Hiểu thật rõ về ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
Ung thư buồng trứng là bệnh khó phát hiện sớm vì các triệu chứng thường diễn ra âm thầm, không đặc trưng và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Do đó khi phát hiện ra thì bệnh thường ở giai đoạn cuối. Vậy ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có chữa được không, tiên lượng sống là bao nhiêu,…Tất cả những điều này sẽ có trong bài viết dưới đây.
Xem nhanh
- 1. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là gì?
- 2. Triệu chứng của Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
- 3. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có đau không?
- 4. Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
- 5. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối sống được bao lâu?
- 6. Cách giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống
1. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối là gì?
Ung thư buồng trứng được chia thành 4 giai đoạn dựa trên mức độ lây lan của tế bào ung thư.
Ở giai đoạn IV (hay giai đoạn cuối của bệnh), tế bào ung thư đã di chuyển ra khỏi phạm vi khu vực buồng trứng và đi đến các cơ quan khác như gan, lá lách, não, phổi,… và cả các hạch bạch huyết ở háng.
Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối được chia làm 2 giai đoạn phụ:
- Giai đoạn IVA: các tế bào ung thư xuất hiện trong các dịch xung quanh phổi nhưng chưa xuất hiện trong các cơ quan nào khác ngoài ổ bụng
- Giai đoạn IVB: tế bào ung thư đã di chuyển xuống các tổ chức xa hơn như lá lách, gan, ruột, xương, hạch bạch huyết
2. Triệu chứng của Dấu hiệu ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
Tế bào ung thư di chuyển tới bộ phận nào sẽ hình thành khối u ở khu vực đó.
Chính vì vậy, triệu chứng ung thư buồng trứng giai đoạn cuối bao gồm các triệu chứng gây ra bởi khối u nguyên phát ở buồng trứng và các khối u thứ phát tại các cơ quan khác.
Các triệu chứng ghi nhận được ở bệnh nhân ung thư giai đoạn này là:
- Tràn dịch màng phổi, khó thở khi ung thư di căn tới phổi
- Đau nhức xương khớp do khối u di căn chèn ép lên xương
- Đau tức ngực, khó thở, vàng da do tế bào ung thư di căn tới gan
- Cổ trướng do khối u xâm lấn vào màng bụng gây ra tình trạng tích tụ chất lỏng
- Các triệu chứng buồn nôn, chán ăn, đau bụng dữ dội xảy ra khi khối u xâm lấn thành ruột và kết chùm khiến ruột bị tắc nghẽn.
- Đau đầu, yếu cơ, teo cơ bắp, co giật do khối u di căn tới não và đề ép dây thần kinh.
3. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối có đau không?
Bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thường xuyên phải chịu những cơn đau dữ dội do các nguyên nhân sau:
- Tế bào ung thư di căn và phát triển thành các khối u chèn ép các cơ quan.
- Tác dụng không mong muốn của các phương pháp phương pháp điều trị (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị)
4. Phương pháp điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối của ung thư buồng trứng, việc điều trị dứt điểm là rất khó khăn bởi khối u đã xâm lấn tới nhiều cơ quan trên cơ thể. Do đó mục tiêu điều trị được đặt ra ở giai đoạn này là:
- Kiểm soát khối u ở tại vị trí, thu nhỏ khối u
- Giúp bệnh nhân giảm đau đớn, cải thiện chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ
Các phương pháp điều trị được sử dụng để thu nhỏ và hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư buồng trứng bao gồm: phẫu thuật, xạ trị, hóa trị,…
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp
4.1. Phẫu thuật
Phẫu thuật là một trong các phương pháp chính được lựa chọn để điều trị cho bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối.
Ở giai đoạn này, phẫu thuật nhằm mục đích loại bỏ các khối u di căn có kích thước lớn hơn 1cm.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt toàn bộ tử cung, buồng trứng, hệ bạch huyết xung quanh.
4.2. Xạ trị
Xạ trị là phương pháp tiêu diệt các tế bào ung thư bằng các tia năng lượng cao.
Phương pháp này được áp dụng với những bệnh nhân không đáp ứng phương pháp điều trị bằng hóa chất hoặc những bệnh nhân không phù hợp để phẫu thuật.
Xạ trị còn được sử dụng nhưng một phương pháp bổ trợ nhằm loại bỏ tối đa các tế bào ung thư sau phẫu thuật.
Xạ trị tác động đến cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh, vì thế có thể gây ra các tác dụng phụ thường gặp của xạ trị là như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, tiểu tiện khó, đau bụng,…
4.3. Hóa trị
Hóa trị là phương pháp truyền thuốc vào cơ thể qua đường tĩnh mạch để tiêu diệt tế bào ung thư.
Các hóa chất được sử dụng trong điều trị ung thư buồng trứng: taxane (Paclitaxel, docetaxel), gemcitabine, lipo-doxorubicin, topotecan. Những hóa chất này không chỉ tác động lên tế bào ung thư mà còn ảnh hưởng đến các tế bào khỏe mạnh, từ đó gây ra nhiều tác dụng không mong muốn.
Hóa trị được coi là phương pháp bổ trợ giúp loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.
4.4. Liệu pháp nội tiết
Liệu pháp nội tiết là phương pháp sử dụng thuốc để hạn chế hoặc ngăn chặn quá trình sản xuất hormon của cơ thể nhằm mục đích kìm hãm sự phát triển của khối u.
Liệu pháp nội tiết được cân nhắc chỉ định cho bệnh nhân cần nghỉ hóa trị liệu.
4.5. Liệu pháp điều trị đích:
Liệu pháp điều trị đích là phương pháp sử dụng thuốc tác động vào gen hay protein của tế bào ung thư.
Thuốc được sử dụng là Bevacizumab (kháng thể đơn dòng ức chế yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu VEGF).
Bevacizumab phối hợp với phương pháp hóa trị (sử dụng phác đồ PC) trong điều trị ung thư buồng trứng giai đoạn III, IV và ung thư buồng trứng có yếu tố tiên lượng xấu, kích thước tổn thương tồn dư sau phẫu thuật >1cm.
5. Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối sống được bao lâu?
Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối phụ thuộc vào các yếu tố: tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, loại ung thư buồng trứng và mức độ đáp ứng với phương pháp điều trị.
Chính vì vậy thời gian sống của các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối là không giống nhau. Theo các chuyên gia, chỉ có khoảng 17% bệnh nhân sống sót được sau 5 năm
6. Cách giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống
Bệnh nhân ung thư buồng trứng giai đoạn cuối thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau dữ dội ngoài sức chịu đựng. Chính vì vậy, việc giảm nhẹ đau đớn cho người bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trong.
Các phương pháp bao gồm: sử dụng thuốc giảm đau và phương pháp không dùng thuốc
- Phương pháp dùng thuốc giảm đau: Các thuốc giảm đau được sử dụng gồm các thuốc thuộc nhóm opioid và thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAID). Các thuốc giảm đau có thể dùng riêng rẽ hoặc phối hợp với nhau tùy vào mức độ và tính chất cơn đau
- Phương pháp không sử dụng thuốc như: châm cứu, massage, kích thích dây thần kinh bằng điện, thư giãn, sử dụng tinh dầu bạc hà,,… Phương pháp này thường được phối hợp cùng với thuốc để giảm nhẹ sự đau đớn của bệnh nhân và giảm liều sử dụng thuốc
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
Hiệu quả của các phương pháp điều trị ung thư phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Chính vì vậy, cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao thể trạng, sức đề kháng cho người bệnh.
Chế độ ăn uống cho người mắc bệnh ung thư buồng trứng cần xây dựng khoa học, hợp lý, chú ý tuân thủ một số nguyên tắc ăn uống sau:
- Cần bảo đảm bổ sung đầy đủ, đa dạng các nhóm chất: chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất, tinh bột cho cơ thể.
- Ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày để cơ thể có thể hấp thu tối đa các dưỡng chất có trong thức ăn.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể
- Ưu tiên ăn các loại tinh bột có nguồn gốc từ ngũ cốc nguyên hạt, tránh những loại đã chế biến sẵn.
- Lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn