Dấu hiệu trầm cảm ở bệnh nhân ung thư và cách điều trị

 1392 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư khiến người bệnh gặp thêm không ít khó khăn trong quá trình điều trị bệnh. Việc phát hiện sớm và có biện pháp điều trị kịp thời có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với những bệnh nhân ung thư. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu và cách điều trị qua bài viết dưới đây nhé!

Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư
Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

1. Tâm lý của bệnh nhân ung thư

Đối với những bệnh nhân ung thư, đặc biệt là những người trẻ tuổi khi biết mình mắc phải căn bệnh quái ác này thường bị sốc về mặt tâm lý. Diễn biến tâm lý bệnh nhân ung thư thường trải qua các giai đoạn như:

  • Giai đoạn phủ nhận: Khi biết mình bị bệnh ung thư và họ cảm thấy không thể chấp nhận được điều này. Và người bệnh thường phủ nhận và cho rằng bản thân mình vẫn đang rất khỏe mạnh.
  • Giai đoạn phẫn nộ: Người bệnh dần xuất hiện những cơn phẫn nộ, ghen tỵ, giận giữ hay đố kỵ trong cuộc sống.
  • Giai đoạn thương lượng: Người bệnh hi vọng bản thân mình có thể khỏi bệnh hoặc kéo dài sự sống của mình.
  • Giai đoạn trầm cảm: Người bệnh chấp nhận cái chết đang đến gần mình và không muốn gặp người khác.
  • Giai đoạn chấp nhận: Đây là thời điểm người bệnh chấp nhận về cái chết của bệnh ung thư và gần như là buông xuống mọi thứ.

2. Nguyên nhân gây trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

Như đã chia sẻ trước đó, những bệnh nhân ung thư thường gặp khủng hoảng, cú sốc lớn về tâm lý. Họ luôn cảm thấy hoang mang, buồn bã, sợ hãi, lo lắng đến mức cực độ. Những cảm xúc tiêu cực của tâm lý kéo dài sẽ khiến quá trình điều trị bệnh ung thư gặp phải nhiều khó khăn. Và đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh trầm cảm.

Bệnh nhân ung thư thường cảm thấy hoang mang, sợ hãi, buồn bã
Bệnh nhân ung thư thường cảm thấy hoang mang, sợ hãi, buồn bã

Khi phải đối mặt với căn bệnh ung thư quái ác, các bệnh nhân ung thư thường lo lắng, sợ hãi và lâu dần xuất hiện những nỗi sợ hãi, lo lắng như:

  • Bệnh nhân sẽ cảm thấy lo lắng, sợ hãi về điều trị hoặc những tác dụng phụ của xạ trị, hóa trị ung thư gây ra.
  • Sợ hãi bệnh ung thư của mình sẽ bị tái phát hoặc di căn nặng hơn.
  • Lo lắng về việc mất khả năng tự chủ của bản thân.
  • Lo lắng về sự các mối quan hệ của mình sẽ bị thay đổi.
  • Sợ hãi về cái chết sẽ đến với mình bất cứ lúc nào.

3. Triệu chứng của trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư thường được biểu hiện qua các dấu hiệu về cảm xúc, nhận thức và cả biểu hiện của cơ thể.

3.1. Dấu hiệu về cảm xúc

Bạn có thể dễ dàng nhận biết những thay đổi về cảm xúc của người bệnh như:

  • Tinh thần xuống dốc, cảm thấy tuyệt vọng.
  • Luôn cảm thấy ủ rũ, u sầu, buồn chán, không có niềm vui.
  • Người bị trầm cảm do ung thư thường trở nên vô cùng nhạy cảm,. Bệnh nhân thường dễ bị kích động, hay nóng giận, cáu gắt.
  • Trở nên vô cảm, không còn bất kỳ sự hứng thú nào đối với những sự kiện, hoạt động xảy ra xung quanh mình. Thậm chí là ngay cả những điều mà trước đây bản thân rất yêu thích cũng không cảm thấy hứng thú.
  • Không muốn giao tiếp với bất kỳ ai, có xu hướng tự cô lập bản thân, thích ở một mình, nhất là những nơi thiếu ánh sáng.
  • Không còn động lực để làm việc, không muốn làm bất kỳ việc gì, kể cả những việc làm đơn giản nhất.
Không muốn làm gì, kể cả những việc đơn giản nhất
Không muốn làm gì, kể cả những việc đơn giản nhất

3.2. Dấu hiệu về nhận thức

Dấu hiệu về nhận thức bao gồm:

  • Người bệnh thường mất tập trung, bị giảm sự chú ý.
  • Thường hay quên trước quên sau, trí nhớ suy giảm nghiêm trọng.
  • Gặp khó khăn trong việc đưa ra các lựa chọn, quyết định, cho dù đó là một việc đơn giản.
  • Bệnh nhân luôn có cái nhìn tiêu cực, họ thường đánh giá mọi thứ một cách vội vàng theo hướng bi quan.
  • Thường xuyên suy nghĩ về cái chết, thậm chí là có ý định muốn tự sát hoặc làm hại chính bản thân.

3.3. Biểu hiện của cơ thể

Ngoài những dấu hiện trên thì bệnh nhân ung thư thường than thở về những biểu hiện cơ thể như:

  • Cơ thể luôn luôn trong trạng thái mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống và không muốn là gì.
  • Chân tay cảm thấy đau mỏi, đau đầu, nhức mỏi toàn cơ thể.
  • Rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân ung thư, thường xuyên bị mất ngủ, ngủ không sâu giấc, thường xuyên mơ thấy ác mộng. Cũng có thể người bệnh sẽ tỉnh giấc nhiều lần trong đêm hoặc luôn trong trạng thái buồn ngủ, ngủ quá nhiều.
  • Rối loạn ăn uống, khẩu vị đột ngột thay đổi. Bệnh nhân thường có biểu hiện chán ăn, hay bỏ bữa hoặc thèm ăn không kiểm soát.
  • Chức năng tình dục bị suy giảm, không còn cảm thấy ham muốn.

4. Cách điều trị trầm cảm ở bệnh nhân ung thư

Trầm cảm ở bệnh nhân ung thư là căn bệnh quái ác đã lấy đi mạng sống của không biết bao nhiêu người. Nếu tình trạng trầm cảm không kịp thời phát hiện và điều trị thì có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình điều trị ung thư.

Phương pháp tâm lý trị liệu
Phương pháp tâm lý trị liệu

Hiện, người bệnh ung thư bị trầm cảm thường điều trị theo phương pháp tâm lý và sử dụng thuốc chống trầm cảm. Cụ thể:

4.1. Tâm lý trị liệu

Đối với trường hợp các triệu chứng của bệnh trầm cảm ở mức vừa và nhẹ thì người bệnh sẽ được điều trị với phương pháp tâm lý trị liệu. Đối với phương pháp điều trị này các chuyên gia tâm lý gồm: Tư vấn viên, bác sĩ khoa tâm thần, nhà tâm lý học sẽ giúp người bệnh dần dần thích nghi, tiếp cận với các biện pháp cải thiện kỹ năng. Từ đó giúp bệnh nhân có thể đối phó được với những khó khăn bệnh tật.

Với phương pháp điều trị tâm lý trị liệu bệnh nhân còn được phát triển và định hình lại những suy nghĩ tiêu cực của bản thân. Thông qua những chăm sóc tinh thần cho bệnh nhân ung thư, từ đó dần thay đổi những suy nghĩ tiêu cực thành những điều tích cực trong cuộc sống.

4.2. Thuốc chống trầm cảm

Đối với trường hợp bệnh trở nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình điều trị ung thư thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để kiểm soát. Sử dụng các loại thuốc chống trầm cảm giúp làm giảm các triệu chứng như: lo lắng, sợ hãi, buồn chán, suy nghĩ tiêu cực,…

Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây lên nhiều tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt,…Bởi vậy nên để điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần phải tuân thủ theo chỉ định điều trị của bác sĩ.

Thuốc chống trầm cảm
Thuốc chống trầm cảm

5. Lời khuyên để phòng ngừa trầm cảm ở người bị ung thư

Một số lời khuyên giúp phòng ngừa trầm cảm ở bệnh nhân ung thư đó là: 

  • Người bệnh cần phải tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị ung thư của bác sĩ.
  • Mở lòng chia sẻ với những người thân, bạn bè để giải tỏa các áp lực, buồn phiền, căng thẳng của bản thân.
  • Cố gắng giữ tinh thần thật lạc quan, yêu đời bằng cách vẽ tranh, chăm sóc cây cảnh, sáng tác nhạc, viết nhật ký,….
  • Áp dụng một số phương pháp tập luyện yoga để tinh thần thoải mái.
  • Người thân, gia đình nên học cách an ủi người bị ung thư để động viên và giúp họ vượt qua giai đoạn khó khăn

Thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về hiện tượng trầm cảm ở bệnh nhân ung thư. Để tránh mắc bệnh trầm cảm ảnh hưởng tới điều trị, người bệnh ung thư cần phải tuân thủ theo các phương pháp điều trị của chuyên gia, bác sĩ. Cùng với đó là sự động viên từ người thân, bạn bè và gia đình để vượt qua điều này.

Tìm hiểu thêm thông tin về sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư và kiến thức liên quan, liên hệ hotline 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.