Thuốc Ipilimumab: Tác dụng, chỉ định và những lưu ý khi dùng
Thuốc Ipilimumab là thuốc điều trị nhiều bệnh lý ung thư tại các cơ quan khác nhau. Mặc dù có hiệu quả làm chậm sự phát triển tế bào ung thư nhưng có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình điều trị. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết về tác dụng, chỉ định, tác dụng phụ, những lưu ý khi sử dụng của Ipilimumab qua bài viết dưới đây.
Xem nhanh
1. Ipilimumab là thuốc gì?
Ipilimumab là thuốc thuộc nhóm kháng thể đơn dòng, có tác dụng làm chậm và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư. Thuốc được sử dụng trong điều trị ung thư ở nhiều cơ quan quan trọng trong cơ thể như thận, gan, da, phổi, đại tràng,…
Ipilimumab là kết quả quá trình nghiên cứu gian khổ của các nhà khoa học thuộc công ty Bristol Myers Squibb – một công ty dược phẩm hàng đầu của Mỹ. Thuốc được cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm của Mỹ FDA chứng nhận.
Thuốc điều trị ung thư này được sử dụng với tên biệt dược là Yervoy với dạng bào chế là dung dịch tiêm tĩnh mạch với hàm lượng 50mg/10ml hoặc 200mg/40ml.
2. Cơ chế tác dụng
Ipilimumab là IgG1 liên kết với CTLA – 4 (Kháng nguyên tế bào lympho T gây độc tế bào – 4). CTLA – 4 là chất điều hòa chính của hoạt động tế bào T. Ipilimumab ức chế kiểm soát miễn dịch CTLA – 4, từ đó chặn các tín hiệu ức chế tế bào T.
Nhờ đó tăng cường kích hoạt và tăng sinh tế bào T-effector phản ứng huy động để gắn kết cuộc tấn công miễn dịch tế bào T chống lại các tế bào khối u. Đặc biệt khi kết hợp Ipilimumab (ức chế CTLA – 4) với Nivolumab (ức chế PD – 1) tăng cường chức năng tế bào T lớn hơn cả kháng thể đơn thuần, cải thiện phản ứng chống ung thư trong ung thư tế bào thận tiến triển và u ác tính di căn
3. Chỉ định của Ipilimumab
Với cơ chế tác dụng ở trên, Ipilimumab được chỉ định sử dụng trong điều trị các bệnh ung thư sau:
- U ác tính tiến triển: Điều trị khối u ác tính không thể cắt bỏ hoặc di căn ở người lớn và thanh thiếu niên từ 12 tuổi trở lên.
- Ung thư biểu mô tế bào thận tiến triển: Thường được chỉ định kết hợp cùng Nivolumab điều trị ung thư biểu mô tế bào thận tiến triển mà trước đó chưa được điều trị.
- Ung thư đại trực tràng di căn: Điều trị ung thư đại trực tràng dạng siêu đột biến gen (MSI – H) (kết hợp với Nivolumab) hoặc điều trị ung thư di căn (kết hợp với Fluoropyrimidine, Oxaliplatin và Irinotecan) ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
- Điều trị bổ trợ ung thư hắc tố: Điều trị bổ trợ khối u ác tính ở bệnh nhân ung thư da đã lan ra các hạch bạch huyết khu vực > 1mm và đã được cắt bỏ toàn bộ hạch.
4. Liều dùng và cách dùng của Ipilimumab
Ipilimumab là thuốc tiêm truyền đường tĩnh mạch, phải được bác sĩ hoặc điều dưỡng trực tiếp thực hiện. Người thân tuyệt đối không tự tiêm tại nhà vì có gặp rất nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.
Liều sử dụng dựa trên tình trạng sức khỏe, cân nặng và đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Thông thường Ipilimumab được tiêm 3 tuần/lần và tối đa 4 liều, nếu cần thiết bác sĩ có thể dùng thêm liều từ 2 – 12 tuần/lần.
Liều dùng cụ thể cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên mắc ung thư như sau:
- Khối u ác tính: Đơn trị liệu sử dụng liều 3 mg/kg tiêm tĩnh mạch trong khoảng 90 phút 3 tuần/lần với tổng cộng 4 liều.
Sử dụng kết hợp với Nivolumab: 3 mg/kg Ipilimumab kết hợp với 1 mg/kg Nivolumab tiêm tĩnh mạch 3 tuần/lần với 4 liều đầu tiên. Giai đoạn tiếp theo dùng đơn trị liệu Nivolumab tiêm tĩnh mạch 240 mg trong 30 phút mỗi 2 tuần hoặc 480mg trong 60 phút mỗi 4 tuần.
- U trung biểu mô màng phổi ác tính: Liều khuyến cáo là 1 mg/kg tiêm truyền tĩnh mạch trong 30 phút mỗi 6 tuần, kết hợp với 360 mg nivolumab tiêm truyền tĩnh mạch trong 30 phút mỗi 3 tuần. Thời gian điều trị có thể kéo dài tới 24 tháng ở những bệnh nhân không có tiến triển của bệnh
- Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: Liều khuyến cáo là 1 mg/kg Ipilimumab tiêm tĩnh mạch 6 tuần/lần kết hợp cùng 360 mg Nivolumab tiêm tĩnh mạch 3 tuần/lần và hóa trị liệu mỗi 3 tuần. Sau khi 2 chu kỳ hóa trị kết thúc, vẫn duy trì điều trị bằng Ipilimumab và Nivolumab với liều như cũ.
