Tìm hiểu về Ung thư đường mật trong gan
Ung thư đường mật trong gan vẫn còn khá xa lạ với nhiều người bởi đây là loại ung thư hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 5-10% các ca ung thư gan đường mật nguyên phát. Tuy nhiên, bệnh lại có tỷ lệ tử vong rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết giúp phòng ngừa và phát hiện sớm căn bệnh nguy hiểm này nhé!
Xem nhanh
- 1. Ung thư đường mật trong gan là gì?
- 2. Nguyên nhân gây ung thư đường mật trong gan
- 3. Triệu chứng của ung thư đường mật trong gan
- 4. Các giai đoạn tiến triển của ung thư đường mật trong gan
- 5. Phương pháp chẩn đoán ung thư đường mật trong gan
- 6. Điều trị ung thư biểu mô đường mật trong gan
- 7. Ung thư đường mật trong gan sống được bao lâu?
1. Ung thư đường mật trong gan là gì?
Để hiểu rõ hơn về ung thư đường mật trong gan, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vị trí giải phẫu của đường mật:
Đường mật là hệ thống các ống có nhiệm vụ thu thập và vận chuyển dịch mật từ gan xuống ruột non để thực hiện quá trình tiêu hóa chất béo có trong thức ăn.
Mạng lưới ống mật bắt đầu ở gan bao gồm nhiều ống dẫn nhỏ có nhiệm vụ thu thập dịch mật do gan tạo ra. Sau đó, các ống này hợp lại với nhau tạo thành ống gan phải và ống gan trái để dẫn mật ra khỏi gan.
Ống gan phải và trái sau khi ra khỏi gan sẽ hợp lại với nhau tạo thành ống gan chung. Từ đây đi xuống sẽ kết hợp với ống túi mật (là đoạn nối túi mật với ống gan chung) để tạo thành ống mật chủ.
Dựa theo vị trí mà đường mật được chia thành 2 loại: đường mật trong gan và đường mật ngoài gan.
Do đó, ung thư đường mật cũng được chia thành: ung thư đường mật trong gan và ung thư đường mật ngoài gan
Ung thư đường mật trong gan là loại ung thư xuất phát từ các ống mật nằm trong gan. Đây là loại ung thư hiếm gặp, chỉ chiếm 10% các trường hợp ung thư đường mật.
Ung thư biểu mô đường mật trong gan thường gặp ở những người trung niên từ 50-70 tuổi. Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 1,2-1,5 lần so với nam giới.
2. Nguyên nhân gây ung thư đường mật trong gan
Ung thư đường mật trong gan hình thành là do những thay đổi trong DNA làm kích hoạt những gen gây ung thư hoặc tắt gen ức chế khối u của tế bào. Hậu quả là các tế bào phát triển một cách mất kiểm soát và hình thành lên những khối u ác tính ở đường mật trong gan.
Đối với u ác của gan và đường mật trong gan, đột biến gen ức chế khối u TP53 thường được tìm thấy ở hầu hết bệnh nhân. Ngoài ra, còn một số gen khác cũng liên quan tới việc hình thành ung thư đường mật trong gan là Kras, Her2, ALK.
Cho tới nay, nguyên nhân gây ra sự biến đổi gen này vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các bệnh lý gây ra tình trạng viêm nhiễm mãn tính tại ống mật trong gan như viêm gan B, C, sán lá gan, sỏi đường mật, u nang ống mật chủ, xơ gan, viêm xơ đường mật, viêm gan mãn tính do rượu bia,… được cho là nguồn gốc dẫn tới đột biến gen gây tăng sản tế bào biểu mô đường mật.
Ngoài ra, một số yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư đường mật trong gan: tăng huyết áp, tiểu đường, hội chứng Lynch II, bệnh Caroli,…
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp bệnh nhân u đường mật trong gan không có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào kể trên.
3. Triệu chứng của ung thư đường mật trong gan
Ở giai đoạn đầu, bệnh hầu như không có biểu hiện gì hoặc nếu có thì các triệu chứng rất nghèo nàn, không đặc hiệu như ăn kém, mệt mỏi,…
Về sau, khi khối u phát triển kích thước lớn gây chít hẹp đường mật thì các triệu chứng mới được bộc lộ rõ ràng hơn. Hầu hết bệnh nhân ung thư biểu mô đường mật trong gan nhập viện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối. Lúc này, việc điều trị là rất khó khăn và tiên lượng bệnh rất xấu.
Những triệu chứng của ung thư đường mật là do tình trạng tắc mật gây ra, gồm:
- Vàng da: Đây là triệu chứng phổ biến của ung thư đường mật. Khi ống mật bị tắc, dịch mật sẽ chảy ngược vào máu khiến da và lòng trắng mắt chuyển sang màu vàng. Đi kèm với đó là tình trạng ngứa ngáy khó chịu do bilirubin tích tụ trên da gây ra.
- Phân bạc màu: Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do khi bị tắc mật, lượng stercobilin trong phân bị giảm mạnh gây bạc màu phân. Tùy mức độ tắc mật mà màu sắc phân nhạt hơn bình thường cho tới phân có màu trắng bệnh như phân cò. Kèm theo đó là hiện tượng phân mỡ do dịch mật không thể xuống được ruột non để thực hiện tiêu hóa lipid.
- Nước tiểu sẫm màu: Hàm lượng bilirubin có trong nước tiểu cao khiến nước tiểu sẫm màu và nổi nhiều bọt.
- Đau bụng: Ung thư đường mật trong gan giai đoạn sớm hiếm khi gây đau nhưng khi khối u có kích thước lớn sẽ gây đau bụng, đặc biệt là ở hạ sườn phải.
- Sốt: Thường xảy ra khi có nhiễm trùng đường mật. Bệnh nhân thường sốt cao kèm theo sốt nóng, sốt rét.
- Buồn nôn và nôn: Triệu chứng này thường đi kèm với sốt trong trường hợp nhiễm trùng đường mật.
- Bệnh nhân mệt mỏi, sụt cân nghiêm trọng mà không rõ nguyên nhân.
Ngoài ung thư đường mật, thì những triệu chứng trên có thể do các bệnh lý khác ở gan hoặc đường mật gây ra như viêm gan, sỏi mật,… Do đó, người bệnh khi có các dấu hiệu trên cần nhanh chóng tới cơ sở ý tế để được chẩn đoán chính xác.
4. Các giai đoạn tiến triển của ung thư đường mật trong gan
Các giai đoạn tiến triển của ung thư đường mật trong gan cho biết mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đây cũng là căn cứ giúp bác sĩ tiên lượng bệnh và lập kế hoạch điều trị cụ thể cho từng bệnh nhân.
Dựa vào hệ thống TNM của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (AJCC), ung thư đường mật trong gan được chia làm 5 giai đoạn:
– Giai đoạn 0: Tế bào ung thư mới xuất hiện ở lớp niêm mạc trong cùng của ống mật trong gan.
– Giai đoạn I: giai đoạn này được chia làm 2 giai đoạn nhỏ, gồm:
- Giai đoạn IA: Khối u có kích thước không quá 5cm và vẫn còn khu trú ở đường mật trong gan mà chưa xâm lấn sang các khu vực khác.
- Giai đoạn IB: Khối u có kích thước lớn hơn 5cm và chưa xâm lấn sang các hạch bạch huyết hay các vị trí khác.
– Giai đoạn II: Ở giai đoạn này, khối u ác tính đã lan quan thành ống mật trong gan để xâm nhập vào máu. Hoặc xuất hiện nhiều khối u trong đường mật với kích thước khác nhau nhưng chưa có xâm nhập vào mạch máu.
– Giai đoạn III: được chia thành 2 giai đoạn nhỏ là IIIA và IIIB:
- Giai đoạn IIIA: Ung thư đã xâm lấn vào lớp thanh mạc nhưng chưa lây lan sang các hạch bạch huyết lân cận hay các vị trí xa
- Giai đoạn IIIB: Ung thư đã xâm lấn tới các cơ quan lân cận như tá tràng, đại tràng, dạ dày, ống mật chung, thành bụng, cơ hoành hoặc một phần tĩnh mạch chủ phía sau gan hoặc ung thư đã lan tới các hạch bạch huyết lân cận.
– Giai đoạn IV: Tế bào ung thư đã lây lan tới các bộ phận khác trong cơ thể như xương, phổi, các hạch bạch huyết ở xa và hầu hết các cơ quan trong ổ bụng
5. Phương pháp chẩn đoán ung thư đường mật trong gan
Khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần nhanh chóng tới cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và khai thác các yếu tố nguy cơ gây bệnh như: tiền sử nghiện rượu, viêm gan B, C hay sỏi mật, nhiễm sán lá gan,…
Tuy nhiên, việc thăm khám lâm sàng không đủ để kết luận bệnh nhân có mắc bệnh hay không. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số xét nghiệm để làm căn cứ xác định bệnh:
- Xét nghiệm máu để đánh giá chức năng gan và tình trạng tắc mật của bệnh nhân.
- Sinh thiết: Bác sĩ tiến hành lấy mẫu mô ở vị trí nghi ngờ trong đường mật để đem đi xét nghiệm giải phẫu bệnh nhằm xác định chính xác đó có phải là tế bào ác tính hay không. Kết quả sinh thiết là tiêu chuẩn vàng để khẳng định bệnh.
- Chẩn đoán hình ảnh: Sau khi đã xác định được chính xác bệnh nhân mắc ung thư đường mật trong gan, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: X-Quang, CT-scan,… giúp xác định được vị trí, kích thước và mức độ lây lan của khối u. Từ đó giúp xác định được giai đoạn của bệnh.
6. Điều trị ung thư biểu mô đường mật trong gan
Các phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư đường mật trong gan gồm: phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.
Việc chỉ định phương pháp điều trị cho bệnh nhân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời điểm phát hiện bệnh, thể trạng bệnh nhân, mong muốn của người bệnh,…
Trường hợp khối u vẫn còn khu trú ở đường mật
Phẫu thuật triệt căn là phương pháp chính được chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn này. Đây là phương pháp duy nhất giúp người bệnh có thể chữa khỏi bệnh. Phẫu thuật ở giai đoạn này bao gồm cắt bỏ vị trí đường mật có khối u và một phần gan để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn khối u ác tính ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20-30% bệnh nhân đủ điều kiện để tiến hành phẫu thuật.
Sau phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định thêm hóa trị hoặc xạ trị để loại bỏ tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật nhằm hạn chế bệnh tái phát.
Xem thêm:
Trường hợp khối u đã di căn
Mục tiêu điều trị ở giai đoạn này không phải là chữa khỏi bệnh mà là làm chậm sự lây lan của tế bào ung thư để kéo dài thời gian sống và nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân.
Do đó, ở giai đoạn này, các liệu pháp toàn thân như hóa trị, liệu pháp nhắm trúng đích, liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư thường được ưu tiên sử dụng.
Bên cạnh đó, các phương pháp phẫu thuật tạm thời có thể được chỉ định để giải quyết tình trạng tắc mật, giúp giảm nhẹ triệu chứng cho bệnh nhân, gồm: dẫn lưu đường mật bằng ống dẫn lưu Kehr, dẫn lưu đường mật qua da, hoặc dẫn lưu đường mật qua nội soi mật-tuỵ ngược dòng.
7. Ung thư đường mật trong gan sống được bao lâu?
Nhìn chung, bệnh ung thư đường mật trong gan có tiên lượng rất xấu bởi hầu hết bệnh nhân phát hiện và nhập viện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối.
Theo thống kê của Viện Ung thư Quốc gia (NCI), tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư đường mật trong gan chỉ có 9%.
Tuy nhiên, số liệu này chỉ mang tính tương đối. Thực tế, thời gian sống của mỗi bệnh nhân là khác nhau và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: thời điểm phát hiện bệnh, thể trạng của người bệnh, khả năng đáp ứng với điều trị,…
Do đó, bệnh nhân hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sống của mình bằng cách áp dụng đồng thời các biện pháp sau đây:
- Tuân thủ điều trị: Tuân thủ chỉ định của bác sĩ sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, bệnh nhân cần trang bị thêm các kiến thức liên quan tới căn bệnh này để có sự chuẩn bị tốt nhất trên hành trình chống chọi với căn bệnh quái ác này.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng, giúp nâng cao thể trạng để bệnh nhân đủ sức theo hết liệu trình điều trị. Do đó, người bệnh cần ăn uống đủ chất, đặc biệt là rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu omega 3, thịt trắng,… Bên cạnh đó cần tránh xa những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích,…
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao: Thể dục, vận động không chỉ giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái mà còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Nhờ đó, bệnh nhân có tinh thần chiến đấu với bệnh tốt hơn.
- Luôn giữ cho tinh thần thoải mái, lạc quan: Tâm lý ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả điều trị bệnh. Theo các chuyên gia, tinh thần thoải mái sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể để đáp ứng tốt hơn với việc điều trị.
- Bổ sung các sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe: Bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng các dòng sản phẩm chứa Fucoidan – Đây là hoạt chất được chiết xuất từ Tảo nâu Nhật bản được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giảm tác dụng phụ do các phương pháp điều trị gây ra. Nổi bật trong dòng sản phẩm chứa Fucoidan phải kể tới Kibou Fucoidan 3 thành phần. Rất nhiều bệnh nhân ung thư đã tin tưởng lựa chọn sản phẩm này để hỗ trợ điều trị bệnh và nhận được những kết quả tích cực.
Xem thêm: Sản phẩm Kibou Fucoidan có tốt không, đã ai dùng hiệu quả chưa?
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn