Thuốc chữa ung thư của Mỹ có thực sự hiệu quả không?

 1457 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Theo các thông tin gần đây, Dostarlimab là thuốc chữa ung thư của Mỹ cho kết quả tích cực trong một cuộc nghiên cứu được công bố trên tờ The New York Times. Vậy cơ chế tác dụng của loại thuốc này và nó có thật sự là “bước tiến mới” trong điều trị ung thư không? Bài viết dưới đây sẽ mang tới cho bạn góc nhìn toàn cảnh và giúp bạn hiểu rõ hơn về kết quả nghiên cứu này.

Thuốc chữa ung thư của Mỹ
Thuốc chữa ung thư của Mỹ

1. Cơ chế tác dụng của thuốc Dostarlimab

Trước hết cùng tìm hiểu về thuốc Dostarlimab, đây là một thuốc điều trị ung thư dựa trên liệu pháp miễn dịch. Nó có tên thương mại là Jemperli, với bản chất là một kháng thể đơn dòng có tác dụng ức chế yếu tố kiểm soát.

Yếu tố kiểm soát chính là những protein được tế bào miễn dịch của cơ thể tạo ra với mục đích kiềm chế hoạt động của chính nó. Còn kháng thể đơn dòng là những protein nhân tạo có thể bắt chước hoặc hỗ trợ hệ thống miễn dịch chống lại mầm bệnh.

Các tế bào T rất hung hăng, chúng có thể cắn xé, làm nổ, nuốt và tiêu hóa mầm bệnh ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. Điều này là tốt nhưng khi chúng không còn được kiểm soát và có thể tấn công cả các tế bào khỏe mạnh. Điều này chính là nguồn gốc gây ra các căn bệnh tự miễn của cơ thể.

Vì thế, để kiểm soát hoạt động của mình, tế bào T sẽ mọc ra trên bề mặt của mình các protein – yếu tố kiểm soát. Nhiệm vụ của những tế bào protein này là kiềm chế tế bào miễn dịch. 

Một số tế bào ung thư rất “ma mãnh”, chúng tự mọc ra protein kiểm soát xung quanh mình. Từ đó, khi tế bào T chạm vào, hệ thống miễn dịch sẽ tự động bỏ qua và không tiêu diệt chúng. Dostarlimab ức chế các protein kiểm soát này, từ đó mở khóa sức mạnh của tế bào miễn dịch, tạo cơ hội cho chúng tiêu diệt tế bào ung thư mà trước đó đã bỏ qua.

Cơ chế tác dụng của Dostarlimab
Cơ chế tác dụng của Dostarlimab

Trong những năm gần đây, nhiều loại thuốc miễn dịch đã sử dụng cơ chế này, ức chế một yếu tố kiểm soát ký hiệu là PD – 1 trên màng tế bào T. Trong đó phải kể đến thuốc Pembrolizumab, còn có tên thương mại là Keytruda được sản xuất bởi hãng dược phẩm Merck.

Dostarlimab là một trong số những loại thuốc ức chế yếu tố PD – 1 mới nhất, sản xuất bởi hãng dược phẩm Tesaro. Nó đã được cấp phép tại Mỹ và châu Âu từ tháng 4 năm 2021 trong điều trị cho bệnh nhân ung thư nội mạc tử cung.

2. Quy trình thử nghiệm thuốc chữa ung thư của Mỹ

Với kết quả điều trị khả quan mà Dostarlimab – thuốc chữa ung thư của Mỹ, các nhà khoa học tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering đã quyết đinh tiến hành thử nghiệm loại thuốc trên 12 bệnh nhân ung thư đại trực tràng. Các bệnh nhân này mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn II và giai đoạn III.

Người bệnh được điều trị trong 6 tháng bằng Dostarlimab tiêm chậm tĩnh mạch. 9 liều thuốc được sử dụng, mỗi liều cách nhau 3 tuần và tiêm trong 30 phút. Sau điều trị, tất cả bệnh nhân được theo dõi và tái khám thường xuyên.

Kết quả thử nghiệm cho thấy cả 12/12 bệnh nhân đều đáp ứng với điều trị ngoài mong đợi. Khối u của họ biến mất và không thể tìm thấy bằng nội soi sinh thiết, chụp cộng hưởng từ (MRI) hoặc chụp cắt lớp phát xạ (PET). Các nhà nghiên cứu đã công bố không có bệnh nhân nào phải trở lại điều trị cũng như không có trường hợp nào tiến triển hoặc tái phát trong quá trình theo dõi.

Quy trình thử nghiệm thuốc chữa ung thư của Mỹ
Quy trình thử nghiệm thuốc chữa ung thư của Mỹ

3. Đánh giá của chuyên gia về thuốc chữa ung thư mới nhất của Mỹ

Một chuyên gia về ung thư đại trực tràng tại Đại học California, tiến sĩ Alan P.Venook cho biết đây là lần đầu tiên ông thấy sự thuyên giảm của 100% bệnh nhân điều trị. Bởi các thuốc điều trị ung thư trước đây đều có một tỷ lệ thất bại nhất định. Các chuyên gia cũng cho rằng việc 12/12 người thuyên giảm là một điều đặc biệt.

Tỷ lệ 100% này không có nghĩa là những người bệnh được chữa khỏi hoàn toàn 100% bệnh ung thư. Tiến sĩ Hanna K. Sanoff – chuyên gia ung thư từ Trung tâm Ung thư Toàn diện Lineberger, Đại học Bắc Carolina, đã nhấn mạnh về vấn đề này trong một bài viết trên tạp chí New England Journal of Medicine.

Các nhà nghiên cứu rất thận trọng khi sử dụng thuật ngữ “chữa khỏi” trong điều trị ung thư. Bởi ung thư có thể tái phát và quay trở lại bất cứ lúc nào, ngay cả khi các xét nghiệm không tìm thấy tế bào ung thư trong cơ thể người bệnh.

Hơn nữa, nghiên cứu này chỉ được thực hiện trên 12 người, một mẫu cỡ nhỏ và chưa thể làm nổi bật được tính ngẫu nhiên. Các bệnh nhân cũng được lựa chọn cẩn thận, họ đều thuộc nhóm nhỏ chỉ 5% bệnh nhân ung thư đại trực tràng có đột biến MMRd trong khối u. Đây là đột biến làm suy giảm khả năng sửa chữa DNA và làm cho họ đặc biệt nhạy cảm với Dostarlimab.

Đột biến MMRd làm suy giảm khả năng sửa chữa DNA
Đột biến MMRd làm suy giảm khả năng sửa chữa DNA

Với 95% người mắc ung thư đại trực tràng không có đột biến này thì hiện nay vẫn chưa đánh giá được tác dụng thuốc chữa ung thư của Mỹ. Các bác sĩ tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering vẫn đang nghiên cứu và mở rộng thử nghiệm của mình để tìm ra câu trả lời cho hiệu quả của thuốc Dostarlimab

4. Thuốc chữa ung thư của Mỹ có phải là “thần dược” như lời đồn?

Các tiến sĩ nhận được rất nhiều câu hỏi liệu loại thuốc chữa ung thư của Mỹ này có phải “thần dược”, “phương pháp kỳ diệu” trong điều trị ung thư không. Tiến sĩ cho biết Dostarlimab là một loại thuốc hứa hẹn, song chưa thể khẳng định được vì thử nghiệm lâm sàng rất nhỏ và chỉ có kết quả trên bệnh nhân mắc một loại ung thư cụ thể

Giám đốc cấp cao Khoa Ung thư, Viện nghiên cứu Fortis Memorial, tiến sĩ Nitesh Rohatgi cho biết, Dostarlimab nên được sử dụng cùng một loại thuốc khác thay vì dùng độc lập. Theo ông, với kết quả nghiên cứu hiện nay, cộng đồng chỉ nên mong đợi một liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư ruột kết sử dụng trước phẫu thuật.

Theo Tiến sĩ CS Pramesh – Giám đốc Trung tâm Tưởng niệm Tata ở Mumbai, gọi loại thuốc chữa ung thư của Mỹ Dostarlimab là “thần dược chữa ung thư” còn quá sớm và rất viển vông. Ý kiến của ông cho rằng cần điều trị và theo dõi số lượng bệnh nhân lớn hơn, thử nghiệm ngẫu nhiên hơn mới có thể đưa ra kết luận được.

Dostarlimab không phải “thần dược chữa ung thư”
Dostarlimab không phải “thần dược chữa ung thư”

Một rào cản nữa khi bệnh nhân muốn tiếp cận với loại thuốc này là giá cả. Hiện nay trên thị trường, Dostarlimab được bán với giá là 11.000 USD/liều. Với liệu trình 9 liều thì nó sẽ có giá là 99.000 USD, tương đương với 2,3 tỷ VNĐ. Dẫu vậy thì đây vẫn là một hy vọng cho bệnh nhân ung thư.

Để hỗ trợ điều trị ung thư, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm Kibou FucoidanKuren Fucoidan. Với thành phần chính Fucoidan đã được chứng minh tác dụng trong hỗ trợ điều trị, hạn chế các tác dụng phụ do điều trị ung thư. Cùng với đó là sự kết hợp với nấm Agaricus cùng nghệ đen Okinawa cho hiệu quả gấp nhiều lần, ngăn ngừa ung thư tái phát và di căn.

Mọi vấn đề liên quan tới bệnh lý ung bướu, bạn có thể liên hệ hotline miễn cước 18006527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook để nhận tư vấn từ các chuyên gia.

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.