[Giải đáp] Ung thư buồng trứng sống được bao lâu và cách kéo dài
Ung thư buồng trứng là bệnh lý nguy hiểm và xếp hàng thứ 7 trong số các loại ung thư phổ biến ở phụ nữ trên toàn thế giới. Vậy ung thư buồng trứng có chữa khỏi được không, có chết không hay ung thư buồng trứng sống được bao lâu? Cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây ngay nhé!
Xem nhanh
1. Ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng (Ovarian cancer) là tình trạng xuất hiện các tế bào bất thường ở một hoặc cả hai buồng trứng. Các tế bào này phát triển thành khối u ác tính xâm lấn, tấn công và phá hủy các mô, cơ quan bộ phận cơ thể. Thậm chí chúng có thể di căn tới nhiều cơ quan khác, hình thành khối u tại cơ quan đó.
Ung thư buồng trứng là một trong số các bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, chỉ xếp sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Mỗi năm ở Việt Nam đều ghi nhận thêm hàng nghìn ca mắc mới. Ung thư buồng trứng diễn tiến âm thầm nên rất khó nhận biết, thông thường khi phát hiện bệnh đã chuyển qua giai đoạn muộn.
2. Ung thư buồng trứng có chết không?
Khi xác định bản thân mắc ung thư buồng trứng hầu hết người bệnh đều rơi vào trạng thái bàng hoàng, lo sợ. Một câu hỏi luôn quanh quẩn trong tâm trí người bệnh là “Ung thư buồng trứng có chết không?”.
Thực tế, bất kỳ loại ung thư nào cũng là bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa tới tính mạng người bệnh, ung thư buồng trứng cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là dấu hiệu của bệnh ở giai đoạn đầu thường không rõ rệt, khiến người bệnh lầm tưởng với các bệnh phụ khoa hoặc bệnh đường tiêu hóa khác.
Tới khi các triệu chứng điển hình xuất hiện thì bệnh đã bước vào những giai đoạn cuối. Lúc này, tế bào ung thư có thể đã di căn xa, rất khó điều trị và thời gian sống của bệnh nhân cũng còn rất ngắn.
Việc phát hiện ung thư buồng trứng ở giai đoạn sớm và điều trị kịp thời sẽ tránh việc di căn tới các cơ quan khác, đồng thời nâng cao tuổi thọ cho người bệnh. Trong trường hợp phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, việc điều trị lúc này nhằm kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
3. Yếu tố ảnh hưởng đến thời gian sống của ung thư buồng trứng
Trên thực tế, khá khó để xác định tuổi thọ của bệnh nhân mắc ung thư buồng trứng. Nguyên nhân là do nó phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố, cụ thể:
- Giai đoạn bệnh: Là một trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến ung thư buồng trứng sống được bao lâu. Việc chẩn đoán, phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì khả năng điều trị thành công càng cao. Điều này đồng nghĩa với tuổi thọ của bệnh nhân càng cao.
- Khả năng đáp ứng điều trị: Sự đáp ứng điều trị cũng ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng sống sót của bệnh nhân. Ví dụ như phẫu thuật có loại bỏ hoàn toàn khối u không hay quá trình hóa xạ trị có cho kết quả tích cực không. Đáp ứng với điều trị càng cao thì tuổi thọ của người bệnh càng được kéo dài.
- Tuổi tác, tình trạng sức khỏe: Những phụ nữ mắc bệnh khi còn trẻ (dưới 65 tuổi) và có tình trạng sức khỏe tốt có khả năng sống sót cao hơn.
Ngoài ra còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến thời gian sống của bệnh nhân ung thư buồng trứng như loại ung thư, yếu tố di truyền,…
4. Ung thư buồng trứng sống được bao lâu?
Thống kê về tiên lượng sống của người mắc ung thư buồng trứng theo từng giai đoạn như sau:
- Giai đoạn đầu: Lúc này, tế bào ung thư có thể được tìm thấy trong một hoặc cả 2 buồng trứng với dấu hiệu chưa rõ ràng. Ở giai đoạn này tiên lượng sống của người bệnh khá tốt với tỷ lệ sống sót sau 5 năm lên tới 95%.
- Giai đoạn 2: Ung thư có thể đã lan tới các cơ quan khác trong khung chậu. Khi được chẩn đoán ở giai đoạn này, khoảng 70% phụ nữ có tỷ lệ sống sót trên 5 năm.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lúc này đã lan ra ngoài khung chậu tới niêm mạc bụng hoặc các hạch bạch huyết ở gần đó. Tiên lượng sống của bệnh nhân lúc này cũng kém đi rất nhiều, tỷ lệ sống trên 5 năm chỉ còn khoảng 25%.
- Giai đoạn cuối: Ung thư buồng trứng giai đoạn cuối khối u đã di căn ra ngoài bụng và tới các bộ phận xa hơn như phổi hoặc gan. Lúc này chỉ có khoảng 15% bệnh nhân sống sót sau 5 năm.
5. Làm thế nào để kéo dài thời gian sống?
Để kiểm soát bệnh hiệu quả và kéo dài thời gian sống thì bệnh nhân và người thân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời kết hợp với một số lưu ý sau:
Chế độ dinh dưỡng
Người bệnh ung thư trải qua quá trình điều trị có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn và nôn. Lúc này, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và khả năng phục hồi của người bệnh.
Theo các chuyên gia, bệnh nhân ung thư nên có thực đơn đầy đủ dinh dưỡng và chia thành nhiều bữa trong ngày. Bên cạnh đó nên bổ sung thực phẩm giàu protein, vitamin để tăng cường miễn dịch, ngăn tế bào ung thư phát triển. Điều này giúp kiểm soát bệnh tốt hơn và thời gian sống của người bệnh được kéo dài hơn.
Tập luyện
Chế độ tập luyện, sinh hoạt và lối sống lành mạnh cũng góp phần không nhỏ tới khả năng hồi phục và kéo dài tiên lượng sống cho bệnh nhân. Trong quá trình điều trị nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng với cường độ thường xuyên và đều đặn. Kết hợp với đó là nếp sống khoa học như hạn chế thức khuya, kiểm soát cân nặng phù hợp,…
Tâm lý thoải mái
Trong hành trình chiến đấu với bệnh tật, người bệnh luôn luôn phải đối mặt với những cảm xúc lo lắng, tiêu cực, sợ hãi. Người thân, bạn bè phải là người sẻ chia, sát cánh bên cạnh để an ủi, động viên. Từ đó giúp bệnh nhân mở lòng, vơi bớt những khó khăn, tâm lý tiêu cực để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Nâng cao thể trạng bằng các sản phẩm bổ trợ
Rất nhiều sản phẩm bổ trợ có tác dụng nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch có mặt trên thị trường. Trong đó, dòng sản phẩm nổi trội phải kể tới Fucoidan Nhật Bản. Fucoidan được tìm lấy trong một số loại tảo biển năm 1913. Và tới nay đã có hàng ngàn công trình nghiên cứu về tác dụng tuyệt vời của nó.
Một trong những khả năng đặc biệt và được ứng dụng nhiều trong y học của Fucoidan là hỗ trợ điều trị ung thư thông qua các cơ chế:
- Kích thích các tế bào ung thư chết theo chu trình
- Ức chế hình thành mạch máu mới, cắt đứt nguồn dinh dưỡng của tế bào ung thư và chống di căn
- Tăng cường sức đề kháng
- Trung hòa gốc tự do, chống oxy hóa
- Giảm tác dụng phụ của quá trình hóa xạ trị
Đặc biệt là khi Fucoidan kết hợp cùng nấm Agaricus và nghệ đen Okinawa, mang tới sản phẩm KIBOU FUCOIDAN với hiệu quả cao gấp nhiều lần. “Sinh sau đẻ muộn” nhưng Kibou Fucoidan đã khắc phục các nhược điểm của Fucoidan đời đầu, mang lại hy vọng cho bệnh nhân ung thư.
Với mong muốn là “người bạn đồng hành”, sản phẩm đã tối ưu toàn bộ chi phí từ nghiên cứu, sản xuất cho đến phân phối. Nhờ đó, đưa Fucoidan về đúng giá trị thật với chất lượng tốt nhất tới tận tay bệnh nhân.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn