Thuốc ức chế miễn dịch: Tác dụng, tương tác thuốc và tác dụng phụ

 1484 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Thuốc ức chế miễn dịch có vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh. Tuy nhiên, nếu không sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng phác đồ thì mức độ hiệu quả sẽ không cao. Dưới đây, mời bạn tìm hiểu chi tiết hơn về loại thuốc này.

Thuốc ức chế miễn dịch
Thuốc ức chế miễn dịch

1. Thuốc ức chế miễn dịch là thuốc gì?

Thuốc ức chế miễn dịch là những thuốc có tác dụng chính là ức chế hoặc ngăn chặn hoạt động hệ thống miễn dịch. Cùng với đó, thuốc cũng hoạt động với để giảm độ nồng độ của các biến chứng với những căn bệnh như ung thư, bệnh tự miễn. 

2. Tác dụng của thuốc ức chế miễn dịch

Các loại thuốc này được sử dụng trong điều trị ung thư và một số bệnh tự miễn khác, cụ thể:

2.1. Tác dụng trong điều trị ung thư

Thuốc ức chế miễn dịch có tác dụng chống lại sự phát triển của ung thư. Thuốc có thể ngăn ngừa ung thư khởi phát hoặc hỗ trợ làm giảm tế bào ung thư trong cơ thể. Bên cạnh đó, thuốc cũng giúp tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư khác như: điều trị bằng thuốc, điều trị bằng ánh sáng,…

2.2. Tác dụng với các bệnh tự miễn khác

Bệnh tự miễn là các bệnh xảy ra do hệ thống miễn dịch đang gặp vấn đề về khả năng phân biệt các kháng nguyên ngoại lai và các tế bào của cơ thể hay tự kháng nguyên.

Các thuốc ức chế miễn dịch sẽ được dùng với một số các căn bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hệ thống, viêm đa khớp dạng thấp, viêm gan tự miễn, bệnh vẩy nến, đa xơ cứng, nhược cơ. Theo đó, thuốc sẽ ức chế miễn dịch, và làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch. Đồng thời ngăn chặn sự tấn công của hệ miễn dịch lên chính các mô tế bào của cơ thể.

Thuốc ức chế miễn dịch dùng trong lupus ban đỏ hệ thống
Thuốc ức chế miễn dịch dùng trong lupus ban đỏ hệ thống

Bài viết liên quan: Hiểu rõ về liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư

3. Các thuốc ức chế miễn dịch

Thuốc ức chế miễn dịch gồm các loại nào? Chúng có tác dụng gì? Mời bạn cùng theo dõi tiếp chia sẻ dưới đây. 

3.1. Thuốc ức chế miễn dịch corticosteroid

Các thuốc corticosteroid có tác dụng chống viêm khá hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có tác dụng trực tiếp trên các tế bào có chức năng miễn dịch. Trong quá trình sử dụng, tuỳ vào từng căn bệnh mà bác sĩ sẽ cho bệnh nhân dùng nhóm thuốc khác nhau, cũng như sử dụng ở liều cao, sau đó giảm liều dần dần. 

3.2. Các thuốc độc tế bào

Các thuốc độc tế bào có tác dụng tiêu diệt nhanh những tế bào và ức chế sự tăng sinh của các tế bào lympho T, lympho B cũng như các đại thực bào. Ngoài ra, một số thuốc còn tiêu diệt tế bào bằng liên kết chéo AND, hỗ trợ giảm viêm hiệu quả.

3.3. Các chất chống chuyển hóa

Chất chống chuyển hóa được sử dụng phổ biến nhất hiện nay phải kể đến là methotrexate.  Thuốc có tác dụng ức chế acid folic, đồng thời ức chế nhanh các tế bào phân chia pha S. Ngoài ra, thuốc còn ngăn chặn miễn dịch qua trung gian tế bào và qua trung gian thể dịch cũng như ức chế quá trình viêm.

3.4. Thuốc ức chế calcineurin

Các thuốc ức chế calcineurin thường được sử dụng phổ biến trong y học hiện đại đó là là Cyclosporin và Tacrolimus.

Cyclosporin được sử dụng như một thuốc ức chế miễn dịch chống thải ghép trong phẫu thuật. Thuốc này có thể sử dụng đơn độc nhưng thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng phối hợp các thuốc khác nhằm giảm liều và ít gây tác dụng phụ. 

Thuốc Cyclosporin
Thuốc Cyclosporin

Ngoài Cyclosporin thì Tacrolimus cũng là một thuốc được dùng chống thải ghép.  Thuốc này chống tế bào T. Tacrolimus, ức chế IL-2 và ức chế sự sản xuất interferon. Bên cạnh đó, thuốc ức chế sự hoạt hóa tế bào T. Tacrolimus, thường thấy trong ghép tim, gan, thận, tụy. 

3.5. Các kháng thể đơn dòng và đa dòng

Một số kháng thể như OKT3, ATG, kháng thể đơn dòng chống CD25 được sử dụng để điều trị khối u và các rối loạn viêm.

