Giải đáp: ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Bổ sung dinh dưỡng thông qua chế độ ăn uống hàng ngày đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối, Mục tiêu của chế độ dinh dưỡng đối với bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối là cung cấp đủ năng lượng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao thể trạng để bệnh nhân chống chọi với bệnh tốt hơn, từ đó kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Vậy bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì và kiêng ăn gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua viết sau nhé!
Xem nhanh
1. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì
Hầu hết bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối đều có những biểu hiện như chán ăn, mất cảm giác ngon miệng và khi ăn vào thì cảm thấy nuốt nghẹn, buồn nôn. Điều này dẫn đến cơ thể bệnh nhân suy nhược, thiếu máu và sụt cân nhanh chóng.
Do vậy, bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối theo một số nguyên tắc sau:
- Nên cho người bệnh ăn đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng
- Không sử dụng các thực phẩm gây hại đến dạ dày như rượu bia và đồ uống chứa cồn, các chất kích thích, thức ăn nhiều dầu mỡ,…
- Thực phẩm cần được đảm bảo an toàn vệ sinh và hạn chế ăn những thực phẩm tái sống như các món gỏi sống, sushi,…
- Nên ăn những thực phẩm dễ tiêu, dễ hấp thụ để giảm gánh nặng cho dạ dày
Để đảm bảo các nguyên tắc trên, bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm dành cho người ung thư dạ dày giai đoạn cuối trong danh sách sau:
1.1. Thức ăn mềm lỏng
Những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối, đặc biệt là những bệnh nhân vừa trải qua phẫu thuật nên ăn những thức ăn mềm, dạng lỏng như cháo, súp, canh, … để giảm tác động lên dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.
Đối với những người vừa trải qua điều trị, thức ăn mềm lỏng giúp hạn chế gây thêm những tổn thương cho dạ dày.
Vì vậy, thức ăn mềm lỏng là sự lựa chọn hàng đầu dành cho những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
1.2. Sữa
Trong danh sách câu trả lời cho câu hỏi “ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên ăn gì?” không thể thiếu tới sữa.
Sữa là loại thực phẩm chứa tất cả các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên thường được sử dụng để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như Protein, lipid, carbohydrate, … giúp nâng cao thể trạng và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân.
Vì thế, bạn có thể thêm sữa vào chế độ ăn hằng ngày của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối nếu không bị dị ứng hay không thể hấp thu được thành phần có trong sữa. Nếu bệnh nhân có những bệnh lý nền kèm theo như suy gan, suy thận, … thì trước khi sử dụng sữa, cần xin tư vấn của bác sĩ để có thể lựa chọn được loại sữa phù hợp với tình hình sức khỏe người bệnh.
1.3. Trái cây
Một trong những thực phẩm tốt cho tình trạng của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối chính là trái cây. Trái cây rất giàu vitamin và các khoáng chất giúp cải thiện hệ tiêu hóa và sức đề kháng của cơ thể.
Hơn nữa, trái cây còn giúp làm giảm bớt triệu chứng buồn nôn, mất vị giác do ung thư hay các phương pháp trị liệu gây ra. Tuy nhiên, bệnh nhân ung thư dạ dày nên hạn chế ăn các loại trái cây có nhiều chất xơ để tránh gây ra tình trạng khó tiêu.
1.4. Thực phẩm giàu protein
Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối cần được cung cấp đầy đủ protein để duy trì sức khỏe cũng như hỗ trợ quá trình hồi phục sau điều trị.
Nguồn cung cấp protein rất đa dạng, trong đó có một số loại thực phẩm được khuyên dùng như trứng, các loại thịt trắng (gà, cá,…), sữa hay các sản phẩm làm từ sữa,…
1.5. Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt cũng là một trong những thực phẩm được khuyên dùng dành cho người ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Các loại ngũ cốc chứa nhiều chất xơ giúp chuyển hóa thức ăn và duy trì hoạt động của hệ tiêu hóa.
Hơn nữa, các chất oxy hóa có trong ngũ cốc gồm vitamin E, selen và các hợp chất phenol giúp bảo vệ các tế bào khỏi tổn thương trước sự tấn công của các gốc tự do và ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư.
Vì thế, ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, ngô, các loại đậu,… được xem là loại thực phẩm rất tốt dành cho người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối.
1.6. Các loại nấm
Ngoài các thực phẩm trên, trong danh sách những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối không thể không kể đến chính là các loại nấm.
Nấm là nguồn cung cấp protein thực vật tốt cho những bệnh nhân này, đặc biệt là những bệnh nhân không thể ăn thịt.
Không chỉ vậy, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, nấm có chứa các hoạt chất chống ung thư. Trong nấm đen và nấm trắng có chứa hoạt chất Polysaccharides có tác dụng ức sự phát triển của khối u.
Bên cạnh đó, nấm còn chứa Canxi và một lượng chất xơ nhất định giúp tăng sức đề kháng. Vì vậy, nấm là loại thực phẩm vừa có khả năng chống ung thư vừa có lợi cho hệ miễn dịch cơ thể.
2. Ung thư dạ dày giai đoạn cuối kiêng ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe bệnh nhân ở trên thì người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối cũng cần tìm hiểu những loại thực phẩm có thể khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Sau đây là một số thực phẩm mà bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên kiêng.
2.1. Thực phẩm cay nóng, kích thích
Khi bạn sử dụng các thực phẩm cay nóng hay thực phẩm có chất kích thích như rượu bia, cà phê,… sẽ khiến dạ dày bị tổn thương. Điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày.
Bên cạnh đó, những thực phẩm cay nóng, kích thích cũng góp phần gia tăng tình trạng mất nước, làm suy giảm hệ miễn dịch và cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất của cơ thể.
Vì thế, người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối không nên sử dụng các thực phẩm cay nóng, kích thích để tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu hơn.
2.2. Thực phẩm chế biến sẵn
Thức ăn chế biến sẵn cũng là một trong những loại thực phẩm mà người bệnh ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên kiêng. Do thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm các chất phụ gia trong quá trình chế biến và bảo quản.
Và cũng chính những chất phụ gia này làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày và khiến tình trạng bệnh chuyển biến xấu.
2.3. Thực phẩm muối lên men
Thực phẩm lên men giúp kích thích vị giác nhưng đây lại là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Những người đang bị ung thư dạ dày nếu ăn những thực phẩm này sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các tế bào ung thư phát triển.
Vì vậy, người đang bị ung thư dạ dày, nhất là những người đang trong giai đoạn cuối thì không nên ăn những loại thực phẩm lên men để tránh cho các tế bào ung thư phát triển hơn.
2.4. Hoa quả chua
Ngoài những thực phẩm lên men, bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối cũng cần kiêng ăn các loại hoa quả chua như chanh, bưởi, dâu tây, … vì các loại quả này có thể làm tăng axit dạ dày.
Việc axit dạ dày tăng có thể gây ra tình trạng đau dạ dày hay viêm loét dạ dày, thậm chí cả xuất huyết dạ dày. Những điều này sẽ làm suy giảm sức khỏe của bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối và gia tăng nguy cơ tử vong.
Vì thế, những người ung thư giai đoạn cuối nên hạn chế ăn những loại hoa quả có vị chua để duy trì sức khỏe ở mức tốt nhất.
2.5. Thức ăn được nướng chín
Bên cạnh những loại thực phẩm nêu trên, thức ăn được nướng chín cũng có thể khiến tình trạng ung thư dạ dày nghiêm trọng hơn. Vì đa số các thực phẩm được nướng chín ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra “chất gây ung thư”.
Do vậy, những người bị ung thư dạ dày giai đoạn cuối không nên ăn các thực phẩm được nướng chín để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
2.6. Thực phẩm có lượng đường cao
Một trong những thực phẩm bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối nên hạn chế ăn chính là những thực phẩm có lượng đường cao.
Những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không nên tiêu thụ quá nhiều loại thực phẩm này vì việc này sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của hệ tiêu hóa và các vấn đề về đường ruột.
Xem thêm: Chi tiết cách chăm sóc bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối
3. Mẹo giúp bệnh nhân ăn được nhiều hơn
Do ảnh hưởng của khối u và các phương pháp điều trị, bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối thường chán ăn, mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,… Tình trạng này kéo dài khiến bệnh nhân nhanh chóng bị suy kiệt và nguy cơ tử vong cao.
Vì vậy, để bệnh nhân ăn được nhiều hơn bạn có thể áp dụng một số mẹo đơn giản sau:
- Chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ để người bệnh dễ tiêu hóa.
- Thường xuyên tập luyện thể thao với một số bài tập đơn giản như đi bộ, yoga, … Điều này sẽ giúp người bệnh cảm thấy khỏe khoắn và ăn ngon miệng hơn.
- Nên tạo cho người bệnh một tâm lý vui vẻ, thoải mái để gia tăng hứng thú ăn uống của bệnh nhân.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn