Cần làm gì khi bị tiêu chảy trong điều trị ung thư?

 1280 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Tiêu chảy trong điều trị ung thư là một trong số các tác dụng phụ thường gặp, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguyên nhân của tác dụng phụ này là gì và cách hạn chế ra sao? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Tiêu chảy trong điều trị ung thư
Tiêu chảy trong điều trị ung thư

1. Tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy là hiện tượng số lần đại tiện tăng lên (trên 3 lần/ngày), đi kèm với đó là phân lỏng, sệt, không tạo thành khuôn hoặc loãng như nước. Với trường hợp người bệnh mang hậu môn nhân tạo thì việc tăng số lượng phân qua hậu môn nhân tạo với dạng phân như trên cũng là biểu hiện của tiêu chảy

2. Nguyên nhân tiêu chảy trong điều trị ung thư

Tiêu chảy trong điều trị ung thư có thể là tác dụng phụ của các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Hóa trị: Một số thuốc hóa trị không chỉ tác động lên các tế bào ung thư mà còn giết chết cả những tế bào khỏe mạnh, trong đó có cả tế bào cấu thành nên lớp niêm mạc ruột. Khi các tế bào này biến mất, thức ăn và nước uống không được hấp thu dẫn tới hiện tượng tiêu chảy. 
  • Xạ trị: Những trường hợp chiếu tia xạ vào vùng bụng, vùng xương chậu hoặc vùng thắt lưng có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy. Mức độ nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào lượng tia phóng xạ sử dụng trong điều trị. Những tác dụng phụ tiêu chảy do xạ trị có thể kéo dài cả tuần, thậm chí là nhiều tháng.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật cắt bỏ một phần ruột ảnh hưởng tới khả năng hấp thu dinh dưỡng hoặc chất béo, dẫn tới tiêu chảy.
Phẫu thuật cắt bỏ ruột ảnh hưởng khả năng hấp thu dinh dưỡng
Phẫu thuật cắt bỏ ruột ảnh hưởng khả năng hấp thu dinh dưỡng

Ngoài ra, tiêu chảy trong điều trị ung thư có thể do những nguyên nhân khác như:

  • Trong quá trình điều trị người bệnh có thể mắc các bệnh nhiễm trùng dẫn tới tiêu chảy. Vì thế, khi điều trị cần thực hiện các biện pháp chống nhiễm trùng ở bệnh nhân ung thư. Ngoài ra, thuốc kháng sinh sử dụng trong điều trị một số bệnh nhiễm trùng cũng có khả năng gây tiêu chảy
  • Bản thân một số bệnh ung thư cũng gây tiêu chảy bao gồm khối u thần kinh nội tiết,…
  • Lo lắng, stress, căng thẳng quá mức
  • Ngộ độc thực phẩm do không đảm bảo vệ sinh dẫn tới rối loạn tiêu hóa, trong đó có tiêu chảy
  • Khi cơ thể bị rối loạn dung nạp lactose, người bệnh bị tiêu chảy sau khi dùng sữa và các chế phẩm từ sữa
  • Một số loại thuốc như thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc nhuận tràng, thuốc chống nôn hoặc các thuốc magie cũng là nguyên nhân gây tiêu chảy trong điều trị ung thư
  • Người bệnh bị viêm đại tràng co thắt

3. Mức độ tiêu chảy

Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ dã phân tiêu chảy thành các cấp độ từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Mức độ 1: Số lần đại tiện tăng, ít hơn 4 lần/ngày
  • Mức độ 2: Số lần đại tiện từ t 4 – 6 lần/ngày
  • Mức độ 3: Khi bước sang mức độ này bạn cần nằm viện để điều trị, các yếu tố như đại tiện nhiều hơn 7 lần/ngày, ỉa són, không kiểm soát được đại tiện hoặc giảm khả năng sinh hoạt, tự chăm sóc bản thân hàng ngày
  • Mức độ 4: Đại tiện trên 10 lần/ngày, trong phân có máu, có thể đe dọa tính mạng người bệnh, cần được chăm sóc đặc biệt ngay.
Trong phân có lẫn máu
Trong phân có lẫn máu

4. Hậu quả của tiêu chảy

Tiêu chảy trong điều trị ung thư, đặc biệt là trong quá trình truyền hóa chất có xu hướng giảm dần sau vài ngày. Ở nhiều trường hợp, tác dụng phụ này có thể kéo dài và dẫn tới những biến chứng nặng nề như:

  • Viêm loét vùng hậu môn
  • Cơ thể bị mất nước với các biểu hiện như khát nước, da khô, cơ thể mệt mỏi và lượng nước tiểu giảm
  • Cơ thể giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng gây ra tình trạng sút cân, gầy, suy dinh dưỡng
  • Các biến chứng trở nên nặng hơn khi xuất hiện cùng các tác dụng phụ khác như giảm hồng cầu. viêm ruột. sốt do hạ bạch cầu,…

5. Cần làm gì khi bị tiêu chảy trong điều trị ung thư?

Để giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng tiêu chảy, bạn nên ưu ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung nước cho cơ thể: Cho dù bạn bị tiêu chảy do bất kỳ nguyên nhân gì thì việc đầu tiên là bổ sung dịch cho cơ thể. Khi bị tiêu chảy, người bệnh mất nước và cách thành phần trong nước như điện giải, khoáng chất,… Khi tình trạng nặng lên, bệnh nhân có thể gặp các rối loạn điện giải và kiềm toan máu.

Bạn có thể bổ sung dịch bằng Oresol, đây là dạng an toàn và phổ biến nhất hiện nay. Ngoài ra, bạn nên uống nước hoa quả, súp loãng.

  • Có chế độ ăn phù hợp: Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (khoảng 5 – 6 bữa). Nên ăn nhiều thực phẩm mềm, ít chất xơ và dễ tiêu hóa như chuối, cơm, phở, bánh mỳ nướng, cá, thịt gà đã bỏ phần da,… Đồng thời nên hạn chế các thực phẩm kích ứng đường tiêu hóa như đồ cay, rượu, chất béo, nước cam, đồ uống chứa cafein,…
Hạn chế các thức ăn cay nóng
Hạn chế các thức ăn cay nóng
  • Bổ sung các men vi sinh: Các vi khuẩn có lợi cho đường ruột giúp phục hồi và cân bằng hệ tiêu hóa. Hiện nay các sản phẩm sữa chua và một số thực phẩm chức năng có chứa men vi sinh, bạn có thể dùng để bổ sung hàng ngày.
  • Không tự ý sử dụng thuốc: Không dùng kháng sinh,  thuốc nhuận tràng, thuốc chống nôn có thành phần metoclopramide nếu không có chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Chú ý chăm sóc da vùng hậu môn: Vệ sinh hàng ngày, nếu xuất hiện kích ứng và đỏ rát thì dùng kem dưỡng có chứa kẽm để bôi. Cố gắng giữ vùng da hậu môn luôn được khô thoáng, sạch sẽ.

6. Thuốc điều trị tiêu chảy cho người bệnh ung thư

Sau khi đã thực hiện những cách trên mà vẫn không giảm các triệu chứng tiêu chảy, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được kê đơn thuốc bổ sung. Các loại thuốc thường được dùng trong điều trị tiêu chảy ở bệnh nhân ung thư như:

  • Thuốc opioid: Làm chậm nhu động ruột qua đó làm giảm tiêu chảy
  • Thuốc giảm tiết dịch: Có tác dụng giảm lượng chất lỏng cơ thể tiết ra, làm cho phân rắn chắc hơn.
  • Loperamide: Đây là một trong các thuốc được chỉ định phổ biến cho bệnh nhân tiêu chảy trong điều trị ung thư, bời chúng có ít tác dụng phụ hơi các thuốc opioid
Thuốc Loperamide
Thuốc Loperamide
  • Một số thuốc khác: Bác sĩ sẽ chỉ định dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng tiêu chảy.

Người bệnh đang trong quá trình điều trị ung thư, đặc biệt là hóa trị, không được tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khi chưa được chấp thuận từ bác sĩ. Bởi một số loại thuốc có nguy cơ gây các tác dụng phụ nguy hiểm cho bệnh nhân.

7. Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?

Tiêu chảy trong điều trị ung thư gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh, nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây bạn nên tới gặp bác sĩ ngay:

  • Sốt trên 38oC, các cách hạ sốt cho người bị ung thư không có hiệu quả
  • Ngày đi đại tiện lỏng từ 6 lần trở lên, liên tục hơn 2 ngày
  • Có máu trong phân hoặc khu vực trực tràng: Đỏ tươi hoặc phân đen nát
  • Biểu hiện mất nước: Người bệnh cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, khô da, khô miệng, nước tiểu ít và sẫm màu
  • Chướng bụng, đau quặn bụng kéo dài hơn 1 ngày
  • Không kiểm soát được tình trạng tiêu chảy bằng các thuốc thông thường

Để hạn chế tiêu chảy và các tác dụng phụ khác trong quá trình điều trị ung thư, bạn cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng kết hợp với các sản phẩm KIBOU FUCOIDANKUREN FUCOIDAN

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chứng minh hiệu quả của Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng. Hầu hết bệnh nhân ung thư sau khi sử dụng đều cho biết mình không còn gặp phải các tác dụng không mong muốn nữa và kết quả điều trị cũng tốt hơn rất nhiều.

Hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã có thêm những thông tin hữu ích về cách hạn chế tiêu chảy trong điều trị ung thư. Nếu bạn đang cần giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan tới ung bướu, liên hệ ngay với các chuyên gia qua hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.