4. Phác đồ điều trị

Tuỳ vào từng bệnh nhân, cũng như căn bệnh đang áp dụng thuốc ức chế miễn dịch mà bác sĩ sẽ có những phác đồ điều trị khác nhau. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc, đa số phác đồ sẽ như sau:

Trước khi uống thuốc: Bác sĩ sẽ kiểm tra thể trạng bệnh nhân, chẩn đoán kỹ lưỡng bệnh tình của bệnh nhân để đảm bảo có thể sử dụng thuốc. Đồng thời, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân uống nhiều nước và ăn các thực phẩm bổ dưỡng.

Trong quá trình sử dụng thuốc, tuỳ vào từng người mà thuốc sẽ được sử dụng với liều lượng khác nhau. Tuy nhiên, thuốc nên được uống với nước và không tự ngưng đến khi có chỉ định của bác sĩ. 

Sau khi uống thuốc, bệnh nhân cần lưu ý những dấu hiệu của cơ thể bởi có những trường hợp gặp tác dụng phụ hoặc mẫn cảm với thuốc. Khi có dấu hiệu này, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám ngay. Ngoài ra, khi hết thuốc, bạn cũng cần thăm khám y tế để bác sĩ đưa ra lời khuyên về phác đồ điều trị. 

Khi hết thuốc nên tới gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp
Khi hết thuốc nên tới gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị phù hợp

5. Tác dụng phụ của thuốc ức chế miễn dịch

Vì là thuốc ức chế hoạt động của hệ thống miễn dịch nên khi sử dụng các thuốc, vẫn có những trường hợp gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.  Chẳng hạn như: các bệnh nhiễm trùng, đau nhức cơ thể, mắc bệnh tim mạch,… Thông thường, những người cao tuổi, người yếu sẽ có nguy cơ gặp phải tác dụng phụ nhiều hơn những người trẻ. 

Để tránh tác dụng phụ của thuốc, bạn nên ưu tiên bổ sung các thực phẩm nhiều dưỡng chất. Hãy ăn uống, tập thể dục lành mạnh, nhẹ nhàng. Tránh việc suy nghĩ nhiều, căng thẳng, áp lực. Đặc biệt, luôn sử dụng thuốc theo đúng yêu cầu, chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý thêm, bớt thuốc trong quá trình này. 

6. Tương tác thuốc và cảnh báo

Tương tác thuốc là sự tác dụng qua lại lẫn nhau giữa các loại thuốc khi dùng chung một thời điểm. Ngoài ra, tương tác thuốc cũng xảy ra với các loại thực phẩm. Việc xảy ra tương tác thuốc sẽ khiến tác dụng của thuốc giảm đi hoặc phát sinh một số tác dụng không mong muốn gây bất lợi cho người bệnh.

Chính vì vậy, khi dùng thuốc ức chế miễn dịch, người bệnh cần lưu ý những cảnh báo sau: 

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng thêm hoặc sử dụng chung bất kì loại thuốc nào.
  • Không nên sử dụng khi bệnh tình chuyển nặng hơn
  • Không nên sử dụng thuốc nếu người bệnh đang có dấu hiệu của viêm gan hay bệnh tim mạch. 
Không nên dùng thuốc nếu người bệnh có dấu hiệu viêm gan
Không nên dùng thuốc nếu người bệnh có dấu hiệu viêm gan

7. Theo dõi và thay đổi liều lượng

Người sử dụng sẽ được các bác sĩ theo dõi thường xuyên. Tuỳ vào tiến triển của bệnh tình mà các bác sĩ sẽ có những phương án thay đổi liều lượng phù hợp. Rất nhiều người trong thời gian đầu đã sử dụng thuốc với liều lớn. Sau đó, các bác sĩ sẽ dần giảm liều để phù hợp với tình trạng bệnh và giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn. 

Bất cứ loại thuốc nào sử dụng trong điều trị ung thư cũng kèm theo các tác dụng không mong muốn. Cách tốt nhất để giảm thiểu chúng là nâng cao sức khỏe, cải thiện sức đề kháng. Bạn có thể tham khảo sản phẩm KIBOU FUCOIDAN có chứa Fucoidan, nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa.

Fucoidan đã được chứng minh về hiệu quả hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ khối u và ngăn chúng phát triển, di căn. Đồng thời khi kết hợp cùng nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa tăng khả năng tăng cường miễn dịch và sức đề kháng. Từ đó hạn chế các tác dụng phụ trong điều trị ung thư, cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh.

Trên đây là những chia sẻ xoay quanh thuốc ức chế miễn dịch. Hy vọng với chia sẻ này, người bệnh đang sử dụng thuốc sẽ hiểu hơn và sử dụng thuốc đúng quy định để tránh tác dụng không mong muốn. Mọi thắc mắc về sản phẩm, bạn vui lòng liên hệ hotline 1800 6527 để được tư vấn các sản phẩm phù hợp với tình trạng của bạn.  

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.