Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư, cách sử dụng và những lưu ý

 1572 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Bệnh nhân ung thư, đặc biệt là ung thư giai đoạn cuối thường phải đối mặt với những cơn đau. Nếu chúng không được kiểm soát có thể ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, tâm lý và chất lượng cuộc sống người bệnh. vậy làm thế nào để giảm đau? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết về các thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư.

Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư
Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư

1. Thông tin chung về đau ung thư

Khi ung thư bước vào giai đoạn muộn, 70% bệnh nhân ung thư đều gặp tình trạng đau. Không kiểm soát được những cơn đau này có thể làm sức khỏe bệnh nhân xấu đi và gây ra nhiều biến chứng khác.

1.1. Phân loại đau do bệnh ung thư

Đau trong ung thư có thể phân ra các loại sau:

  • Đau thực thể

Do khối u chèn ép hoặc xâm lấn tại cơ quan nó hình thành, bộ phận lân cận hoặc vị trí nó di căn tới. Các thụ cảm thể áp lực gây đau, cùng với đó là phản ứng viêm, giải tỏa chất hóa học hướng viêm kích thích cơn đau liên tục.

  • Đau nội tạng

Khi xuất hiện cơn đau, chúng thường có chiều hướng lan tỏa theo hệ thần kinh thực vật nên khó xác định vị trí và nguồn gốc cơn đau

  • Đau do thần kinh

Khối u xuất hiện trong não chèn ép và gây đau đớn hệ thần kinh trung ương. Nguyên nhân cơn đau ở thần kinh ngoại vi có thể do sự xâm nhập, chèn ép của khối u hoặc do tác dụng phụ của hóa trị, xạ trị

1.2. Nguyên nhân đau ở bệnh nhân ung thư

Các nguyên nhân có thể gây ra tình trạng đau ở bệnh nhân ung thư:

  • Khối u phát triển và phá hủy các mô lân cận
  • Khối u đè lên dây thần kinh, cơ quan hoặc xương gây đau
  • Tế bào ung thư tiết ra các chất hóa học phản ứng với cơ thể gây đau
  • Một số phương pháp điều trị có thể dẫn tới tình trạng đau như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,…
Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,... có thể dẫn tới tình trạng đau
Phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,… có thể dẫn tới tình trạng đau

1.3. Triệu chứng đau trong ung thư

Triệu chứng đau ở mỗi bệnh nhân ung thư là khác nhau. Mức độ đau phụ thuộc các yếu tố như loại ung thư, giai đoạn bệnh và ngưỡng đau (sự nhạy đau) của bệnh nhân. Có thể đau về đêm hoặc liên tục cả ngày, từ nhẹ tới đau dữ dội

2. Vai trò của giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Nếu không kiểm soát cơn đau ung thư từ những giai đoạn đầu thì càng về giai đoạn cuối cơn đau càng dữ dội và mất nhiều thời gian, thuốc để kiểm soát.

Những cơn đau này dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng, làm sức khỏe người bệnh giảm sút nhanh hơn. 

Cụ thể, cơn đau làm tăng thêm tình trạng mệt mỏi, buồn bã, trầm cảm, lo lắng, căng thẳng. Thậm chí có những người đau tới mức mất khả năng tự chủ, không tha thiết gì với cuộc sống.

Thực tế, đau mang tính cá thể và phụ thuộc nhiều vào ngưỡng chịu đau cũng như cảm xúc của mỗi người. Có thể cơn đau rất ghê gớm với người này nhưng với người khác nó lại không đáng kể. Nhiều trường hợp bệnh nhân ung thưu đau đớn tột cùng tới khi mất đi vì không được điều trị hiệu quả

Vì vậy, giảm đau cho bệnh nhân ung thư là hết sức cần thiết vì nó tác động tới người bệnh trên nhiều phương diện. Ngoài ra, giảm đau còn giúp họ ngủ ngon, duy trì các hoạt động thường ngày dễ dàng hơn và có nhiều thời gian cho người thân, bạn bè.

3. Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Một trong các phương pháp giảm đau cho bệnh nhân ung thư là sử dụng thuốc giảm đau ung thư.

3.1. Cách lựa chọn thuốc giảm đau cho người ung thư

Tùy từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc giảm đau riêng. Một số yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng tới lựa chọn của bác sĩ:

  • Vị trí đau
  • Mức độ nghiêm trọng của cơn đau
Lựa chọn thuốc giảm đau dựa vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau
Lựa chọn thuốc giảm đau dựa vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau
  • Kiểu đau
  • Những hoạt động làm cơn đau tệ hơn hoặc giảm đi
  • Thời gian của cơn đau, có dai dẳng không hay đến và đi nhanh chóng
  • Những loại thuốc người bệnh đang sử dụng
  • Cơn đau ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống như thế nào? Ví dụ người bệnh không ăn uống được, chán ăn, không ngủ được,…

3.2. Các loại thuốc giảm đau ung thư

Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư được chia thành 2 loại là thuốc giảm đau không opioid và giảm đau opioid

Thuốc giảm đau không opioid

Với cơn đau nhẹ đến trung bình, thuốc giảm đau không opioid là lựa chọn phù hợp, ví dụ như các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)

  • Acetaminophen (thường được gọi là Paracetamol): Được sử dụng trong điều trị đau do ung thư. Lưu ý khi sử dụng vì nếu dùng liều lượng lớn trong thời gian lâu có thể dẫn tới tổn thương gan.
  • Các NSAIDs khác như Aspirin, Ibuprofen, Naproxen,…: Các thuốc này có tác dụng kháng viêm, giảm đau nên có thể dùng giảm đau cho bệnh nhân ung thư mức độ nhẹ đến vừa. Khi sử dụng có thể  gây ra các tác dụng phụ như loét dạ dày, dùng lâu dài tăng nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim

Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, các loại thuốc và phương pháp đang sử dụng. Điều này hết sức quan trọng với người bệnh mắc các bệnh lý khác, đặc biệt là vấn đề về thận. Với người mắc bệnh thận tiến triển, NSAIDs có thể làm xấu đi mức độ hoạt động của thận

Thuốc giảm đau opioid

Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư opioid được bác sĩ chỉ định trong những cơn đau vừa đến nặng. Thuốc có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp cùng các loại thuốc giảm đau thông dụng khác. Với mức độ đau khác nhau lại có các opioid khác nhau bao gồm:

  • Opioid yếu: Codeine
Thuốc giảm đau Codeine
Thuốc giảm đau Codeine
  • Opioid mạnh: Fentanyl, Methadone, Morphine, Oxycodone,…

Các thuốc kê đơn khác

Ngoài các thuốc điều trị đau do ung thư kể trên, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc khác kết hợp với opioid bao gồm:

  • Thuốc chống động kinh: Có tác dụng giảm cảm giác ngứa, bỏng rát do đau dây thần kinh
  • Thuốc chống trầm cảm: Hiệu quả trong điều trị đau dây thần kinh

3.3. Dạng bào chế của thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Thuốc giảm đau ung thư được bào chế theo nhiều dạng khác nhau, cụ thể:

  • Viên nén hoặc siro: Bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng bằng đường uống hoặc có thể ở dạng viên ngậm. Khi sử dụng người bệnh dễ gây ra cảm giác buồn nôn cho người bệnh
  • Tiêm dưới da: Thuốc giảm đau được tiêm ngay dưới da
  • Tiêm tĩnh mạch: Thuốc tiêm giảm đau cho bệnh nhân ung thư được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. Thuốc được đưa vào cơ thể bằng tiêm tĩnh mạch có tác dụng nhanh hơn so với dạng viên, siro hoặc tiêm dưới da và khá bất tiện khi quản lý lâu dài tại nhà
  • Tiêm cột sống: Cần được thực hiện bởi bác sĩ gây mê, vì thế ít khi được thực hiện trừ khi những phương pháp giảm đau khác thất bại
  • Miếng dán ngoài da: Miếng dán giảm đau cho người ung thư có tác dụng phóng thích thuốc từ từ qua da

3.4. Tác dụng phụ của thuốc giảm đau

Thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư có thể kèm theo các tác dụng phụ khác nhau tùy từng loại thuốc, cụ thể:

Thuốc giảm đau opioid

  • Thường gặp nhất là táo bón
  • Buồn nôn, nôn
  • Bụng khó chịu
  • Buồn ngủ 
Thuốc giảm đau opioid có thể gây buồn ngủ
Thuốc giảm đau opioid có thể gây buồn ngủ

Thuốc giảm đau NSAIDs

  • Hại thận
  • Loét dạ dày
  • Tăng huyết áp
  • Aspirin có thể gây chảy máu đường ruột, paracetamol hại gan

3.5. Lưu ý khi dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Để có thể điều trị đau một cách hiệu quả, người bệnh nên lưu ý một số điểu sau đây:

  • Dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ, thay vì đợi cơn đau ập tới mới dùng
  • Khi cơn đau được kiểm soát tốt, không cần tăng liều lượng
  • Chuẩn bị thuốc đầy đủ, ít nhất là để sử dụng trong 1 tuần
  • Trước khi ngủ uống thuốc để giấc ngủ không bị gián đoạn. Nếu cần thiết có thể đặt báo thức để uống liều tiếp theo tuân theo lời khuyên của bác sĩ
  • Thăm khám thường xuyên để được bác sĩ tư vấn, tăng hay giảm liều lượng tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh nhân

4. Các phương pháp giảm đau cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối

Ngoài việc dùng thuốc giảm đau cho bệnh nhân ung thư còn có một số phương pháp khác được sử dụng để điều trị đau ung thư như;

  • Tập hít thở và thư giãn: Nghiên cứu đã chỉ ra khi hít thở đúng cách bằng cơ hoành và bụng có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, kiểm soát căng thẳng và giảm đau
  • Thôi miên: Phương pháp này dùng hình ảnh làm cho người bệnh đi vào trạng thái mơ màng, thoải mái. Nhờ đó cũng giảm bớt một số tác dụng phụ của quá trình điều trị ung thư, ví dụ như buồn nôn.
  • Thiền: Không chỉ giảm đau cho bệnh nhân ung thư, thiền còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như giảm căng thẳng, huyết áp
Thiền mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
Thiền mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe
  • Yoga: Một trong các biện pháp giảm đau và căng thẳng hiệu quả chính là tập yoga
  • Massage: Massage nhẹ nhàng và thư giãn giúp cơ thể thoải mái, giảm bớt cảm giác khó chịu và đau đớn
  • Châm cứu: Châm cứu đã được sử dụng từ rất lâu, là hình thức cổ xưa của y học Trung Quốc. Phương pháp này được thực hiện bằng cách dùng kim chèn vào một số huyệt trên da. Việc này hiệu quả trong điều trị hội chứng đau.

Các sản phẩm Kibou FucoidanKuren Fucoidan không chỉ hỗ trợ điều trị mà còn có thể giảm đau cho bệnh nhân ung thư. Thành phần Fucoidan từ lâu đã được chứng minh về hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư, giảm các tác dụng phụ trong điều trị và ngăn hình thành mạch máu mới giúp hạn chế khối u di căn.

Để tìm hiểu thêm thông tin về bệnh lý ung thư, bạn có thể liên hệ với các dược sĩ, bác sĩ của chúng tôi qua hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn