Những thay đổi trong cuộc sống sau khi điều trị ung thư và cách thức thích nghi
Ung thư – căn bệnh thế kỷ đã lấy đi sinh mạng của rất nhiều người. Hiện nay y học phát triển vượt bậc đã chữa khỏi được rất nhiều loại ung thư, giúp bệnh nhân như được sống lại lần thứ hai. Vậy những thay đổi trong cuộc sống sau điều trị ung thư ra sao, các cách thức để thích nghi với sự thay đổi đó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Sống sót sau điều trị ung thư là gì? các giai đoạn sống sót
Bệnh nhân được chữa khỏi ung thư hoặc trải qua các liệu trình điều trị thuyên giảm của các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, phẫu thuật…thì đều được coi là sống sót sau điều trị ung thư.
Sau các quá trình này, người bệnh có sự thay đổi về thái độ, nhận thức của bản thân đối với cuộc sống, với mọi người xung quanh. Những thay đổi phổ biến như:
- Biết chấp nhận cuộc sống và tình trạng sức khỏe bản thân, không còn quá tự ti hay đau khổ.
- Quý trọng cuộc sống, sức khỏe và thời gian bên cạnh gia đình, bạn bè hơn.
- Quan tâm hơn tới sức khỏe của bản thân, yêu thương bản thân hơn.
- Hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, trân trọng và muốn sống khỏe, sống có ích.
- Một số có cảm giác bối rối, lo lắng, không biết đối mặt hoặc sống cuộc sống sau điều trị ung thư ra sao…
Các giai đoạn sống sót sau điều trị ung thư bao gồm:
- Giai đoạn sống sót trong quá trình điều trị ung thư: Bệnh nhân đã hoàn tất một liệu trình điều trị từ thăm khám, tiếp nhận điều trị từ buổi đầu tiên đến cuối cùng của liệu trình ban đầu, vượt qua các ảnh hưởng của quá trình điều trị.
- Giai đoạn sống sót sau khi điều trị ung thư: Bệnh nhân sống sót sau khi kết thúc liệu trình điều trị cuối cùng đến các ngày tháng sau đó. Bệnh nhân bị tác động trong cả quá trình điều trị ung thư và vẫn vượt qua và tồn tại được.
- Giai đoạn sống sót vĩnh viễn: Sau điều trị ung thư, nhiều năm trôi qua bệnh nhân vẫn sống sót khỏe mạnh, ung thư được kiểm tra là ít có khả năng tái phát. Giai đoạn này bệnh nhân để vượt qua được những ảnh hưởng lâu dài của ung thư và phương pháp điều trị.
2. Tỷ lệ sống của bệnh nhân ung thư
Ngày nay, tỉ lệ mắc ung thư ngày càng cao và đa dạng nhiều loại ung thư. Song song với nó là sự phát triển của y học với nhiều phương pháp điều trị, cách thức điều trị tiến bộ đem lại tỉ lệ sống sót cao.
Hiện nay có khoảng 67% bệnh nhân sống sót sau ung thư kéo dài tuổi thọ thêm được 5 năm trở lên (ở những năm 1970, con số này chỉ là 25%). Trong số tất cả những người sống sót sau ung thư, có khoảng 17% được chẩn đoán sống được 20 năm trở lên, con số kinh ngac hơn là gần một nửa số đó (khoảng 47%) người sống sót là từ 70 tuổi trở lên.
Hầu hết người sống sót sau ung thư mắc các loại như: ung thư vú (khoảng 23%), ung thư tiền liệt tuyến (khoảng 21%), ung thư đại trực tràng (9%), khối u ác tính, ung thư tử cung, cổ tử cung hoặc buồng trứng (8%).
3. Những thay đổi trong cuộc sống sau điều trị ung thư
Sống sót sau điều trị ung thư như một món quà kì diệu cho bệnh nhân, đó không chỉ là kết quả tốt đến từ phương pháp điều trị hiệu quả, mà còn là hệ quả của sự cố gắng giành giật lại cuộc sống từ chính những người bệnh.
Trải qua cánh cửa sinh tử ấy, bệnh nhân sẽ được đón nhận với một cuộc sống mới, có thể sẽ lạc quan hơn, tươi sáng hơn, không còn nhiều sự lo âu về bệnh tật và có những thay đổi tích cực trong cuộc sống hơn, giúp nhanh hồi phục, đẩy lùi các tác dụng phụ và các nguy cơ gây bệnh tiềm ẩn khác.
Vậy, những thay đổi trong cuộc sống sau điều trị ung thư như thế nào?
3.1. Thay đổi về cơ thể
Do những tác dụng phụ để lại từ điều trị ung thư, nên có thể giai đoạn đầu sau khi sống sót, bệnh nhân có thể bị những rào cản về sự thay đổi này như:
- Cơ thể có thể còn những vết sẹo, hay tóc chưa kịp mọc lại
- Đi lại hoặc các hoạt động hàng ngày có thể bị khó khăn do quá trình điều trị
- Hệ miễn dịch và thần kinh của cơ thể có thể bị yếu đi, bạn dễ mắc bệnh hơn và khó khăn hơn khi suy nghĩ các vấn đề.
- Đau nhức hoặc run chân tay, mệt mỏi, hệ tiêu hóa kém đi…
Bạn nên lắng nghe cơ thể thật kỹ để gặp các bác sĩ và có những phương án giúp cải thiện các thay đổi này để cơ thể được phục hồi nhé
3.2. Thay đổi trong sinh hoạt hàng ngày
Khi kết thúc điều trị, cuộc sống tiếp sau của bạn sẽ không còn ở bệnh viện nhiều như trước. Bạn trở về với cuộc sống trước kia, có những bệnh nhân phục hồi nhanh, cơ thể ổn định, có thể đi học, đi làm như trước, nhưng cũng có những trường hợp phải mất thời gian dài phục hồi chức năng cơ thể, không thể tự lập làm các việc đơn giản, ngày ngày tập đi, tập đứng…
Cũng có những trường hợp cơ thể ổn nhưng không thể làm được những công việc như trước, những công việc nặng nhọc hay stress… cần thay đổi và tìm các công việc phù hợp hơn. Không loại trừ khả năng bệnh nhân có các sở thích khác, những người bạn mới để thay đổi hoàn toàn cuộc sống so với trước kia.
Những thay đổi đó tùy thuộc và hoàn cảnh của mỗi bệnh nhân. Hãy tạo cho cuộc sống hàng ngày thật nhiều màu sắc bằng những hướng đi mới cho bản thân để cuộc sống sinh hoạt của bạn được thoải mái nhất, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
3.3. Thay đổi về cảm xúc
Cảm xúc là thứ rất dễ thay đổi nhất. sức khỏe thay đổi, cuộc sống thay đổi, khiến cảm xúc cũng không thể không đổi thay. Đặc biệt, đối với những bệnh nhân đã trải qua điều trị ung thư, cảm xúc đã có những lúc trầm lúc bổng trong quá trình tiếp nhận điều trị. Vậy nên, là một người sống sót sau điều trị ung thư, chắc chắn bạn sẽ là một người vô cùng giàu cảm xúc.
Khi trở lại cuộc sống bình thường sau điều trị, một số cảm xúc có thể thay đổi như:
- Cảm xúc vui vẻ, lạc quan khi được tiếp tục sống, được trở về với ngôi nhà, với những điều thân quen nhất
- Cảm giác bồn chồn, hồi hộp, lo lắng và có thể có cả buồn chán với những suy nghĩ về việc quay trở lại tiếp tục học tập hay làm việc hoặc phải từ bỏ công việc, từ bỏ những sở thích trước đây nếu sức khỏe chưa cho phép. Nghiêm trọng hơn có thể là mất phương hướng sắp tới cho bản thân.
- Sẽ ngại ngùng, tự ti vì sức khỏe bản thân, vì những vết sẹo, những vết bầm tím hay cái đầu trọc do tóc chưa kịp mọc.
- Cảm giác lo sợ bệnh sẽ quay trở lại hay lo sợ bản thân sẽ không thể hồi phục sức khỏe được như trước, lo sợ sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình…
4. Cách thích nghi với sự thay đổi trong cuộc sống sau điều trị ung thư
Sau điều trị ung thư, bệnh nhân sẽ có những thay đổi vừa tích cực vừa tiêu cực về nhiều mặt trong cuộc sống và rất cần có các cách để giúp lấy lại cân bằng, rất cần có những sự truyền năng lượng tích cực để cuộc sống của bệnh nhân được tốt hơn, giúp sức khoẻ mau bình phục và tinh thần được cải thiện.
Một số hoạt động giúp bạn thích nghi với cuộc sống sau điều trị ung thư như:
- Thoải mái và mạnh dạn tâm sự, chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ, những lo sợ, đắn đo, thắc mắc của bản thân với người thân, bạn bè, người mà bạn tin tưởng, các bác sĩ điều trị, hay những người đã trải qua những quá trình như bạn…
Họ sẽ giúp bạn giải đáp, hoặc trấn an tinh thần, giúp bạn vượt qua những xúc cảm tiêu cực để vươn lên. Bác sĩ hay chuyên gia tâm lý cũng sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích, những bài tập để phục hồi và lấy lại cân bằng sau điều trị ung thư.
- Tham gia các group, hội nhóm hỗ trợ của những người vươn lên khỏi bệnh để có thêm niềm tin, nghị lực trong cuộc sống.
- Viết blog, nhật ký, hay kể cả là câu chuyện về bạn, về căn bệnh, phương pháp điều trị, những thời gian trước bạn đã trải qua. Không chỉ giúp giải toả tâm trạng, giảm những âu lo mà còn giúp bạn ghi nhớ, giúp bạn vươn lên để vượt qua.
- Giữ liên lạc với những bệnh nhân khác, những người bạn gặp khi điều trị để giúp đỡ và chia sẻ với nhau.
- Hãy cố gắng làm điều mình thích, điều mình mơ ước ấp ủ, tìm tòi, khám phá những mới mẻ của cuộc sống theo những sở thích của bạn hoặc học hỏi các kiến thức, kỹ năng mới, những phương pháp giúp cơ thể khỏe mạnh, ổn định tinh thần, giảm thiểu lo lắng, sợ hãi.
- Chia sẻ, giúp đỡ những người có cùng hoàn cảnh, cố gắng vươn lên để truyền động lực cho các bệnh nhân ung thư khác.
- Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ và lắng nghe bản thân, tái khám với bác sĩ điều trị ung thư để xác nhận tình trạng hiện tại của bản thân, giúp bệnh nhân và gia đình an tâm. Cùng với đó, là việc tạo lập một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tập luyện hợp lý để duy trì thể lực và tăng cường khả năng chống chọi với bệnh tật.
Hi vọng, nhờ các phương pháp trên, giúp bệnh nhân cân bằng được cuộc sống.
5. Điều chỉnh cuộc sống sau ung thư
Điều trị khỏi ung thư giống như một kỳ tích của bác sĩ và bệnh nhân. Sau khi khỏi bệnh, cùng với sự thay đổi về cuộc sống là những thử thách về cân bằng cuộc sống và điều chỉnh lại để sức khoẻ bệnh nhân luôn được đảm bảo.
5.1. Tăng cường hoạt động thể chất nhẹ nhàng, ngồi ít hơn
Vận động nhẹ nhàng và phù hợp với tình trạng sức khoẻ hiện tại của bản thân rất quan trọng. Vận động giúp các cơ được di chuyển, tránh bị co cứng hay run cơ, vận động giúp cơ thể thêm dẻo dai, tránh những tăng cân không cần thiết và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật. Không chỉ vậy, vận động nhẹ nhàng còn có nhiều lợi ích sau:
- Giúp tăng nhịp tim, nhịp thở, lưu thông khí tốt hơn, bạn nên tránh tuyệt đối những vận động nặng, quá sức.
- Giảm căng thẳng, lo âu, tốt cho giấc ngủ. Giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, và các bệnh liên quan đến rối loạn thần kinh.
- Bệnh nhân không nên ngồi lâu, ngồi nhiều để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh như trĩ, bệnh lý cột sống, thắt lưng, bệnh tim, tiểu đường, cao huyết áp, giãn tĩnh mạch… Hãy giúp cơ thể chuyển động tích cực bạn nhé.
5.2. Bỏ thuốc lá, rượu bia
Chúng ta đều biết đến các tác hại vô cùng xấu của thuốc lá và bia rượu đến sức khoẻ như: viêm nhiễm đường hô hấp, các bệnh tim mạch, gây độc cho gan, thận, não, thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc ung thư, gây loãng xương, gout…
Vì vậy nên sau điều trị ung thư bạn cần tuyệt đối bỏ thuốc lá và rượu bia để bảo vệ sức khỏe bản thân và giúp quá trình hồi phục được nhanh hơn.
5.3. Lập kế hoạch thăm khám định kỳ
Không chỉ tạo cho bản thân các thói quen tốt về vận động thể lực, điều chỉnh tinh thần giúp cơ thể phục hồi tốt sau điều trị ung thư, bệnh nhân cũng nên lập kế hoạch thăm khám định kỳ để kiểm tra cơ thể, giúp kiểm soát những phát sinh các biến chứng, các tiến triển xấu để có phương án hợp lý.
Đồng thời gặp bác sĩ cũng giúp bạn yên tâm hơn về sức khỏe bản thân, bác sĩ giúp tư vấn những hoạt động tốt để thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống sau khi điều trị ung thư.
Để nâng cao sức đề kháng và giảm nguy cơ tái phát ung thư, người bệnh có thể bổ sung các thực phẩm hỗ trợ KIBOU FUCOIDAN và KUREN FUCOIDAN. Thành phần Fucoidan và nấm Agaricus đã được chứng minh hiệu quả trong hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, ngăn chặn ung thư di căn và tái phát.
Những thay đổi trong cuộc sống sau điều trị ung thư có thay đổi theo chiều hướng tốt nhưng cũng có những thay đổi theo chiều hướng tiêu cực, bệnh nhân và gia đình nên nắm rõ để có cách thích nghi phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, giúp bệnh nhân thêm niềm tin vào cuộc sống cũng như yêu thương cuộc sống nhiều hơn qua bài viết này.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn