Ung thư dạ dày giai đoạn cuối diễn biến như thế nào?

 1297 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là khi bệnh đã rất nghiêm trọng với nhiều triệu chứng nguy hiểm, thậm chí là đe dọa tính mạng người bệnh. Cùng tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết, cách điều trị, chăm sóc và những thông tin khác liên quan tới ung thư dạ dày giai đoạn cuối qua bài viết này nhé!

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối

1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối là gì?

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối hay ung thư dạ dày giai đoạn 4 là khi khối u từ dạ dày đã lan tới ít nhất 1 bộ phận khác trên cơ thể. Theo hệ thống phân loại giai đoạn ung thư, giai đoạn 4 được chia thành 2 giai đoạn là:

  • Giai đoạn 4a: Ung thư tiến triển tại chỗ, tức là tế bào ung thư đã phát triển và di căn tới các mô xung quanh dạ dày, các hạch bạch huyết lân cận trong ổ bụng mà chưa lây lan tới cơ quan khác.
  • Giai đoạn 4b: Khối u đã di căn tới các bộ phận khác ở xa dạ dày như gan, phổi, hạch bạch huyết ở xa,…

Xem thêm: Ung thư dạ dày giai đoạn 2 cần biết điều gì?

2. 7 dấu hiệu ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Nếu ung thư dạ dày giai đoạn đầu khá mờ nhạt, khó nhận biết thì triệu chứng ung thư dạ dày giai đoạn cuối sẽ rõ rệt hơn. Bạn nên lưu ý một số biểu hiện đặc trưng, dễ dàng nhận biết như:

Đau bụng

Giai đoạn đầu người bệnh chỉ cảm thấy đau âm ỉ ở vùng bụng thì giai đoạn này những cơn đau, trướng bụng xuất hiện rõ rệt hơn. Vùng đau thường tập trung ở trên rốn và dữ dội sau khi ăn no. Nguyên nhân là do tế bào ung thư lan rộng tới các cơ quan khác như gan, phổi, xương,… và chúng chèn ép tới dây thần kinh của người bệnh

Cơn đau bụng thường tập trung ở vị trí trên rốn và dữ dội hơn sau ăn no
Cơn đau bụng thường tập trung ở vị trí trên rốn và dữ dội hơn sau ăn no

Rối loạn tiêu hóa

Giai đoạn cuối ung thư dạ dày, do tác động của khối u và tác dụng phụ trong điều trị, người bệnh thường xuyên cảm thấy chán ăn, buồn nôn, nôn, hay ợ chua, ăn ít đã thấy no. Việc này dẫn tới giảm đột ngột cân nặng, hoa mắt, chóng mặt, gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt bình thường.

Sờ thấy khối u ở bụng

Bước vào giai đoạn cuối, khối u ngày càng phát triển và có kích thước lớn. Vì thế, khi bạn dùng tay sờ vùng bạn có thể dễ dàng phát hiện một khối u rắn.

Buồn nôn và nôn

Khối u chèn ép dạ dày làm cho việc dung nạp thức ăn khó khăn, đồng thời ảnh hưởng quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn. Người có cảm giác buồn nôn, nôn, đôi khi là nôn ra máu kèm thức ăn. Nguyên nhân là khối u lớn, bị vỡ và gây loét dạ dày dẫn tới chảy máu.

Xuất huyết dạ dày

Ung thư dạ dày bước vào giai đoạn muộn có thể bị xuất huyết dạ dày liên tục. Các triệu chứng xuất hiện như phân lẫn máu hoặc đi ngoài phân đen, da thường có màu vàng xanh.

Thiếu máu

Bệnh nhân gặp khó khăn trong ăn uống, không hấp thụ đủ dinh dưỡng dẫn tới cơ thể suy nhược. Cùng với đó là xuất huyết dạ dày, đi ngoài ra máu dẫn tới cơ thể luôn trong tình trạng thiếu máu.

Suy kiệt thể trạng

Bệnh nhân bước vào giai đoạn suy kiệt, cơ thể mệt mỏi và ốm yếu trong những ngày cuối đời với biểu hiện:

  • Hơi thở chậm, hụt hơi hoặc thở dốc
Bệnh nhân có hơi thở chậm, thở dốc hoặc hụt hơi
Bệnh nhân có hơi thở chậm, thở dốc hoặc hụt hơi
  • Chất lỏng bị vướng trong cổ học, không thể nuốt hoặc tống ra, làm cho người bệnh bị nghẹn, khó thở.
  • Thay đổi màu sắc da, da xanh hoặc xám xịt, nhất là ở bàn tay và chân
  • Môi khô
  • Thường xuyên cảm thấy bồn chồn trong người
  • Ít đi tiểu hoặc mất kiểm soát
  • Không có khả năng tự chủ các cử động và lặp lại nhiều lần một cử động
  • Gặp ảo giác, mất nhận thức về thời gian, quên tên người thân
  • Mất ý thức

3. Cách điều trị ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Việc điều trị cho bệnh nhân K dạ dày giai đoạn cuối khá khó khăn. Lúc này, điều trị với mục đích cao nhất là giảm triệu chứng và cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người bệnh thoải mái hơn. 

Phẫu thuật

Phẫu thuật ung thư giúp giảm các triệu chứng khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng. Khối u trong dạ dày phát triển, ngăn chặn một phần đường di chuyển của thức ăn khi qua hệ tiêu hóa. Tình trạng này dẫn tới người bệnh bị đau, táo bón, chảy máu hay cảm thấy no khi chỉ mới ăn lượng nhỏ. Phẫu thuật nhằm mục đích giải phóng sự tắc nghẽn này.

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật bắc cầu hoặc cắt bỏ một phần dạ dày:

  • Phẫu thuật bắc cầu: Bác sĩ thực hiện gắn ruột non vào phần dạ dày ở phía trên chỗ tắc nghẽn để thức ăn có thể di chuyển đến ruột
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần dạ dày: Tùy thuộc vị trí ung thư, bác sĩ sẽ cắt bỏ dạ dày nhiều hay ít để giảm sự tắc nghẽn
Phẫu thuật ung thư dạ dày
Phẫu thuật ung thư dạ dày

Hóa trị

Hóa trị là phương pháp được áp dụng điều trị nhiều loại ung thư, trong đó có cả ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Phương pháp làm giảm và kiểm soát các triệu chứng, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân. Một chu kỳ hóa trị thường kéo dài khoảng 3 tuần, mỗi tuần 2 – 3 lần tùy loại thuốc được sử dụng.

Phác đồ hóa trị K dạ dày giai đoạn cuối thường có sự kết hợp 2 hoặc 3 thuốc, phổ biến:

  • Epirubicin, cisplatin và capecitabine (ECX)
  • Epirubicin, oxaliplatin và capecitabine (EOX)
  • Epirubicin, cisplatin, fluorouracil (ECF)
  • Cisplatin và capecitabine (XP)
  • Fluorouracil, axit folinic, oxaliplatin và docetaxel (FLOT)

Ngoài ra, phác đồ còn được bổ sung các loại thuốc khác tăng hiệu quả như Paclitaxal, Docetaxel, Carboplatin, Irinotecan.

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp sử dụng sóng năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Khối u được thu nhỏ, giảm các triệu chứng và người bệnh cảm thấy thoải mái hơn. Đồng thời, kiểm soát cơn đau, giảm tắc nghẽn và ngăn chặn hay giảm chảy máu trong dạ dày. 

Liệu pháp laser

Liệu pháp laser được áp dụng trong K dạ dày giai đoạn cuối để đốt cháy tế bào ung thư, giúp người bệnh có thể ăn uống dễ dàng hơn. Một ống nội soi được bác sĩ đưa vào miệng bệnh nhân rồi đi xuống ống dẫn thức ăn. 

Ở đầu ống nội soi có thêm đèn chiếu sáng và camera nhỏ giúp bác sĩ tìm thấy vùng bị tắc nghẽn. Sau khi phát hiện vị trí bất thường, bác sĩ định vị đầu ống gần khối u và chiếu laser để đốt cháy chúng.

Liệu pháp laser điều trị ung thư
Liệu pháp laser điều trị ung thư

Thuốc chữa ung thư dạ dày giai đoạn cuối

Bên cạnh các loại hóa chất, một số thuốc nhắm mục tiêu trong điều trị ung thư cũng được sử dụng. Chúng làm thay đổi cách hoạt động của tế bào, nhờ đó kiểm soát được các tế bào ung thư. Trong điều trị giai đoạn cuối ung thư dạ dày có 2 loại thuốc nhắm trúng đích được dùng là:

  • Trastuzumab (Herceptin): Có tác dụng hỗ trợ khóa HER2 ở tế bào ung thư – yếu tố phát triển và phân chia. Từ đó ngăn chặn và tiêu diệt những tế bào này, không để chúng “sinh sôi” nhiều hơn. Trastuzumab chỉ hoạt động khi ung thư dạ dày là HER2 dương tính.
  • Ramucirumab: Kháng thể đơn dòng nhằm vào VEGFR2 – thụ thể yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu. Có tác dụng ngăn chặn tế bào ung thư phát triển trong mạch máu.

Đặt stent dạ dày

Trường hợp ung thư chặn phần dưới của dạ dày, từ đó làm tắc nghẽn 1 phần hoặc hoàn toàn, ảnh hưởng đến ăn uống của bệnh nhân. Khi đó, bác sĩ sẽ đưa vào dạ dày một ống stent nhỏ bằng kim loại hoặc nhựa để mở rộng và giảm tắc nghẽn.

Quy trình đặt stent được bác sĩ tiến hành qua các bước cụ thể:

  • Đưa một ống nội soi thông qua ống dẫn thức ăn vào dạ dày
  • Bệnh nhân được chụp X – quang để tìm vị trí tắc nghẽn
  • Thông qua ống nội soi, một ống stent được đưa đến vùng đã phát hiện và truyền stent xuống cho tới khi đúng vị trí.

4. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có di căn không?

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối được xếp vào giai đoạn 4, cũng là giai đoạn nặng nhất của ung thư. Giai đoạn này, khối u có thể di căn đến nhiều cơ quan như phổi, gan, não, xương và các hạch bạch huyết ở vùng khác trên cơ thể.

Ung thư dạ dày giai đoạn cuối di căn đến nhiều cơ quan như phổi, gan, não,...
Ung thư dạ dày giai đoạn cuối di căn đến nhiều cơ quan như phổi, gan, não,…

Việc xuất hiện khối u ở các cơ quan, vị trí xa dạ dày cũng là tiêu chuẩn để phân loại bệnh nhân vào giai đoạn cuối cùng ung thư dạ dày, bất kể về kích thước khối u hay tình trạng di căn của ung thư sang hạch bạch huyết lân cận.

Khi tế bào ung thư di căn tới các cơ quan khác nhau thì gây ra các dấu hiệu khác nhau. Ví dụ như khi di căn đến gan, người bệnh có thể bị vàng da vàng mắt, ngứa, phù chân,.. Hay khi ung thư dạ dày di căn đến phổi có thể gây khó thở, viêm phổi, tràn dịch màng phổi, ho dai dẳng,…

5. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?

Để trả lời cho câu hỏi “Ung thư dạ dày giai đoạn cuối có lây không?” thì hiện nay chưa có bằng chứng khoa học chứng minh về sự lây lan giữa bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn 4 và người khỏe mạnh. Với người thường xuyên sinh học chung với người bệnh trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Sở dĩ như thế là vì trong quá trình chung sống, người thân có thể bị lây nhiễm vi khuẩn H. pylori (HP) hay gặp các yếu tố nguy cơ gây bệnh như môi trường sống, thói quen ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh,… Vì thế, bạn có thể thấy trong một gia đình có thành viên mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối thì tỷ lệ thành viên còn lại mắc bệnh cao hơn so với người khác.

6. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối sống được bao lâu?

Tiên lượng sống của bệnh nhân mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường rất thấp. Đa số nếu đã phát hiện bệnh ở thời kỳ này thì người bệnh khó kéo dài sự sống quá 3 năm. Có những ca bệnh nặng có thể tử vong sau vài tháng kể từ lúc được chẩn đoán. 

"<yoastmark

Giai đoạn 4 ung thư dạ dày không chỉ khu trú tại vị trí này mà nó đã di căn tới nhiều cơ quan xa. Theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (NCI), ung thư dạ dày giai đoạn cuối có tỷ lệ sống sau 5 năm là 4%. Giai đoạn này, việc quan trọng nhất là giảm nhẹ triệu chứng, giảm đau đớn và cải thiện chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

7. Chăm sóc bệnh nhân mắc K dạ dày giai đoạn cuối

Mục đích hàng đầu của chăm sóc bệnh nhân mắc ung thư dạ dày giai đoạn cuối là sự thoải mái, dễ chịu của người bệnh. Để làm được điều này, bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:

  • Lựa chọn loại nệm mềm để người bệnh nằm được thoải mái nhất, thay ga trải giường thường xuyên.
  • Thường xuyên thay đổi tư thế cho bệnh nhân như nghiêng người hay nâng cao đầu.
  • Cho người bệnh ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày
  • Xoa bóp giúp lưu thông mạch máu, giúp người bệnh dễ chịu hơn
  • Người thân nên thay phiên nhau ngồi cạnh trò chuyện với bệnh nhân, trao cho họ những cử chỉ yêu thương. Bạn nên nói chuyện với giọng rõ ràng, điềm đạo và cố gắng an ủi họ như “Đừng lo lắng nhé!”, “mọi thứ đều ổn”,…
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ điều trị, giúp tăng cường sức khỏe, kéo dài sự sống và giảm đau đớn cho người bệnh. 

KUREN FUCOIDAN – FUCOIDAN CON HẠC là sản phẩm Fucoidan Nhật Bản được nhiều bệnh nhân ung thư và người nhà lựa chọn sử dụng. Bởi đây là sản phẩm thế hệ mới với sự kết hợp Fucoidan cùng nấm Agaricus, đã được chứng minh về tác dụng hiệp đồng trong hỗ trợ điều trị ung thư. 

Sản phẩm Kuren Fucoidan
Sản phẩm Kuren Fucoidan

Kuren Fucoidan còn làm giảm các tác dụng phụ của các phương pháp điều trị, tăng cường sức đề kháng và ngăn ngừa ung thư tái phát. Thấu hiểu những khó khăn của bệnh nhân ung thư, nhà sản xuất đã tối ưu hóa chi phí bao bì để giảm giá thành sản phẩm. Người bệnh chỉ cần bỏ ra 65000đ/ngày để sử dụng sản phẩm chất lượng, hiệu quả và an toàn.

Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có thêm nhiều thông tin bổ ích về ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc vào liên quan tới bệnh lý ung thư, liên hệ 1800 6527 hoặc nhắn tin Zalo/Facebook để được tư vấn từ chuyên gia hàng đầu. 

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Có thể bạn quan tâm:

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.