- Ung thư biểu mô tế bào thận: Liều khuyến cáo 1 mg/kg Ipilimumab với 3 mg/kg Nivolumab tiêm tĩnh mạch mỗi 3 tuần trong 4 lần đầu tiên. Giai đoạn 2 sử dụng đơn trị liệu Nivolumab 240 mg tiêm tĩnh mạch trong 30 phút 2 tuần một lần hoặc 480 mg trong 60 phút 4 tuần một lần.
5. Chống chỉ định
Ipilimumab chống chỉ định với các đối tượng quá mất với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
6. Tác dụng không mong muốn của thuốc Ipilimumab
Thuốc Ipilimumab có liên quan tới các phản ứng trung gian miễn dịch trong cơ thể, vì thế có thể dẫn đến những phản ứng bất lợi nghiêm trọng, có thể gây tử vong.
Tác dụng phụ có thể xảy ra ở bất kỳ hệ thống cơ quan nào trong cơ thể, có thể biểu hiện trong quá trình điều trị hoặc cũng có thể là sau vài tuần đến vài tháng kể từ khi ngừng thuốc.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng cũng như mức độ nghiêm trọng của các tác dụng không mong muốn, bác sĩ có thể cho tiến hành xét nghiệm chức năng tuyến giáp, chức năng gan, nồng độ hormon vỏ thượng thận. Những xét nghiệm được thực hiện trước hoặc sau mỗi đợt điều trị.
Tác dụng phụ thường gặp
Một số tác dụng phụ thường gặp ở người bệnh ung thư sử dụng Ipilimumab:
- Thiếu máu, mất nước, hạ kali máu
- Các vấn đề về tiêu hóa như chán ăn, nôn, buồn nôn, tiêu chảy, táo bón, xuất huyết tiêu hóa,…
- Bất thường chức năng gan, trào ngược dạ dày
- Suy giáp, suy tuyến yên
- Đau đầu, chóng mặt
- Ho, khó thở
- Mờ mắt, đau mắt
- Hạ huyết áp, hôn mê
- Vấn đề về da: Ngứa, phát ban, viêm da, bạch biến, mày đay, đổ mồ hôi đêm, da khô
- Sốt, mệt mỏi, phản ứng tại chỗ tiêm
Tác dụng phụ ít gặp
Có thể xuất hiện các tác dụng phụ ít gặp, cụ thể:
- Nhiễm trùng hô hấp, tiết niệu, nhiễm trùng huyết
- Giảm tiểu cầu và bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa acid
- Hiện tượng mẫn cảm
- Cường giáp, suy thượng thận và suy vỏ thượng thận thứ phát
- Giảm ham muốn tình dục
- Trầm cảm
- Rối loạn nhịp tim, rung tâm nhĩ
- Suy hô hấp, viêm phổi, phù phổi, viêm mũi dị ứng
- Viêm màng não, bệnh thần kinh ngoại biên
- Một số vấn đề về mắt: Viêm kết mạc, giảm thị lực, viêm bờ mi, phù nề mắt,…
- Thiếu máu cục bộ, hạ huyết áp tư thế đứng
- …
Tác dụng phụ hiếm gặp
Những tác dụng chỉ xuất hiện ở rất ít trường hợp bệnh nhân dùng Ipilimumab như:
- Viêm tuyến giáp
- Phản ứng phản vệ
- Nhược cơ
- Viêm động mạch thái dương
- Hội chứng Vogt – Koyanagi – Harada (một bệnh hệ thống đặc trưng bởi viêm màng bồ đào kèm theo bất thường về thần kinh và da).
7. Tương tác thuốc
Ipilimumab có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác làm giảm tác dụng của thuốc khác bạn đang dùng hoặc làm tăng tác dụng phụ của các loại thuốc đó. Một số tương tác thuốc nghiêm trọng có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Để tránh tình trạng này, bạn cần báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng (bao gồm cả thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, thảo dược và thực phẩm chức năng). Bạn tuyệt đối không tự ý sử dụng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng thuốc mà không có sự cho phép từ bác sĩ.
Ipilimumab còn có thể tương tác với một số loại thực phẩm như rượu bia, thuốc lá,… Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc uống Ipilimumab cùng thức ăn, rượu bia và thuốc lá.
8. Thận trọng
Thận trọng khi sử dụng Ipilimumab cho một số đối tượng:
- Người bị tổn thương gan do bệnh hoặc do sử dụng một số loại thuốc
- Có tiền sử rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống hoặc sarcoidosis
- Người có tiền sử mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng
- Người đã từng ghép tạng
Ngoài ra, Ipilimumab có thể gây hại cho thai nhi, vì thế tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú. Đặc biệt, thuốc cũng không được sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
Để giảm các tác dụng khi dùng thuốc Ipilimumab, có thể kết hợp sử dụng sản phẩm Fucoidan Nhật Bản. Kibou Fucoidan và Kuren Fucoidan là sản phẩm thế hệ mới với sự kết hợp của Fucoidan cùng nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa cho hiệu quả giảm các tác dụng phụ gấp nhiều lần. Đồng thời, các sản phẩm còn hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa ung thư tái phát và di căn.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn