Tổng quan về Ung thư đại tràng giai đoạn 3

Tác giả maidt
 1482 lượt xem
5/5 - (2 bình chọn)

Khi bệnh nhân được chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 3 thì điều đó có nghĩa là bệnh đã bước vào thời kỳ nguy hiểm. Lúc này tế bào ung thư phát triển mạnh và có dấu hiệu di căn ra bên ngoài. Để hiểu rõ hơn về giai đoạn này, mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Ung thư đại tràng giai đoạn 3 là gì?

Dựa vào kích thước và vị trí của khối u mà ung thư đại tràng được chia làm 4 giai đoạn:

Trong đó, giai đoạn 3 của ung thư đại tràng là khi tế bào ác tính đã di căn vào các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa có di căn xa. Ở giai đoạn này, ung thư đại tràng được phân chia thành 3 giai đoạn nhỏ nhằm mô tả chính xác tình trạng của bệnh, gồm: 

  • Giai đoạn 3A: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư chỉ tập trung trong lớp niêm mạc và lớp giữa của thành đại tràng. Tuy nhiên, khối u có khả năng xâm nhập sâu hơn vào lớp cơ và lan rộng nhiều nhất 6 hạch bạch huyết lân cận, thậm chí xâm lấn các mô gần hạch bạch huyết.
  • Giai đoạn 3B: Tế bào ung thư phát triển xuyên qua thành đại tràng đến các cơ quan xung quanh và có 1-3 hạch bạch huyết lân cận. Hoặc khối u đã xâm lấn vào lớp cơ hoặc lớp thanh mạc của đại tràng và xuất hiện trong 4 đến 6 hạch bạch huyết lân cận
  • Giai đoạn 3C: Ung thư đã xuyên qua thành đại tràng và di căn tới ít nhất 4 hạch bạch huyết lân cận hoặc có mặt trong các mô gần các hạch bạch huyết
Giai đoạn 3 của ung thư đại tràng là khi tế bào ác tính đã di căn vào các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa có di căn xa
Giai đoạn 3 của ung thư đại tràng là khi tế bào ác tính đã di căn vào các hạch bạch huyết lân cận nhưng chưa có di căn xa

2. Dấu hiệu của ung thư đại tràng giai đoạn 3

So với giai đoạn 1 và 2 thì các triệu chứng của ung thư đại tràng giai đoạn 3 rõ nét và dữ dội hơn. Bệnh nhân thường xuất hiện các biểu hiện sau:

  • Bệnh nhân thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, ói mửa, táo bón, tiêu chảy, đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
  • Phân dẹp, mỏng hình lá lúa, đi ngoài ra máu, phân có nhầy và mủ.
  • Cơ thể mệt mỏi, xanh xao, choáng váng do thiếu máu.
  • Đau tức, khó chịu vùng bụng trước và sau ăn
  • Sụt giảm cân nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân
Buồn nôn, ói mửa, rối loại tiêu hóa là dấu hiệu của bệnh
Buồn nôn, ói mửa, rối loại tiêu hóa là dấu hiệu của bệnh

3. Chẩn đoán ung thư đại tràng giai đoạn 3

Sau khi khai thác tiền sử bệnh và thăm khám lâm sàng, để xác định chính xác bệnh nhân có mắc ung thư đại tràng hay không và đang ở giai đoạn nào của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm sau:

  • Nội soi đại tràng và sinh thiết khối u: Nội soi giúp bác sĩ phát hiện, đánh giá khối u trong đại tràng. Trong quá trình nội soi, bác sĩ sẽ sinh thiết khối u và mang đi xét nghiệm giải phẫu bệnh học để tìm tế bào ung thư. 
  • Chụp CT: chụp cắt lớp vùng ngực – bụng giúp xác định được kích thước và mức độ lây lan của khối u
  • Chụp MRI: thường được chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ khối u di căn lên gan, não

Ngoài các phương pháp chẩn đoán trên, các bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u, chụp PET/CT,… để chẩn đoán chính xác tình trạng của bệnh nhân

Sinh thiết để xác định bệnh nhân có mắc ung thư đại tràng hay không
Sinh thiết để xác định bệnh nhân có mắc ung thư đại tràng hay không

4. Ung thư đại tràng giai đoạn 3 có chữa được không?

theo các chuyên gia, mặc dù ở giai đoạn 3 tế bào ung thư có dấu hiệu di căn sang các hạch bạch huyết lân cận nhưng vẫn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ. Tuy nhiên tỷ lệ tái phát bệnh sau khi điều trị cũng khá cao nếu bệnh ở giai đoạn 3C.

