chế độ ăn nhiều chất béo là “thức ăn” của các tế bào ung thư, đồng thời các tế bào miễn dịch trong cơ thể bị “chết đói” do thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, làm suy giảm khả năng chống lại ung thư và đẩy nhanh sự tăng trưởng của khối u. 

Để cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, nên cố gắng cân bằng dinh dưỡng, ăn uống hợp và đầy đủ chất. Không nên ăn kiêng mù quáng, đơn giản chế độ ăn gây thiếu dinh dưỡng, suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể.

6. Duy trì cân nặng hợp lý

Chỉ số khối cơ thể (BMI) được chứng minh có liên quan mật thiết với 17 loại ung thư, bao gồm ung thư tử cung, tuyến giáp, thận,…Béo phì cũng chính là nhân tố bất lợi ảnh hưởng đến sự tái phát ung thư, phụ nữ béo phì có nguy cơ tử vong do mắc bệnh ung thư cao hơn 88% so với người có cân nặng bình thường.

Duy trì cân nặng hợp lý
Duy trì cân nặng hợp lý

Vì vậy, bạn nên cố gắng chú ý giữ gìn vóc dáng, tập thể dục để giữ cân nặng trong tầm kiểm soát, giảm khả năng mắc ung thư. Bạn hãy ghi nhớ con số “8580”, nghĩa là vòng eo của nam giới nên được kiểm soát dưới 85, còn với nữ giới là 80.

7. Bỏ thuốc lá, rượu bia

Thuốc lá và rượu là hai nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư, chất nicotine chứa trong thuốc lá có thể gây độc cho tế bào. Theo thống kê, hút 20 điếu thuốc mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc. 

Rượu là chất chuyển hóa qua gan, khi bệnh nhân có gan bị suy yếu sử dụng quá nhiều rượu sẽ làm tăng “gánh nặng” quá trình chuyển hóa của gan, lâu dần dẫn tới ung thư gan

8. Uống nhiều nước

Uống nhiều nước có thể giảm nguy cơ ung thư bàng quang và sỏi đường tiết niệu. Bởi uống nhiều nước sẽ tăng lượng nước tiểu, giảm nồng độ nội tiết tố trong nước tiểu, hạn chế kích ứng niêm mạc bàng quang. 

9. Khám sức khỏe định kỳ

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị ung thư ở giai đoạn sớm ngay từ khi còn trong “trứng nước”. Lúc này, các tế bào ung thư mới được hình thành, điều trị sẽ tăng tỷ lệ thành công, tăng khả năng sống sót của bệnh nhân và hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra.

Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ

Sau khi kết thúc điều trị khối u, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 3 đến 6 tháng một lần. Tế bào ung thư có thể ẩn mình trong cơ thể và không ngừng tìm kiếm cơ hội để “tạo sóng” trở lại, gây bệnh cho cơ thể. 

Song song với đó, bạn có thể bổ sung các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chứa hoạt chất Fucoidan. Fucoidan đã được chứng minh về tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, giảm tác dụng phụ do hóa trị, xạ trị và ngăn ngừa ung thư tái phát. Bạn có thể xem thêm về sản phẩm Kibou FucoidanKuren Fucoidan.

Hy vọng thông qua bài viết trên, bạn đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi “Tế bào ung thư sợ gì nhất?”. Mọi thắc mắc về bệnh lý ung thư, vui lòng liên hệ 18006527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!!!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.