Hướng dẫn cách chế biến món ăn và thực đơn cho người xạ trị

 1616 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Một chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp bệnh nhân xạ trị ung thư hạn chế gặp phải tác dụng phụ và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng. Đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về thực đơn cho người xạ trị, nguyên tắc xây dựng và những thực phẩm phù hợp. Đừng bỏ qua nếu bạn hoặc người thân đang trong quá trình xạ trị nhé!

Thực đơn cho người xạ trị
Thực đơn cho người xạ trị

1. Vai trò của dinh dưỡng đối với bệnh nhân xạ trị

Xạ trị sử dụng các tia xạ chiếu vào khối u, do đó tiêu diệt các tế bào ung thư. Trong quá trình xạ trị, người bệnh có thể gặp những rối loạn về chế độ ăn uống có liên quan tới xạ trị với biểu hiện như: Buồn nôn và nôn, ăn kém, tiêu chảy, đau miệng và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Việc điều trị bằng xạ trị gây ra nhiều gánh nặng cho hệ tiêu hóa của bệnh nhân ung thư. Xạ trị vùng đầu cổ có thể gây hiện tượng giảm tiết nước bọt, khô miệng dẫn tới khó nuốt thức ăn. Hơn nữa, cơ thể người bệnh cũng cần nhiều năng lượng hơn để đáp ứng điều trị. 

Lúc này, bệnh nhân cần bổ sung thêm các thức ăn chứa nhiều dinh dưỡng vào thực đơn để giúp cơ thể khỏe mạnh, đáp ứng tốt hơn với quá trình điều trị và hạn chế các tác dụng phụ của xạ trị ung thư.

Tìm hiểu thêm về: Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người xạ trị

Sau đây là một số nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người xạ trị cần chú ý để có một thực đơn phù hợp nhất:

2.1. Lắng nghe cơ thể

Mỗi bệnh nhân lại gặp phải tác dụng phụ và mức độ nghiêm trọng khác nhau. Có người không gặp hoặc gặp ít tác dụng phụ nghiêm trọng, trong khi có người lại mắc phải rất nhiều tác dụng phụ. Điều này còn có thể do loại ung thư mà người bệnh mắc phải.

Lắng nghe cơ thể
Lắng nghe cơ thể

Khi xạ trị được thực hiện trên các vị trí khác nhau có thể gây ra các tác dụng phụ khác nhau bao gồm buồn nôn, nôn. chán ăn, đầy hơi, lở miệng hay khó nuốt. Lúc này, việc điều chỉnh chế độ ăn cho người xạ trị bao gồm việc chuyển sang chế độ ăn nhạt hoặc bổ sung thức ăn nhiều hương vị cho bữa ăn.

Bạn cần lắng nghe cơ thể và điều chỉnh thực đơn theo những gì cơ thể bạn muốn. Bạn cũng nên báo cho bác sĩ về bất kỳ tác dụng phụ nào bạn gặp phải từ liệu pháp hóa trị.

2.2. Tăng cường các thực phẩm lành mạnh

Việc lập kế hoạch và xây dựng thực đơn cho người xạ trị trước có thể mang tới một chế độ ăn uống tốt nhất cho bệnh nhân. Theo các chuyên gia, trong quá trình điều trị ung thư nên bổ sung nhiều thực phẩm hữu cơ, chứa nhiều đạm và giàu năng lượng.

Người bệnh cũng có thể sử dụng nước uống trái cây, rau củ, tốt nhất là nước ép trái cây nguyên chất. Bạn nên uống trước bữa ăn 1 tiếng, để tăng cường miễn dịch. Những món ăn hay nước uống có thể thay đổi thường xuyên để đảm bảo dinh dưỡng và giúp người bệnh không cảm thấy nhàm chán khi ăn.

2.3. Bữa ăn nhiều dinh dưỡng

Những bữa ăn nhiều dinh dưỡng bổ sung vào thực đơn cho người xạ trị là một yếu tố quan trọng trong việc phục hồi. Nếu bạn chỉ ăn những bữa ăn nhiều calo, ít dinh dưỡng thì cơ thể không được cung cấp những thứ nó cần để phục hồi, do đó làm chậm quá trình phục hồi.

Bữa ăn nhiều dinh dưỡng
Bữa ăn nhiều dinh dưỡng

Bạn nên lựa chọn những thực phẩm tươi, đầy màu sắc, gợi ý:

  • Rau củ, trái cây
  • Sữa, sản phẩm từ sữa ít béo
  • Ngũ cốc nguyên hạt
  • Đạm nạc

2.4. Chia nhỏ bữa ăn

Bệnh nhân sau xạ trị thường mệt mỏi, chán ăn hay ăn kém. Vì vậy nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ hơn, thường xuyên hơn. Bạn có thể ăn 5 bữa nhỏ trong ngày thay vì 3 bữa lớn như bình thường để giúp quá trình tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Mỗi bữa ăn chỉ nên nhai thức ăn từ từ.

Nếu người bệnh không thích ăn thực phẩm bữa sáng vào sáng sớm, có thể thay bằng một khẩu phần nhỏ thịt gà, súp kem hoặc thậm chí là kem. Ngược lại, bạn có thể ăn những thức ăn sáng vào bữa tối.

2.5. Ăn nhiều những món ăn lỏng

Uống nhiều nước hay ăn nhiều món ăn lỏng rất cần thiết, đặc biệt là khi bạn bị tiêu chảy trong quá trình xạ trị. Bạn có thể dùng một chai chứa nước đầy bên người và uống bất cứ khi nào thấy khát.

3. Thực đơn cho người xạ trị cần bổ sung gì?

Nhu cầu dinh dưỡng của bệnh nhân xạ trị cũng có một ít thay đổi, lúc này cơ thể cần lượng calo và protein cao hơn. Cần bổ sung các thành phần sau trong thực đơn cho bệnh nhân ung thư:

  • Calo: Xạ trị làm giảm bớt năng lượng và cảm giác thèm ăn, thay vào đó là cảm giác buồn nôn. Cơ thể cần một lượng calo nhất định để duy trì sức khỏe và tái tạo các tế bào khỏe mạnh
Bổ sung calo vào thực đơn cho người xạ trị
Bổ sung calo vào thực đơn cho người xạ trị
  • Chất đạm: Bổ sung protein để giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tốt, tăng cường quá trình sửa chữa các mô trong cơ thể. Bạn có thể thêm vào thực đơn sữa, trứng, phô mát hoặc tăng khẩu thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu.
  • Carbohydrate và chất béo: Bạn cần lựa chọn thực phẩm chứa carbohydrate lành mạnh như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt…Ngoài ra, các nguồn chất béo lành mạnh như cá béo, các loại hạt, bơ và dầu thực vật
  • Vitamin và khoáng chất: Cơ thể cần vitamin và khoáng chất để chữa bệnh và đảm bảo hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ. Những dưỡng chất này giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cũng như hỗ trợ sửa chữa mô. 

4. Một số món ăn nên xuất hiện trong thực đơn

Bạn cần đa dạng dinh dưỡng trong bữa ăn, nên lựa chọn những món ăn dễ tiêu cho người xạ trị như:

  • Rau xanh
  • Trái cây: Nếu người bệnh khó khăn khi ăn có thể uống nước ép trái cây
  • Ngũ cốc: Bạn có thể dùng các loại ngũ cốc như lạc, vừng. ngô, gạo, yến mạch,…để ăn hoặc nấu cháo trong các bữa ăn
  • Thịt trắng: Giàu omega 3 và 6 tốt cho sức khỏe
  • Thức ăn vặt bổ sung như nho khô, phô mai, bánh quy,…

Bài viết liên quan: Bật mí những thực phẩm bệnh nhân ung thư nên ăn

5. Lưu ý khi chế biến món ăn cho người xạ trị

Trong và sau thời gian xạ trị, bệnh nhân thường mệt mỏi, nôn và khó tiêu, để dễ hấp thu dinh dưỡng tốt nhất, bạn nên lưu ý khi chăm sóc:

  • Chia nhỏ bữa ăn thành 5 – 6 bữa mỗi ngày
  • Chế biến món ăn dạng lỏng như súp, cháo,…
Chế biến món ăn dạng lỏng như súp, cháo,...
Chế biến món ăn dạng lỏng như súp, cháo,…
  • Sau chế biến nên để thức ăn nguội hoặc hơi ấm rồi mới để bệnh nhân ăn vì thức ăn nóng dễ gây khó tiêu
  • Trước khi mang cho người bệnh nên để thức ăn hết mùi thì chúng dễ làm bệnh nhân buồn nôn, khó ăn
  • Lựa chọn món ăn dễ tiêu như thịt trắng, rau xanh, ngũ cốc,…
  • Thay đổi thực đơn cho người xạ trị liên tục theo ngày, đa dạng món ăn để người bệnh hấp thu dinh dưỡng và không bị chán ăn
  • Nếu đang xạ trị thì nên ăn nhẹ trước khi tiến hành 2 – 3 tiếng
  • Chỉ nên nằm sau khi ăn 2 tiếng để tránh bị nôn
  • Trong bữa ăn không uống nước, nên uống sau bữa ăn khoảng 20 – 50ml để tráng miệng.

Sản phẩm KUREN FUCOIDAN với Fucoidan cùng nấm Agaricus vừa hỗ trợ điều trị vừa giảm các tác dụng phụ. Nhờ đó người bệnh được cải thiện chất lượng cuộc sống, đặc biệt là trong vấn đề ăn uống. Người bệnh ung thư đã sử dụng sản phẩm đều cho biết sức khỏe cải thiện, không còn tình trạng chán ăn, buồn nôn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về thực đơn cho người xạ trị. Một chế độ dinh dưỡng tốt rất quan trọng trong quá trình điều trị, kiểm soát các triệu chứng bệnh. Để biết thêm bất kỳ thông tin nào về bệnh lý ung thư, liên hệ hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn