Cách chế biến món ăn và lên thực đơn cho người truyền hóa chất

 1927 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với bệnh nhân đang trong quá trình truyền hoá chất điều trị ung thư. Theo đó, việc ăn đúng loại thực phẩm trước, trong và sau khi điều trị sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, khỏe mạnh, duy trì cân nặng và chịu đựng tốt các tác dụng phụ từ hóa trị. Vậy bệnh nhân hóa trị ung thư nên ăn gì? Mời bạn tham khảo ngay thực đơn cho người truyền hoá chất đến từ y bác sĩ qua nội dung bài viết sau đây! 

Thực đơn cho người truyền hóa chất
Thực đơn cho người truyền hóa chất

1. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người truyền hóa chất

Để xây dựng thực đơn cho người hóa trị ung thư đúng chuẩn, người nhà có thể tham khảo các nguyên tắc dinh dưỡng cho người bệnh như: 

1.1. Giảm cơn buồn nôn

Buồn nôn là một trong những tác dụng phụ của hóa trị thường gặp ở bệnh nhân ung thư đang trong quá trình truyền hoá chất. 

Theo đó, để giảm cơn buồn nôn người bệnh cần ăn các món ăn khô như bánh mì, lương khô, bánh quy giòn,… không uống nước hoặc uống ít nước trong bữa ăn. 

Bên cạnh đó, người bệnh cũng lưu ý tránh thức ăn có nhiều gia vị, dầu mỡ, cay nồng, nhiều đường,… để hạn chế tình trạng buồn nôn sau khi hoá trị. 

1.2. Kiểm soát cảm giác chán ăn

Hóa trị giết chết sự thèm ăn của người bệnh ung thư cũng giống như khi loại bỏ các tế bào ung thư. Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bệnh nhân ung thư dễ ăn uống hơn khi điều trị hoá trị là: 

  • Nếu có thể, hãy vận động một chút hoặc đi dạo nhẹ nhàng trước bữa ăn để kích thích cảm giác thèm ăn.
  • Mở rộng thực đơn cho người hóa trị bằng cách thử các món ăn và công thức nấu ăn mới hoặc ăn uống ở những địa điểm khác nhau.
  • Xem các chương trình TV trong khi ăn một mình hoặc ăn cùng bạn bè và gia đình m cũng là cách hiệu quả giúp người bệnh ăn nhiều hơn.

1.3. Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày

Buồn nôn và chán ăn có thể là lý do khiến người bệnh không ăn được nhiều thức ăn cùng một lúc. Do đó, hãy chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa để cải thiện khả năng ăn uống cho người bệnh ung thư. 

Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày
Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày

Nếu người bệnh ung thư thường duy trì 3 bữa ăn chính mỗi ngày thì để cải thiện chất lượng ăn uống có thể chuyển sang 6 bữa ăn nhỏ hoặc ăn nhẹ mỗi khi muốn. Điều này sẽ giúp người bệnh nạp thêm chất dinh dưỡng để cơ thể chống chọi với những tác dụng phụ của quá trình hoá trị tốt hơn. 

1.4. Bổ sung thêm protein

Ngoài việc đốt cháy calo, hóa trị và các phương pháp điều trị ung thư khác còn tiêu diệt các tế bào, dẫn đến lượng protein trong cơ thể người bệnh giảm đáng kể. Lúc này, người nhà cần nạp nhiều protein hơn bình thường trong quá trình hóa trị cho người bệnh. 

Theo đó, người bệnh nếu chỉ ăn trái cây và rau quả sẽ không cung cấp đủ lượng protein mà cơ thể cần. Thực phẩm trứng và thịt sẽ là nguồn protein dồi dào mà người bệnh ung thư nên ăn. Ngoài ra, trong các loại hạt, đậu, sữa và phô mai cũng là những nguồn thực phẩm cung cấp Protein tuyệt vời. 

1.5. Tăng lượng calo đối với thực đơn cho người truyền hóa chất

Ngay cả khi người bệnh không hoạt động nhiều trong quá trình hóa trị, cơ thể bệnh nhân ung thư vẫn cần lượng lớn calo để duy trì chức năng thể chất. 

Bây giờ không phải là lúc để chọn các loại thức ăn “nhẹ” mà thay vào đó là các thực phẩm giàu calo như: trứng, thịt, sữa, bơ và pho mát để bổ sung calo. 

Nếu người bệnh không muốn ăn, hãy uống những chất lỏng có hàm lượng calo cao, chẳng hạn như sữa.

Bổ sung lượng calo trong thực đơn cho người truyền hóa chất
Bổ sung lượng calo trong thực đơn cho người truyền hóa chất

1.6. Đảm bảo thức ăn luôn sạch sẽ, tránh nhiễm trùng

Hoá trị làm giảm sức đề kháng của bệnh nhân ung thư, do đó người bệnh sẽ có nguy cơ nhiễm trùng cao nếu không đảm bảo thức ăn sạch sẽ. 

Sau đây là một số biện pháp người bệnh cần đảm bảo vệ sinh ăn uống để phòng ngừa các bệnh về đường tiêu hoá như: 

  • Dụng cụ nấu ăn phải được làm sạch sẽ trước khi chế biến 
  • Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ lạnh và tránh để các món ăn còn sót lại ở nhiệt độ phòng.
  • Giữ thực phẩm chưa qua nấu chín tránh xa thực phẩm đã nấu chín

1.7. Thức ăn được nấu chín

Hóa trị làm suy yếu hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, hãy chú ý nhiều hơn đến vấn để vệ sinh an toàn thực phẩm đối với người bệnh ung thư đang trong quá trị hoá trị. 

Theo đó, người bệnh không nên ăn đồ chưa nấu chín, rau sống, ăn đồ ăn nóng để đảm bảo loại bỏ các vi khuẩn. 

2. Các món ăn nên có mặt trong thực đơn cho người hóa trị

Truyền hóa chất nên ăn gì và cụ thể về thực đơn dành cho người bệnh ung thư đang trong quá trình hoá trị, bạn có thể tham khảo những gợi ý đến từ các chuyên gia y khoa như: 

2.1. Ăn thức ăn dạng lỏng

Hóa trị ung thư thường gây khô miệng, khó nuốt dẫn đến chán ăn ở người bệnh. Vì vậy, để việc ăn uống dễ dàng hơn, người bệnh nên ăn những thức ăn lỏng, mềm hoặc dùng kèm với nước sốt, nước thịt… 

Người bệnh nên ăn thức ăn dạng lỏng
Người bệnh nên ăn thức ăn dạng lỏng

Ngoài ra, sử dụng thức ăn mềm, lỏng có thể giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa, giúp thức ăn được hấp thụ tốt hơn và tiêu hóa nhanh hơn. 

2.2. Rau xanh, củ quả

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn bao gồm 80% rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc và một lượng nhỏ trái cây sẽ giúp cơ thể sản sinh ra nhiều kiềm, từ đó hạn chế sự sản sinh tế bào ung thư.

Những thực phẩm này ít chất béo, giàu chất xơ và vitamin, đặc biệt là vitamin A và C. Vitamin A giúp cải thiện khả năng thích ứng của cơ thể với các chất gây ung thư. Vitamin C có khả năng ngăn chặn sự phát triển và sinh sản của các tế bào ung thư.

Một số loại rau xanh, hoa quả tươi tốt cho người bệnh ung thư như: bắp cải, rau đay, cần tây, mồng tơi, súp lơ, cà chua, đu đủ, khoai lang, nghệ, cam, bưởi, chanh…

Một số thực phẩm có tác dụng phòng chống ung thư như: súp lơ, bắp cải, tỏi, củ cải trắng và các loại nấm có tác dụng phòng chống ung thư như nấm rơm, nấm hương, nấm đông cô,… 

2.3. Ngũ cốc nguyên hạt

Nguồn thực phẩm này chứa nhiều loại vitamin, đạm thực vật, chất khoáng và chất xơ.

Một số loại ngũ cốc nguyên hạt phổ biến như lúa mạch, các loại hạt đậu, bắp,… rất tốt cho bệnh nhân hóa trị. Đặc biệt là khi họ thường xuyên gặp các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón.  Nguồn thực phẩm này có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa táo bón.

Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt

Ngoài ra, ăn ngũ cốc trong bữa ăn nhẹ, ăn phụ của bệnh nhân còn có thể giúp bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Nhiều bệnh nhân hóa trị bị tiêu chảy, bệnh nhân cần chú ý loại bỏ ngũ cốc nguyên hạt khỏi thực đơn của những người đang hóa trị. Bởi các loại thực phẩm này gây kích thích nhu động ruột nên có thể làm tiêu chảy nặng hơn.

2.4. Món ăn giàu protein, tinh bột, chất béo

Protein là một yếu tố cơ bản giúp cơ thể làm lành vết thương, chống nhiễm trùng cho bệnh nhân sau hoá trị. Ngoài ra, đây cũng là thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp hồi phục lại khối nạc cơ thể, cung cấp các loại acid amin thiết yếu giúp người bệnh nhanh khoẻ hơn, kích thích ăn uống hơn. 

Bên cạnh đó, tinh bột, chất béo cũng là thành phần dinh dưỡng quan trọng giúp bệnh nhân hoá trị nhanh chóng phục hồi chức năng cơ thể, chống lại cảm giác uể oải, mệt mỏi. 

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh nên tham khảo bổ sung: 

  • Tinh bột: ngô, lúa mì, hạt lúa mạch, các loại củ như khoai lang, khoai tây, khoai sọ, sắn…
  • Protein: thịt gia cầm, thịt bò, thịt lợn nạc,… các loại hải sản như tôm, cua, cá,… 
  • Chất béo lành mạnh: dầu ô liu, dầu hướng dương, quả bơ, các loại quả hạch: hạnh nhân, hạt điều, óc chó…

2. Gợi ý thực đơn cho người truyền hóa chất

Chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư cần được cân bằng và đầy đủ chất dinh dưỡng trong mọi trường hợp. 

Dưới đây là một số gợi ý về chế độ ăn cho bệnh nhân ung thư người bệnh có thể tham khảo:

  • Bữa sáng ăn phở bò: với 200g bánh phở (tương đương lưng tô lớn); 70g thịt bò (khoảng 4-5 miếng).
Phở bò
Phở bò
  • Bữa trưa: ăn cá chép kho tộ, đậu hũ sốt cà chua, rau luộc, cơm, tráng miệng: dưa hấu
  • Bữa phụ chiều: 1 ly sữa 150ml (khuyên dùng sữa hạt ít đường)
  • Bữa tối: trứng ốp, thịt kho, bắp cải luộc, cơm, tráng miệng: sữa chua
  • Bữa phụ buổi tối: 1 ly sữa 100ml

Ngoài ra, bệnh nhân ung thư có thể sử dụng một số nhóm thực phẩm thay thế tương đương, cụ thể:

  • Nhóm đạm: 100gr thịt heo = 100gr gà không xương = 100gr cá = 150gr tôm = 2 quả trứng = 2 bìa đậu
  • Nhóm tinh bột: 1 bát cơm trắng = 2 bát bún = 2 củ khoai = 2 lát bánh gối = 1 bắp ngô
  • Nhóm chất béo: 5ml dầu thực vật = 3ml chất béo đặc (mỡ đặc )= 12 hạt lạc

Trên đây là các chia sẻ về thực đơn cho người truyền hóa chất. Hy vọng rằng với những lời khuyên trên sẽ giúp bệnh nhân lựa chọn được chế độ ăn uống phù hợp, đủ chất dinh dưỡng và làm giảm các tác động từ hoá trị gây ra. Chúc bạn và gia đình có một sức khoẻ tốt! 

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới bệnh lý ung bướu, liên hệ hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn