Tổng quan về ung thư đường mật từ A đến Z

 1526 lượt xem
5/5 - (1 bình chọn)

Ung thư đường mật rất hiếm gặp và có triệu chứng gần giống với bệnh lý về gan khiến nhiều người nhầm lẫn, dẫn tới chậm trễ trong điều trị bệnh. Những thông tin hữu ích dưới đây sẽ giúp bạn dễ nhận ra bệnh từ dấu hiệu đầu tiên.

1. Tổng quan về bệnh lý ung thư đường mật

Đường mật hay ống mật là những ống nhỏ nối giữa gan và ruột non. Chúng cho phép mật chảy từ gan qua tuyến tụy, đến ruột và giúp tiêu hóa thức ăn tại ruột.

1.1. Ung thư đường mật là bệnh gì?

Ung thư đường mật hay còn gọi là ung thư ống mật xuất hiện khi các tế bào tại ống dẫn này tăng sinh không kiểm soát dần hình thành các khối u ác tính có khả năng di căn, xâm lấn tới các vùng xung quanh.

Ung thư đường mật
Ung thư đường mật

1.2. Các loại ung thư đường mật

Bệnh ung thư đường mật được chia thành 2 loại chính:

  • Khối u phát hiện trong gan
  • Khối u phát hiện ngoài gan

1.3 Dịch tễ

Sau đây là một vài thông tin dịch tễ thú vị về căn bệnh này.

  • Ung thư đường mật tương đối hiếm gặp, bệnh xảy ra với tỉ lệ khoảng 2/100.000 người.
  • Hầu hết các bệnh nhân phát hiện ra mắc bệnh đều trên 65 tuổi.
  • Ung thư đường mật cũng là bệnh lý ung thư phổ biến ở nam giới cùng với ung thư tuyến tiền liệt.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư đường mật

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này, chủ yếu đến từ những bệnh lý đường tiêu hóa như:

  • Tổn thương viêm xơ hóa đường mật nguyên phát
  • Bệnh nang đường mật bẩm sinh: Bệnh Caroli, nang ống mật chủ

Bên cạnh đó cũng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành các tế bào u ác tính tại đường mật. Một vài yếu tố được khoa học công nhận, đó là:

  • Tuổi tác: Bệnh nhân ung thư đa số được phát hiện bệnh ở giai đoạn từ 65 tuổi trở lên.
  • Béo phì: Dư thừa cân nặng gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chúng và k đường mật nói riêng.
Dư thừa cân nặng gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chúng và k đường mật nói riêng
Dư thừa cân nặng gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư nói chúng và k đường mật nói riêng
  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có người từng mắc ung thư hệ tiêu hóa thì con cháu cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc gia đình có người mắc bệnh thì chắc chắn con cháu sẽ mắc bệnh.
  • Uống quá nhiều rượu: Đây là nguyên nhân phổ biến gây xơ gan, và có thể tăng nguy cơ ung thư gan cũng như ung thư đường mật.
  • Hút thuốc: Không chỉ làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đường mật, hút thuốc là còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư thanh quản, ung thư phổi,…
  • Tiếp xúc với hóa chất độc hại: Các loại hóa chất thông thường có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gia tăng nguy cơ ung thư. Các hóa chất độc hại có thể kể đến như amiăng, radon, dioxins, nitrosamines, polyclorinated biphenyls (PCBs) và thorotrast…
  • Bệnh gan hoặc ống mật: Mắc sỏi túi mật, sỏi gan, viêm gan B, polyp túi mật, viêm túi mật…chính là yếu tố nguy cơ gia tăng nguy cơ ung thư ống mật.
  • Nhiễm ký sinh trùng: Các loại giun kí sinh, sán lá gan,… đôi khi có thể gây ung thư đường mật.

3. Triệu chứng của bệnh ung thư đường mật

Đa số trường hợp ung thư nói chung và ung thư đường mật thường không biểu hiện dấu hiệu gì cho đến khi sức khỏe suy kiệt. Đây cũng là lúc ung thư bước vào giai đoạn muộn. Tuy vậy, vẫn có một vài triệu chứng bạn cần lưu ý nếu mắc phải như:

  • Vàng da, vàng mắt
  • Mẩn ngứa
  • Thiếu máu
  • Phân bạc màu
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Đau bụng: Đặc biệt là đau dưới xương sườn ở phía bên phải
  • Chán ăn/giảm cân
  • Buồn nôn và ói mửa
Sút cân không rõ nguyên nhân là biểu hiện nghi ngờ mắc ung thư
Sút cân không rõ nguyên nhân là biểu hiện nghi ngờ mắc ung thư

Tuy các triệu chứng trên có thể xảy ra ở các bệnh lý tiêu hóa khác khiến người bệnh dễ nhầm lẫn. Nhưng bạn không được chủ quan mà cần đi khám ngay để phát hiện ung thư đường mật ở giai đoạn sớm nhất có thể.

4. Một số phương pháp chẩn đoán ung thư đường mật

Khi bệnh nhân có các triệu chứng lâm sàng cảnh báo ung thư đường mật, bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm hoặc thủ thuật y tế dưới đây để đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm máu: Đo mức bilirubin, phosphatase kiềm và các chỉ số kiểm tra chức năng gan khác như AST, ALT,…
  • Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư CEA và CA19-9
  • Sinh thiết: Sinh thiết tế bào được lấy trực tiếp từ đường mật giúp chẩn đoán xác định được khối u lành tính hay ác tính.
  • Siêu âm hoặc siêu âm nội soi : Siêu âm chẩn đoán hình ảnh giúp bác sĩ đánh giá khái quát được vị trí cũng như kích cỡ của khối u.
  • Chụp cắt lớp điện toán (CT Scan): Giúp đánh giá vị trí khối u, mức độ xâm lấn của u vào gan và di căn.
  • Chụp cộng hưởng từ mật tụy (MRCP): Giúp quan sát rõ nét đường mật mà không xâm lấn.
  • Nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP)

5. Các giai đoạn của bệnh

Dựa vào mức độ phát triển của các tế bào u ác tính, ung thư đường mật được chia thành các giai đoạn bệnh như sau:

  • Giai đoạn 0: Tế bào u ác tính xuất hiện ở lớp niêm mạc trong cùng của ống dẫn mật. Khối u bắt đầu phát triển và chưa có dấu hiệu xâm lấn vào lớp niêm mạc và thành của ống mật.
  • Giai đoạn IA: Các tế bào ung thư đã có ở thành ống mật, chưa có dấu hiệu lan rộng đến hạch bạch huyết xung quanh hay các vị trí xa hơn trong cơ thể.
  • Giai đoạn IB: Tế bào ung thư đã ăn sâu và phát triển qua thành ống mật, vẫn chưa lan rộng ra bất cứ nơi nào khác.
  • Giai đoạn II: Xuất hiện tế bào ung thư ở mô liên kết trong ổ bụng nhưng chưa xâm lấn vào phúc mạc tạng hoặc khối u xâm lấn vào mô liên kết trong ổ bụng về phía gan nhưng chúng chưa xâm lấn vào gan.
  • Giai đoạn III: Có sự xâm nhập của khối u vào tĩnh mạch chính hoặc động mạch hay một phần của ruột non, đại tràng, túi mật, dạ dày. Tuy vậy, chúng chưa lan rộng đến các vị trí xa trong cơ thể.
  • Giai đoạn IV: Khối u ác tính di căn sang các vị trí khác như xương, phổi,…

Việc xác định chính xác giai đoạn phát triển của bệnh ung thư đường mật và vùng xâm lấn giúp các bác sĩ phụ trách xây dựng phác đồ và kết hợp các phương pháp điều trị phù hợp.

6. Điều trị bệnh ung thư đường mật

Điều trị ung thư đường mật bằng phương pháp nào phụ thuộc nhiều vào giai đoạn của khối u, tình trạng bệnh nhân và tác dụng phụ của phương pháp điều trị. Hiện nay, bác sĩ thường áp dụng 3 phương pháp chủ yếu là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị hoặc kết hợp cả 3 phương pháp này.

  • Phẫu thuật: Giúp loại bỏ toàn bộ khối u ác tính ở đường mật nếu chúng chưa lan ra ngoài. Bên cạnh đó, cần lấy toàn bộ hạch bạch huyết gần đó và tiến hành giải phẫu bệnh để đánh giá xem khối u đã di căn hạch chưa.
  • Xạ trị: Đối với bệnh ung thư đường mật thì xạ trị ngoài là chủ yếu. Điều trị khối u ác tính tại ống mật bằng tia xạ có 2 mục đích: để điều trị đặc hiệu vào khối u hoặc giúp giảm triệu chứng và cơn đau của người bệnh.
  • Hóa trị: Dùng khi bệnh nhân không thể phẫu thuật hoặc ung thư giai đoạn muộn, phương pháp phẫu thuật không còn hiệu quả. Các thuốc hay dùng là: Fluorouracil (5-FU, Gemcitabine (Gemzar), Cisplatin (Platinol), Adrucil), Paclitaxel (Taxol), Capecitabine (Xeloda).
Thuốc hóa trị ung thư
Thuốc hóa trị ung thư

7. Phòng tái phát sau điều trị

Sau khi điều trị, ung thư đường mật vẫn có thể tái phát nếu bệnh nhân không được chăm sóc kĩ. Bệnh nhân cần đặc biệt lưu ý những điểm sau để hạn chế tối đa bệnh quay lại:

  • Tái khám định kỳ và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ phụ trách
  • Hạn chế tiếp xúc hóa chất độc hại như amiăng, radon, dioxins,…
  • Khi mắc các bệnh nhiễm trùng mạn tính, nhiễm ký sinh trùng như giun sán, viêm loét đại tràng, bệnh sỏi mật, các bệnh đường mật khác như viêm đường mật, nang đường mật, xơ gan,…cần điều trị sớm.
  • Không hút thuốc lá, cũng từ bỏ thói quen rượu bia hay sử dụng các chất kích thích khác.
  • Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh như hạn chế thức ăn nhanh, thức ăn nóng, thịt đỏ hay các thực phẩm chiên rán chứa nhiều dầu mỡ. Tăng cường tiêu thụ các loại rau quả và trái cây giàu chất chống oxy hóa.
  • Tập luyện thể dục và thể thao đều đặn để giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
  • Giữ tinh thần luôn lạc quan vui vẻ, thường xuyên tâm sự với bạn bè hoặc những người thân quen để giải tỏa nỗi lòng
Tập luyện thể dục và thể thao đều đặn để giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể
Tập luyện thể dục và thể thao đều đặn để giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể

Trên đây là những thông tin chi tiết về căn bệnh ung thư đường mật. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện hiện sớm thì hoàn toàn có thể khả năng chữa khỏi hoàn toàn. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp nhưng thông tin hữu ích giúp độc giả phát hiện sớm và biết cách phòng chống bệnh ngay từ dấu hiệu đầu tiên. Mọi câu hỏi quý độc giả vui lòng gọi điện đến số điện thoại hotline 1800 6527 để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn.

5/5 - (1 bình chọn)
Sản phẩm gợi ý

Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn

Mời bạn bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.