1001 điều cần biết về ung thư amidan

 1481 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Ung thư amidan là bệnh ung thư hay gặp ở vùng đầu cổ. Bệnh tiến triển nhanh và gây nhiều khó khăn trong sinh hoạt thường ngày, cần phát hiện sớm để phòng tránh.

Ung thư amidan
Ung thư amidan

1. Tổng quan về bệnh lý ung thư amidan

Amidan là hai bộ phận có hình bầu dục nằm ở phía sau miệng. Đây là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch có vai trò giúp cơ thể tiêu diệt vi sinh vật.

1.1. Ung thư amidan là bệnh lý gì?

Ung thư amidan là tình trạng xuất hiện các tế bào tăng sinh không kiểm soát ở bất kỳ vị trí nào của amidan, sau đó, chúng hình thành lên các khối u và có khả năng di căn, xâm lấn sang các bộ phận khác của cơ thể.

1.2. Các loại ung thư amidan

Amidan có tổ chức biểu mô và mô liên kết. Vì vậy, ung thư amidan cũng chia thành hai loại chính:

  • Ung thư biểu mô tế bào vảy: Loại ung thư này chiếm đa số các trường hợp mắc.
  • Ung thư lympho: Thường ở amidan vòm và rất ít xuất hiện ở amiđan khẩu cái.

1.3. Dịch tễ của bệnh

Ung thư amidan là bệnh ung thư thường gặp. Chúng chiếm từ 13% tới 15% trong những bệnh ung thư ở vùng đầu – cổ. 

Độ tuổi hay mắc bệnh là từ 50 tới 60 tuổi. Và nam giới mắc bệnh nhiều gấp 4 lần nữ giới.

2. Nguyên nhân dẫn tới ung thư amidan

Có rất nhiều nguyên nhân khiến tế bào amidan tăng sinh bất thường. Đó là:

  • Hút thuốc lá: Các chất có trong thuốc lá dễ gây ra đột biến ung thư ở vùng miệng, cổ và phổi.
Hút thuốc lá
Hút thuốc lá
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc các bệnh ung thư vùng đầu – cổ, ung thư vòm họng,… thì bạn có nguy cơ mắc các bệnh ung thư amidan cao hơn người bình thường.
  • Virus: Nhiễm virus HPV type 16 và 18.
  • Rượu bia: Uống rượu bia hay sử dụng các thức uống kích thích khác làm tăng nguy cơ ung thư amidan.
  • Không giữ gìn vệ sinh sạch sẽ vùng miệng: Điều này sẽ tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn phát triển, gây ra nhiều bệnh lâu dần sẽ hình thành các khối u ác tính tại amidan.
  • Tiếp xúc với các tia bức xạ hoặc hóa chất độc hại.

Nếu bạn đang nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư amidan thì bạn nên chủ động tầm soát ung thư amidan để phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời.

3. Triệu chứng

Một số triệu chứng của bệnh ung thư amidan rất giống với bệnh viêm họng. Tuy nhiên, viêm họng phổ biến nhất độ tuổi từ 5 tới 15 tuổi, trong khi ung thư amidan thường phát hiện ở người ở độ tuổi trên 50.

Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất khi có khối u ác tính ở amidan:

  • Loét ở phía sau miệng hoặc cổ họng nhưng vết loét mãi không lành
  • Đau miệng và họng kéo dài
  • Amidan sưng và 2 bên amidan có kích thước không bằng nhau
  • Nuốt đau hoặc nuốt khó
Nuốt khó
Nuốt khó
  • Đau tai
  • Có bướu ở cổ
  • Có cảm giác đau khi ăn các loại trái cây có vị chua
  • Nước bọt có lẫn máu
  • Đau ở cổ
  • Cảm giác khó thở

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bệnh nào được kể trên thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ ngay.

4. Chẩn đoán xác định ung thư amidan

Để chẩn đoán và xác định chính xác người bệnh có mắc ung thư amidan hay không, các bác sĩ thường sử dụng nhiều phương pháp và công cụ khác nhau.

Đầu tiên là xác định tiền sử bệnh và thăm khám cổ họng của bệnh nhân. Dựa vào kết quả sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm khác, bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Sinh thiết: Dùng một cây kim mỏng hút tế bào của khối u và sau đó được kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định xem chúng có phải tế bào ung thư hay không.
  • Chụp X – quang: Phương pháp này thường dùng để xác định xem mức độ lan rộng của khối u
  • Chụp cắt lớp vi tính
  • Chụp cộng hưởng từ
  • Chụp cắt lớp phát xạ positron PET

Ngoài ra, bệnh nhân cũng sẽ được kiểm tra bên trong miệng và sau cổ họng để xác định kích thước và vị trí của khối u. Kiểm tra tai, mũi, họng và cổ cũng là để xác định xem khối u đã lan rộng chưa.

5. Các giai đoạn của bệnh

Dựa vào mức độ phát triển của các tế bào ung thư, khối u ác tính ở amidan được chia thành các giai đoạn bệnh như sau:

  • Giai đoạn 1: Xuất hiện khối u có kích thước dưới 2cm, khu trú ở khu  vực amidan, chưa di căn tới các hạch bạch huyết lân cận.
Khu trú tại amidan
Khu trú tại amidan
  • Giai đoạn 2: Khối u có kích thước từ 2 – 4cm, chưa di căn.
  • Giai đoạn 3: Khối u có kích thước trên 4cm, tế bào ung thư di căn sang một hạch cổ cùng bên với khối u.
  • Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn sang các bộ phận khác ngoài phạm vi vùng họng. Việc tiên lượng và chữa trị bệnh ở giai đoạn này gặp rất nhiều khó khăn.

Việc xác định chính xác giai đoạn phát triển của bệnh ung thư amidan là rất quan trọng. Bởi điều này giúp các đội ngũ y bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

6. Điều trị bệnh ung thư amidan

Theo ghi nhận, các khối u ác tính tại amidan khá nhạy cảm với tia xạ. Do vậy, phẫu thuật và xạ trị là hai phương pháp hay được sử dụng trong điều trị ung thư amidan. Hóa trị hay dùng với trường hợp ung thư giai đoạn cuối.

  • Phẫu thuật: Tiến hành qua đường miệng tự nhiên hoặc đi đường ngoài qua xương hàm. Để giải quyết những trường hợp kích thước khối u quá to, hạch ở cổ nhiều hoặc u và hạch còn sót sau tia xạ.
  • Tia xạ: Thường dùng tia xạ qua da, vào khối u nguyên phát và cả vùng hạch cổ.
  • Hóa trị: Các thuốc chống ung thư sẽ nằm trong danh sách điều trị hoá trị và thường được dùng khi người bệnh đã ở giai đoạn cuối.
Hóa trị
Hóa trị

7. Phòng tái phát sau điều trị

Sau khi điều trị, ung thư amidan vẫn có thể tái phát nếu người bệnh không chú ý những điểm sau:

  • Hạn chế tới mức tối đa việc tiếp xúc với các tia bức xạ và các hóa chất độc hại.
  • Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, hình thành thói quen súc miệng bằng nước muối. 
  • Không hút thuốc, hạn chế rượu, bia và các thức uống kích thích khác.
  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, phòng chống bệnh tật.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh. Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể. Hạn chế đồ nướng, ăn thức ăn chiên xào, hạn chế ăn nhiều muối.
  • Tuân thủ theo lịch hẹn khám sức khỏe của bác sĩ để bác sĩ phụ trách luôn nắm được tình hình sức khỏe của người bệnh.

Như vậy, bệnh ung thư amidan là bệnh lý thường gặp, nhưng dễ bị bỏ sót nên khi phát hiện bệnh đã di căn xa. Để chủ động phát hiện bệnh, hãy chú ý đi khám ngay khi bạn cảm thấy khó chịu ở họng hay sờ có hạch cổ bất thường.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào bạn có thể liên hệ với đội ngũ chuyên gia Fucoidan theo số hotline 1800 6527 để được tư vấn một cách cụ thể và chi tiết.

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.