Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư: Nguyên nhân và cách điều trị

 883 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư là một trong những tác dụng phụ thường gặp sau quá trình điều trị, đặc biệt là hóa trị ung thư. Tình trạng này kéo dài dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng chức năng hoạt động. Mời bạn tham khảo thông tin về tác dụng phụ này và cách điều trị qua bài viết dưới đây.

Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư
Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư

1. Thiếu máu là gì?

Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu hoặc số lượng hemoglobin (Hb) ít hơn so với bình thường. Hb là một phần của tế bào hồng cầu, mang oxy tới tất cả các tế bào trong cơ thể của bạn. Tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân xảy ra khi có thể không sản xuất đủ để thay thế số lượng hồng cầu mất đi do chảy máu, chết theo chu kỳ,… phổ biến là do hóa xạ trị.

Thiếu máu kéo dài ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ thể, bệnh nhân thường cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt. Ngoài ra, nó còn làm giảm chất lượng cuộc sống và khả năng chống chọi với tác dụng phụ khác trong quá trình trị liệu ở bệnh nhân ung thư.

2. Nguyên nhân gây thiếu máu ở bệnh nhân ung thư

Có nhiều lý do dẫn tới tình trạng thiếu máu ở người bệnh ung thư, trong đó phổ biến là:

  • Bản thân khối u: Một số loại ung thư như ung thư hạch bạch huyết, ung thư máu và đa u tủy xương có thể tác động trực tiếp tới tủy xương hoặc khối u di căn tới xương và tủy xương gây thiếu máu.
  • Hóa trị: Hóa trị tác động tới tủy xương dẫn đến thiếu máu. Thông thường tình trạng này là tạm thời và được cải thiện sau vài tháng từ khi kết thúc hóa trị.
  • Xạ trị: Liệu pháp xạ trị trên diện tích lớn hoặc lên các vị trí như xương chân, ngực, bụng có khả năng phá hủy tủy xương, giảm sản sinh hồng cầu
Xạ trị gây thiếu máu
Xạ trị gây thiếu máu
  • Chế độ ăn uống không đầy đủ: Chế độ ăn uống hoặc tiêu chảy, nôn, chán ăn dẫn tới tình trạng thiếu các dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu như sắt, acid folic và vitamin B12.
  • Tình trạng chảy máu: Tình trạng chảy máu và cơ thể không đủ khả năng sản xuất hồng cầu thay thế dẫn tới thiếu máu. Có thể do chảy máu phẫu thuật hoặc khối u xâm lấn làm vỡ thành mạch xuất huyết.
  • Đáp ứng của hệ thống miễn dịch với tế bào ung thư: Đây là trường hợp thiếu máu mãn tính.

Tìm hiểu thêm về: 

3. Dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu

Thiếu máu thường bắt đầu từ từ vì thế ở giai đoạn đầu bạn có thể không nhận thấy các triệu chứng. Khi mức huyết sắc tố thấp hơn, bạn có thể gặp một số dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi
  • Đau ngực, đau đầu
  • Tim đập nhanh
  • Khó thở
  • Nhịp thở nhanh
  • Chóng mặt hoặc choáng
  • Sưng ở tay và/hoặc chân
  • Thay đổi màu ở da, móng tay, miệng và nướu (nhợt nhạt hơn bình thường)
  • Mất tập trung
  • Mất ngủ
  • Dễ cảm lạnh

Thiếu máu có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng, thậm chí là đe dọa tính mạng, mức độ tùy thuộc vào huyết sắc tố và triệu chứng bạn gặp phải. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy báo với bác sĩ điều trị.

4. Xét nghiệm cần thiết để xác định tình trạng thiếu máu

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ
Xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC) là xét nghiệm xác định mức huyết sắc tố và các đặc điểm khác của tế bào hồng cầu (ví dụ như kích thước). Xét nghiệm này không chỉ cho bạn biết tình trạng thiếu máu mà còn giúp bác sĩ tìm được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Một số xét nghiệm có thể được thực hiện bao gồm:

  • Xét nghiệm sinh hóa máu: Kiểm tra chức năng cơ quan, nồng độ vitamin và khoáng chất của cơ thể
  • Xét nghiệm hồng cầu lưới: Hồng cầu lưới là những tế bào hồng cầu non vừa được giải phóng từ tủy xương. Xét nghiệm hồng cầu lưới cho biết cơ thể bạn đang tạo ra bao nhiêu tế bào hồng cầu mới
  • Kiểm tra tủy xương: Kiểm tra và xác định tủy xương có đang hoạt động bình thường không
  • Xét nghiệm máu ẩn trong phân (FOB): Nhằm phát hiện lượng máu rất nhỏ trong phân mà không thể quan sát bằng mắt thường.

5. Ảnh hưởng của thiếu máu tới điều trị ung thư

Thiếu máu ở bệnh nhân ung thư có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và rút ngắn thời gian sống sót của người bệnh. Các tế bào của cơ thể không được cung cấp đủ oxy khiến cơ thể rất mệt mỏi. Thiếu máu cũng khiến tim bạn làm việc nhiều hơn, ảnh hưởng rất lớn tới những người có vấn đề về tim và khiến bệnh tồi tệ hơn.

Hoạt động bình thường của bạn cũng bị ảnh hưởng bởi thiếu máu khiến bạn khó thở hơn bình thường. Trường hợp nghiêm trọng, thiếu máu có thể đe dọa tới tính mạng của bạn. Bạn phải trì hoãn hoặc giảm liều điều trị nếu thiếu máu trầm trọng. Nó cũng làm giảm hiệu quả điều trị của một số phương pháp điều trị ung thư.

Thiếu máu khiến người bệnh khó thở, thậm chí đe dọa tính mạng
Thiếu máu khiến người bệnh khó thở, thậm chí đe dọa tính mạng

Xem thêm: 

6. Phương pháp điều trị thiếu máu ở bệnh nhân ung thư

Để điều trị thiếu máu thường dựa trên nguyên nhân, với 2 mục tiêu chính là:

  • Xử lý nguyên nhân gây thiếu máu
  • Làm tăng huyết sắc tố để cải thiện các triệu chứng

Các phương pháp điều trị tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ung thư phổ biến là bổ sung sắt, truyền máu và dùng thuốc kích thích tạo hồng cầu (ESAs).

Bổ sung sắt

Nếu nồng độ sắt của bạn quá thấp, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung bằng thuốc hoặc truyền tĩnh mạch. Truyền sắt có nguy cơ gây ra phản ứng dị ứng, bác sĩ sẽ thảo luận với bạn để lựa chọn dạng sắt tốt nhất cho trường hợp của bạn. 

Ngoài ra có thể bổ sung sắt bằng các loại thực phẩm giàu sắt như:

  • Thịt đỏ, thịt gà
  • Cá béo
  • Các loại rau màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina,…
  • Đậu hũ
  • Ngũ cốc
  • Trái cây sấy khô như nho khô, đào và mơ
  • Mì ống và gạo

Truyền máu

Truyền máu là cách an toàn và khá phổ biến được áp dụng để điều trị thiếu máu ở bệnh nhân ung thư. Phương pháp này giúp giảm nhanh các triệu chứng, đôi khi sự thuyên giảm này chỉ là tạm thời phụ thuộc vào nguyên nhân gây thiếu máu.

Việc truyền máu được thực hiện nếu mức độ huyết sắc tố đạt tới một con số nhất định hoặc triệu chứng quá nghiêm trọng. Cần có sự kết hợp cẩn thận giữa máu được hiến và máu người nhận, vì thế trước khi truyền máu thường được xét nghiệm để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, truyền máu có thể gây ra các tác dụng phụ:

Phản ứng do truyền máu
Phản ứng do truyền máu
  • Phản ứng do truyền máu: Xảy ra khi hệ miễn dịch của người bệnh tấn công protein trên tế bào máu lạ được đưa vào cơ thể.
  • Tổn thương ở phổi: Một trong những rủi ro nghiêm trọng hơn, dẫn tới khó thở và cần điều trị tại bệnh viện
  • Quá tải tuần hoàn liên quan đến truyền máu (TACO): Xảy ra khi máu được cung cấp quá nhanh so với khả năng xử lý của tim
  • Thừa sắt: Những người được truyền máu có nguy cơ bị thừa sawsrt, cần điều trị sau đó.

Thuốc kích thích tạo hồng cầu (ESAs)

Các thuốc kích thích tạo hồng cầu hoạt động giống như một loại hormone do thận tạo ra để giúp cơ thể tạo tế bào hồng cầu mới. Loại thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ rất nghiêm trọng, cần lưu ý khi sử dụng.

ESA có tác dụng giúp bệnh nhân hóa trị liệu có nồng độ huyết sắc tố cao hơn và giảm truyền máu. Nhờ đó cải thiện dần dần các triệu chứng của thiếu máu. Thuốc kích thích tạo hồng cầu sử dụng bằng đường tiêm dưới da với thời gian có tác dụng khác nhau với từng đối tượng bệnh nhân.

7. Cách kiểm soát thiếu máu tại nhà

Để kiểm soát tình trạng thiếu máu ở bệnh nhân ung thư, người bệnh nên lưu ý:

  • Cân bằng hoạt động và nghỉ ngơi, chỉ thực hiện những hoạt động mà cơ thể có thể chịu được
  • Ghi lại các triệu chứng bạn gặp phải, thời gian xuất hiện và điều gì khiến chúng nghiêm trọng hơn hoặc tốt hơn. Sau đó thông báo cho bác sĩ điều trị của bạn.
Ghi lại các triệu chứng bạn gặp phải
Ghi lại các triệu chứng bạn gặp phải
  • Lập kế hoạch cho các hoạt động quan trọng khi bạn có nhiều năng lượng nhất
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, cố gắng bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, không uống rượu bia hoặc đồ uống có cồn.

Nên báo cho bác sĩ khi người bệnh có các dấu hiệu:

  • Đau ngực
  • Khó thở khi nghỉ ngơi
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu
  • Bị lú lẫn hoặc không thể tập trung
  • Không thể ra khỏi giường trong hơn 24 giờ
  • Chất nôn màu nâu sẫm hoặc đỏ tươi
  • Xuất hiện máu trong phân.

Hiện nay, nhiều bệnh nhân ung thư sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị và giảm các tác dụng phụ hiệu quả. KIBOU FUCOIDAN là sản phẩm Fucoidan thế hệ mới kết hợp 3 thành phần Fucoidan, nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa. Việc phối hợp này mang lại tác dụng hiệp đồng “3 trong 1”, tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị ung thư.

Ngoài ra, sản phẩm còn nâng cao sức đề kháng và giảm các tác dụng phụ người bệnh gặp phải do quá trình điều trị. Rất nhiều bệnh nhân ung thư đã sử dụng và đều phản hồi tích cực về điều này.

Không chỉ gây thiếu máu ở bệnh nhân ung thư, các phương pháp điều trị cũng gây ra nhiều tác dụng phụ khác. Vì thế, người bệnh nên nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch để giảm tối đa những tác dụng phụ này. Để biết thêm thông tin liên quan tới bệnh ung thư, liên hệ hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.