5. Phương pháp điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3

Các phương pháp điều trị thường được chỉ định cho bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 3 gồm: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

Tùy vào thể trạng người bệnh, vị trí và mức độ xâm lấn của khối u,… mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. 

Phẫu thuật

Đây là phương pháp chính được chỉ định cho bệnh nhân. Bệnh nhân sẽ được cắt bỏ 1 phần đại tràng có chứa khối u và nạo vét tối thiểu 12 hạch bạch huyết lân cận để đảm bảo loại bỏ triệt để tế bào ung thư ra khỏi cơ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát. 

Hóa trị

Hóa trị thường được chỉ định ngay sau phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, hạn chế bệnh tái phát. 

Các thuốc hóa trị được sử dụng để điều trị ung thư đại tràng giai đoạn 3 gồm: Irinotecan, Fluorouracil, Oxaliplatin, Capecitabine.

Các tác dụng phụ của hóa trị mà bệnh nhân có thể gặp phải như rụng tóc, buồn nôn, loét miệng, tổn thương dây thần kinh,… 

Hóa trị thường được chỉ định ngay sau phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, hạn chế bệnh tái phát. 
Hóa trị thường được chỉ định ngay sau phẫu thuật để loại bỏ các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật, hạn chế bệnh tái phát.

Xạ trị

Xạ trị đóng vai trò là phương pháp bổ trợ, thường được chỉ định trước phẫu thuật nhằm mục đích thu nhỏ kích thước khối u để phẫu thuật dễ dàng hơn, hoặc cũng có thể được thực hiện sau phẫu thuật để hạn chế tái phát cục bộ. 

Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh nhân không đủ điều kiện để thực hiện phẫu thuật thì phương pháp xạ trị sẽ được chỉ định để điều trị thay thế. 

Các tác dụng phụ của xạ trị mà bệnh nhân hay gặp phải trong quá trình điều trị là: đau dạ dày, dị ứng da, mệt mỏi, tiêu chảy,… 

6. Ung thư đại tràng giai đoạn 3 sống được bao lâu?

Nhìn chung tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư đại tràng rất khả quan.

Theo thống kê, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư đại tràng giai đoạn 3 như sau:

  • Giai đoạn 3A: tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân khoảng 84%
  • Giai đoạn 3B: tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân là 71%
  • Giai đoạn 3C: tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân chỉ còn 58%

Tuy nhiên, số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo. Trên thực tế, thời gian sống của mỗi bệnh nhân là không giống nhau, nó phụ thuộc vào thể trạng bệnh nhân, bệnh nền mắc kèm,…

7. Cách hạn chế sự di căn của ung thư đại tràng giai đoạn 3

Để làm chậm lại sự phát triển và di căn của tế bào ung thư, người bệnh cần tuân thủ thực hiện các biện pháp sau:

  • Tuân thủ điều trị: Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả điều trị cao nhất
  • Tái khám định kỳ: Sau điều trị, bệnh nhân cần thường xuyên tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi phát hiện dấu hiệu bất thường để kịp thời phát hiện và điều trị, nhằm tránh bệnh tái phát
  • Tăng cường vận động, thể dục thể thao: Theo các chuyên gia, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ giúp tinh thần thoải mái, hệ miễn dịch được cải thiện, từ đó bệnh nhân chống chọi với bệnh tốt hơn.
  • Ăn uống khoa học, lành mạnh: Bệnh nhân ung thư đại tràng nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt trắng, thực phẩm giàu omega 3,… Đồng thời hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn mặn,…

Hi vọng những thông tin có trong bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh ung thư đại tràng giai đoạn 3. Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng hơn. Do đó, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường của cơ thể thì hãy tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng ngần ngại gọi ngay cho các dược sĩ qua Tổng đài miễn cước 1800 6527 hoặc 098 537 0886 nhé!

5/5 - (2 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn