Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3: Dấu hiệu và cách điều trị

Tác giả maidt
 971 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Giai đoạn 3 của ung thư cổ tử cung được xem là giai đoạn muộn của bệnh. Lúc này việc điều trị là rất khó khăn và tiên lượng sống của bệnh nhân cũng không cao. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 nhé.

1. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là gì?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là giai đoạn ung thư đã vượt ra khỏi cổ tử cung và xâm lấn tới khoảng 1/3 dưới âm đạo, lây lan tới các cấu trúc trong khung chậu gây ảnh hưởng đến chức năng thận và di căn đến các hạch (hạch vùng chậu và hạch xung quanh động mạch chủ)

Theo Hệ thống phân loại của Liên đoàn Sản Phụ khoa Quốc tế (FIGO), ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có thể phân loại thành các nhóm sau:

  • Giai đoạn 3A: Khối u xâm lấn tới 1/3 dưới âm đạo, nhưng chưa lan tới thành chậu.
  • Giai đoạn 3B: Khối u lan tới thành chậu và có thể gây ra ứ nước tại thận.
  • Giai đoạn 3C: Các tế bào ung thư di căn tới hạch bạch huyết vùng chậu (IIIC1) và/hoặc hạch vùng quanh động mạch chủ (IIIC2).
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là giai đoạn ung thư đã vượt ra khỏi cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là giai đoạn ung thư đã vượt ra khỏi cổ tử cung

2. Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung giai đoạn 3

Triệu chứng giai đoạn này của bệnh đã khá rõ ràng, gồm:

  • Đau vùng bụng dưới: Khối u ở cổ tử cung chèn ép gay đau vùng bụng dưới. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác như viêm phụ khoa, thai ngoài tử cung, viêm vòi trứng,…
  • Xuất huyết âm đạo khi quan hệ tình dục: Có khoảng 70 – 80% bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 gặp phải tình trạng này. Đôi khi, xuất huyết âm đạo cũng có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên và không liên quan đến quan hệ tình dục với lượng máu ít, có thể bị nhầm lẫn với dịch âm đạo.
  • Mệt mỏi, suy nhược, giảm cân nhanh chóng: Để chống lại ung thư, hệ miễn dịch cơ thể phải tăng cường hoạt động, đồng thời tăng lượng tế bào bạch cầu. Tuy nhiên, hậu quả của việc này là giảm lượng tế bào hồng cầu trong máu, dẫn đến việc oxy vận chuyển cũng giảm đi. Kết quả, cơ thể bị thiếu máu. Tình trạng này thường khiến bệnh nhân có cảm giác mệt mỏi, thiếu năng lượng, chán ăn và khó tập trung
  • Đau lưng, phù chân: Nguyên nhân là do khối u ảnh hưởng đến niệu quản và gây ra các triệu chứng như phù chân, đau chân và đau lưng. Ngoài ra, nó còn có thể làm giảm số lượng bạch cầu trong máu do ảnh hưởng đến chức năng thận. 
  • Đau khi quan hệ tình dục: Khi tế bào ung thư lây lan đến vùng âm đạo sẽ hình thành lên các khối u trong khu vực này. Trong quá trình giao hợp xảy ra sự cọ sát với khối u, gây ra những cơn đau dai dẳng trong suốt quá trình giao hợp.
Khối u ở cổ tử cung chèn ép gay đau vùng bụng dưới
Khối u ở cổ tử cung chèn ép gay đau vùng bụng dưới

3. Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn III là trên 40%. Tuy nhiên số liệu chỉ mang tính tương đối bởi nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng quát, các bệnh lý nên như bệnh tim mạch, gan, thận… Ngoài ra, loại ung thư (biểu mô vảy hay biểu mô tuyến), và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị cũng góp phần quan trọng trong tiên lượng tỷ lệ sống của bệnh nhân. 

Bác sĩ sẽ xem xét những yếu tố này và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp để đạt kết quả tốt nhất cho từng bệnh nhân. 

4. Chẩn đoán ung thư cổ tử cung giai đoạn 3

Để chẩn đoán chính xác bệnh nhân có mắc  ung thư cổ tử cung giai đoạn III hay không, bác sĩ sẽ thực hiện các phương pháp sau:

  • Khai thác tiền sử bệnh, xác định các yếu tố nguy cơ và thăm khám lâm sàng. 
  • Soi cổ tử cung và bấm sinh thiết: Phương pháp này nhằm quan sát tổn thương cổ tử cung và lấy mẫu mô bệnh ở vị trí tổn thương để thực hiện giải phẫu bệnh.
  • Nội soi bàng quang và trực tràng: Được chỉ định để đánh giá xem ung thư đã xâm lấn các bộ phận này hay chưa.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Sử dụng phương pháp chụp MRI vùng tiểu khung để đánh giá đặc điểm khối u, mức độ xâm lấn và di căn hạch. Chụp CT ngực-bụng-chậu và PET/CT toàn thân sẽ được sử dụng để đánh giá tình trạng di căn xa.
  • Xét nghiệm máu và chức năng gan-thận: Tổng phân tích tế bào máu và đánh giá chức năng gan-thận sẽ được thực hiện để hỗ trợ quá trình chẩn đoán và theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Hình ảnh nội soi cổ tử cung
Hình ảnh nội soi cổ tử cung

5. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn 3

Khi ung thư đã chuyển sang giai đoạn 3, phẫu thuật không còn là lựa chọn hàng đầu vì tại thời điểm này, tế bào ung thư đã lan rộng tới vùng dưới âm đạo và vách chậu, hoặc đã di căn đến các hạch bạch huyết vùng như hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ bụng. 

Do đó, các phương pháp chủ yếu được sử dụng ở giai đoạn này là hóa xạ và xạ trị.

5.1. Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao như tia X hoặc proton để loại bỏ tế bào ung thư. 

Có ba hình thức xạ trị gồm:

  • Xạ trị ngoài: Phương pháp này thực hiện bằng cách chiếu tia xạ từ một thiết bị vào khu vực cần điều trị trên cơ thể.
  • Xạ trị áp sát: Phương pháp này thực hiện bằng cách đặt một thiết bị chứa chất phóng xạ vào âm đạo của bệnh nhân và tiến hành xạ trị
  • Kết hợp cả xạ trị ngoài và xạ trị áp sát để giảm bớt tác hại của bức xạ tới toàn bộ cơ thể.

Một điều cần lưu ý là xạ trị có thể làm người bệnh bước vào giai đoạn mãn kinh sớm. Nếu người bệnh đang trong độ tuổi sinh sản và có kế hoạch mang thai sau khi xạ trị thì nên thảo luận với bác sĩ về việc trữ trứng trước khi bắt đầu quá trình điều trị.

Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao như tia X hoặc proton để loại bỏ tế bào ung thư
Xạ trị là phương pháp sử dụng tia năng lượng cao như tia X hoặc proton để loại bỏ tế bào ung thư

5.2. Hóa trị

Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư bằng cách sử dụng các chất hóa học để tiêu diệt tế bào ung thư. Các hóa chất được đưa vào cơ thể bằng cách truyền thuốc qua tĩnh mạch hoặc uống dưới dạng viên.

Với trường hợp ung thư cổ tử cung giai đoạn 3, bác sĩ thường kết hợp hóa trị liều thấp với xạ trị để tăng cường hiệu quả của xạ trị. Trong trường hợp bệnh đã tiến triển nhiều, có thể chỉ định liều cao hơn nhằm kiểm soát các triệu chứng.

6. Cách hạn chế sự tiến triển của bệnh

Để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung ở giai đoạn 3 tiến triển sang giai đoạn cuối, bệnh nhân cần lưu ý một số điều sau: 

  • Tuân thủ điều trị: Điều quan trọng đầu tiên là tuân thủ đúng chỉ định điều trị để giúp kiểm soát sự lây lạn của tế bào ung thư.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Việc duy trì sức khỏe là yếu tố quan trọng để giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật. Bệnh nhân cần lên kế hoạch xây dựng một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, ngay cả khi chán ăn.
  • Tăng cường vận động: Hãy duy trì một lối sống lành mạnh bằng cách vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Điều này giúp kích thích sự thèm ăn, tăng cường sự linh hoạt của cơ thể, đồng thời giúp cải thiện về tinh thần.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc. Một giiấc ngủ tốt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm căng thẳng tinh thần.
  • Suy nghĩ tích cực, lạc quan và vui vẻ: Tinh thần tích cực, lạc quan và vui vẻ cũng góp phần quan trọng trong quá trình phục hồi và chống lại căn bệnh.

Hy vọng rằng những thông tin về bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 ở trên sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, từ đó chủ động trong việc phòng ngừa và phát hiện bệnh. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại gọi ngay cho các dược sĩ qua Tổng đài miễn cước 1800 6527 hoặc 098 537 0886 nhé!

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.