Giải đáp: Người bệnh ung thư Đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, hợp lý và an toàn cho bệnh nhân ung thư trực tràng là vấn đề luôn được các bác sĩ chú trọng. Căn bệnh ung thư trực tràng ảnh hưởng rất nhiều tới khả năng ăn uống và hấp thu của người bệnh. Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, các tác dụng gây ra do bệnh và phương pháp điều trị như chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi,… sẽ thuyên giảm, chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc ung thư đại tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
1. Ung thư đại tràng nên ăn gì?
Nguyên tắc chọn lựa thức ăn cho bệnh nhân ung thư đại tràng là đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất và tránh các thực phẩm gây hại hoặc làm tình trạng bệnh tệ hơn. Dưới đây là 6 loại thực phẩm mà bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn.
1.1. Thức ăn mềm, lỏng
Ung thư đại tràng nên ăn gì? Đầu tiên chính là những loại thức ăn mềm lỏng giúp bệnh nhân dễ nuốt, dễ tiêu hóa và hấp thu.
Do ảnh hưởng của khối u và tác dụng không mong muốn của các phương pháp điều trị nên bệnh nhân ung thư đại tràng thường gặp phải tình trạng buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, ợ nóng,… nên khi ăn các thức ăn mềm lỏng, dễ nuốt sẽ giúp bệnh nhân ăn uống dễ dàng hơn và giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa, tốt cho đại tràng.
1.2. Thực phẩm ít chất xơ
Tiếp theo trong danh sách “ung thư đại tràng nên ăn gì?” mà người bệnh nên lưu ý là những thực phẩm ít chất xơ.
Những thực phẩm nhiều chất xơ sẽ gây nên chứng khó tiêu ở đại tràng, Bên cạnh đó, chất xơ sẽ gây cọ xát vào đại tràng và khối u khiến người bệnh bị đau hoặc gây loét, cản trở quá trình điều trị.
Vì vậy, người bệnh ung thư đại tràng nên ăn các thực phẩm ít chất xơ như: trứng, cá và động vật có vỏ, đậu hũ, thịt gia cầm, gạo lứt, ngũ cốc, các loại rau củ ít chất xơ (như khoai tây, khoai lang và các loại đậu,…).
1.3. Ngũ cốc nguyên hạt
Ngũ cốc nguyên hạt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe người bệnh ung thư đại tràng như:
- Cung cấp nhiều dưỡng chất và vitamin.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2, nguy cơ đột quỵ, béo phì
- Ngũ cốc nguyên hạt giúp tăng cường hệ tiêu hóa do thúc đẩy phát triển các vi khuẩn có lợi ở đường ruột làm hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
- Giảm tình trạng viêm nhiễm và đẩy lùi ung thư.
Bị u đại tràng nên ăn gì? Nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt như: lúa mạch, lúa mạch đen, ngô, yến mạch, kiều mạch, lúa mì nguyên cám, bánh mì nguyên hạt, gạo lứt,… để nhanh chóng bình phục.
1.4. Uống đủ nước
Uống nhiều nước sẽ giúp người bệnh ung thư đại tràng giảm được tình trạng táo bón, mệt mỏi, giúp tăng cường tiêu hóa và tạo môi trường trao đổi, hấp thu chất dinh dưỡng tại các mô của cơ thể.
Bệnh nhân nên bổ sung khoảng 1,5 – 2 lít nước trong ngày, ngoài nước lọc, có thể bổ sung nước từ các loại nước ép hoa quả, sữa, nước canh,…
1.5. Sữa
Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng dồi dào khi bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn. Sữa không những dễ hấp thu và dễ dung nạp vào cơ thể bệnh nhân mà còn chứa canxi, vitamin D3 và các lợi khuẩn rất hữu ích cho hệ tiêu hóa ở người ung thư đại tràng.
Ngoài ra, sữa chứa nhiều chất béo thực vật và acid linoleic giúp chống lại tế bào ung thư.
Vì những lợi ích tuyệt vời đó, người bị ung thư đại tràng, đặc biệt là giai đoạn cuối nên ăn sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa,…
1.6. Thực phẩm giàu omega – 3
Đứng cuối cùng trong danh sách “ung thư đại tràng nên ăn gì?” chính là các loại thực phẩm giàu omega 3 bởi những lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại.
Omega 3 tốt cho sức khỏe tim mạch và não bộ, giúp phòng ngừa đột quỵ.
Một số nghiên cứu gần đây của các nhà khoa học cho thấy, omega 3 khi được chuyển hoá trong cơ thể sẽ tạo ra một phân tử có đặc tính kháng viêm và ức chế sự phát triển cũng như lan rộng của ung thư. Khi cơ thể được cung cấp omega 3, các tế bào ung thư tiếp xúc với chất này sẽ bị tiêu diệt do cơ chế oxy hóa màng tế bào.
Các thực phẩm giàu omega 3 bệnh nhân ung thư đại tràng nên ăn gồm có cá thu, cá hồi, cá mòi, dầu gan cá tuyết, cá trích, hạt lanh, quả óc chó, đậu nành…
2. Ung thư đại tràng kiêng ăn gì?
Bên cạnh các thực phẩm tốt cho việc điều trị và phục hồi của người bệnh ung thư đại tràng, bệnh nhân và người nhà cũng nên đặc biệt lưu ý đến các thực phẩm không nên ăn để tránh gây tác động xấu cho quá trình điều trị bệnh.
2.1. Thịt đỏ
Bệnh nhân ung thư đại tràng không nên ăn gì? Đầu tiên chính là thịt đỏ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, việc ăn thịt đỏ nhiều hơn l00g/ ngày hoặc ăn quá 5 lần/ tuần sẽ làm tăng đáng kể tỷ lệ tái phát của ung thư đại tràng và làm bệnh trầm trọng hơn.
Lý do là bởi trong thịt đỏ có các chất béo bão hoà làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh lý về tim mạch. Bên cạnh đó, các hợp chất sinh ra trong quá trình nấu chín thịt đỏ thúc đẩy quá trình phát triển của tế bào ung thư và là nguyên nhân gây ra các loại ung thư khác.
Vì vậy bệnh nhân ung thư đại tràng nên hạn chế các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò, thịt trâu, thịt dê, thịt cừu,… thay vào đó, bạn có thể bổ sung protein, sắt,… bằng các thực phẩm khác như thịt gà, cá, tôm, trứng, các loại đậu và sữa,…
2.2. Thức ăn chế biến sẵn
Một trong top 10 loại thực phẩm có tỷ lệ gây ung thư cao nhất là các loại thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng, thịt muối, thịt xông khói, mì ăn liền,…
Các thực phẩm này chứa hàm lượng cao các chất gây ung thư như natri nitrit, natri nitrat, hydroxyanisole,…
Không chỉ vậy, trong các thực phẩm chế biến sẵn có nhiều loại chất phụ gia thực phẩm, tạo màu, tạo mùi, bảo quản… gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người bệnh, cản trở quá trình hồi phục của bệnh nhân ung thư đại tràng.
2.3. Đồ nướng
Người bệnh ung thư đại tràng cần kiêng các món nướng như: thịt nướng, cá nướng, sườn nướng, tôm nướng, rau củ nướng,… do trong quá trình nướng thực phẩm ở nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra chất gây ung thư benzopyrene, chất này gây ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị và khiến bệnh dễ tái phát.
Ngoài ra, đồ ăn nướng cũng được tẩm ướp nhiều loại gia vị để tăng độ tươi ngon nên gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tiêu hoá của bệnh nhân ung thư đại tràng.
Vì vậy, để có nguồn dinh dưỡng cân đối và an toàn, người bệnh ung thư đại tràng nên kiêng đồ ăn nướng, thay vào đó là ăn các món luộc, hấp, được chế biến đơn giản và có lợi cho sức khỏe.
2.4. Thực phẩm muối lên men
Các thực phẩm chứa nhiều muối lên men cũng cần tránh trong thực đơn của bệnh nhân ung thư đại tràng bởi quá trình lên men sẽ sản sinh ra nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy gây khó khăn trong quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, chất nitrosamine được tạo ra trong quá trình lên men thực phẩm làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh ung thư khác và khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Hơn nữa những loại đồ ăn này có hàm lượng muối và tính acid cao nên sẽ tạo gánh nặng lên gan, thân, hệ tiêu hóa.
2.5. Thức ăn cay nóng, kích thích
Ung thư đại tràng kiêng ăn gì? Các loại thức ăn cay nóng kích thích là câu trả lời tiếp theo.
Các loại thực ăn cay nóng khi ăn vào sẽ gây kích thích niêm mạc đường tiêu hoá, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng của bệnh nhân.
Đồ ăn cay làm niêm mạc ở đại tràng bị ảnh hưởng gây ra cảm giác khó chịu như đầy bụng, ợ hơi, ợ nóng, đau rát khiến tình trạng ung thư thêm xấu đi.
2.6. Hoa quả chua
Các loại hoa quả chua chứa nhiều acid khiến niêm mạc tiêu hoá và đại tràng bị tổn thương, gây cản trở quá trình điều trị và hồi phục của người bệnh.
Bệnh nhân ung thư đại tràng không nên ăn các loại quả chua như: xoài chua, chanh, cóc, nhót, quất, bưởi chua, quả sấu,… Thay vào đó nên cho bệnh nhân ung thư trực tràng ăn các loại quả có nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho quá trình điều trị như chuối, dưa hấu, táo, nho, bơ,…
Xem thêm: Ung thư đại tràng nên ăn trái cây gì và kiêng ăn quả gì?
2.7. Thực phẩm có lượng đường cao
Tế bào ung thư có ái tính với đường nên việc tiêu thụ các thực phẩm có lượng đường cao ở bệnh nhân ung thư đại tràng là điều cần tránh. Đường giúp các tế bào ung thư phát triển nhanh và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Những món ăn có lượng đường cao như: bánh kẹo ngọt, nước mía, các loại nước ngọt đóng chai, siro,… cũng gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hoá, gây ra các phản ứng ợ chua, ợ hơi, và gây hại cho niêm mạc đường tiêu hoá.
Vì vậy, bệnh nhân ung thư đại tràng nên kiêng ăn những loại đồ ăn này để quá trình điều trị và hồi phục bệnh được tốt nhất.
Bên cạnh việc nắm rõ các loại thực phẩm nên ăn và nên kiêng cho bệnh nhân ung thư trực tràng, người nhà cũng nên nhận thức được rằng người bệnh rất nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh do hệ miễn dịch và chức năng hệ tiêu hoá đều bị suy giảm. Do đó, các yêu cầu về việc ăn uống của bệnh nhân cần được chú trọng hơn:
- Nên lựa chọn nguyên liệu nấu ăn là thực phẩm tươi, sống, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng
- Quá trình chế biến thức ăn cho bệnh nhân cần đảm bảo vệ sinh an toàn, không nên để đồ ăn lâu ngày.
Tác động của tình trạng bệnh và các phương pháp điều trị khiến bệnh nhân cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi không muốn ăn nên rất dễ dẫn tới nguy cơ gục ngã không phải do bệnh mà do thiếu dinh dưỡng. Vì vậy, thời gian này, người nhà hãy trở thành điểm tựa vững chắc, luôn động viên chia sẻ, quan tâm chăm sóc để bệnh nhân nỗ lực ăn uống được nhiều nhất có thể giúp người bệnh nâng cao thể trạng và chất lượng cuộc sống để đẩy lùi bệnh tật.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn