Ung thư gan di căn có chữa được không? Những điều cần biết
Ung thư gan di căn là tình trạng tế bào ung thư đã vượt ra khỏi phạm vi gan và lây lan tới các vị trí khác trong cơ thể. Đây là thời điểm cảnh báo bệnh đã trở nặng, việc điều trị lúc này hết sức khó khăn. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về ung thư gan di căn qua bài viết dưới đây!
Xem nhanh
1. Ung thư gan di căn là gì?
Ung thư gan di căn là tình trạng tế bào ung thư không chỉ khu trú tại gan mà đã lây lan sang các vị trí khác trong cơ thể.
Ung thư gan được chia làm 4 giai đoạn tiến triển dựa theo hệ thống TNM của Ủy ban Ung thư Mỹ, trong đó ung thư gan di căn tương ứng với giai đoạn IIIC, IVA và IVB, cụ thể:
- Giai đoạn IIIC: Khối u phát triển tới lớp vỏ ngoài bao quanh gan hoặc xâm lấn tới các bộ phận lân cận bên ngoài của túi mật. Tuy nhiên, tế bào ung thư vẫn chưa di căn tới các hạch bạch huyết và các vị trí xa
- Giai đoạn IVA: Trong gan xuất hiện thêm nhiều khối u với các kích thước đa dạng, trong đó có khối u đã xâm lấn tới các mạch máu, hạch hay các khu vực lân cận nhưng vẫn chưa có hiện tượng di căn xa.
- Giai đoạn IVB: Ở giai đoạn này, các tế bào ung thư đã di căn tới các cơ quan khác trong cơ thể như xương, phổi, đại tràng, não,…
Ung thư gan di căn thường nhầm lẫn với ung thư gan thứ phát. Chúng ta cần phân biệt 2 trường hợp này bởi tiên lượng và cách điều trị của chúng là khác nhau:
- Ung thư gan di căn là tình trạng tế bào ung thư khởi phát từ gan rồi di căn tới các bộ phận khác trong cơ thể
- Ung thư gan thứ phát là trường hợp các tế bào ung thư có nguồn gốc từ các cơ quan khác như đại tràng, phổi, thực quản, dạ dày,… lây lan tới gan và hình thành lên những khối u ở đây.
2. Ung thư gan di căn theo con đường nào?
Ung thư gan di căn theo các cách sau:
- Khối u xâm lấn trực tiếp tại các mô lân cận: Khối u tăng trưởng nhanh chóng về kích thước và xâm lấn các mô xung quanh và tiếp tục phát triển tại các vị trí mới này (tương ứng với giai đoạn IIIC).
- Di căn theo hệ thống mạch máu và hạch bạch huyết: Tế bào ung thư tìm cách phân tách ra khỏi khối u nguyên phát tại gan và xâm nhập vào hệ bạch huyết hoặc hệ tuần hoàn để di chuyển tới các cơ quan khác trong cơ thể. Tại đây, tế bào ung thư tìm cách bám lại và tăng sinh mạnh mẽ để hình thành lên các khối u tại các cơ quan này (tương ứng với giai đoạn IV)
3. Ung thư gan di căn tới những cơ quan nào?
Các tế bào ung thư thường có xu hướng lây lan tới các khu vực mà chúng có thể tồn tại và phát triển được, Bởi nếu chúng di căn tới những cơ quan khác mà không thể “bén rễ” và phát triển được ở các cơ quan đó thì nó có thể bị tiêu hủy.
Các cơ quan mà ung thư gan dễ di căn tới nhất gồm não, xương, phổi và hạch. Tỷ lệ di căn tới 4 cơ quan này chiếm tới 73,2% các trường hợp K gan di căn. Cụ thể:
– Ung thư gan di căn phổi: chiếm 52% các trường hợp ung thư gan di căn. Sở dĩ chiếm tỷ lệ cao như vậy là bởi phổi ở gần gan và là nơi tập trung nhiều mạch máu nhỏ nên dễ bị lây lan nhất. Tế bào ung thư gan di căn tới phổi bằng cách xâm lấn trực tiếp hoặc lây lan tới hệ thống tuần hoàn và hệ bạch huyết. Các trường hợp bệnh nhân ung thư gan di căn phổi thường có tiên lượng sống rất thấp bởi các khối u hình thành ở phổi khiến chức năng phổi bị suy giảm nhanh chóng, ảnh hưởng tới quá trình trao đổi khí của cơ thể.
– Ung thư gan di căn xương: Chiếm tỷ lệ từ 3-20% các trường hợp. Những vị trí xương thường bị tế bào ung thư di căn tới gồm: xương cột sống, xương sọ, xương chậu, các xương sườn và các xương dài.
– Ung thư gan di căn hạch và ung thư gan di căn lên não: Hạch bạch huyết và não cũng là 2 bộ phận mà tế bào ung thư gan hay di căn tới nhưng chiếm tỷ lệ ít hơn so với xương và phổi.
– Ngoài ra, tế bào ung thư còn có thể lây lan sang các vị trí khác như tuyến thượng thận, phúc mạc,… nhưng rất hiếm gặp.
4. Dấu hiệu ung thư gan di căn
Khi ung thư đã di căn, bệnh nhân thường xuất hiện nhiều biểu hiện nghiêm trọng. Ngoài các triệu chứng tại gan và toàn thân thì người bệnh còn gặp phải các triệu chứng tại cơ quan đích mà tế bào ung thư di căn tới. Các triệu chứng thường gặp ở ung thư gan di căn gồm:
4.1. Triệu chứng tại gan và toàn cơ thể
- Cơ thể mệt mỏi, sụt cân: Bệnh nhân thường xuyên cảm thấy mệt mỏi dù không phải làm gì. Kèm theo đó là cảm giác buồn nôn, nôn ói, rối loạn tiêu hóa, chán ăn khiến bệnh nhân bị suy kiệt nhanh chóng. Người bệnh ung thư gan giai đoạn cuối có thể bị sụt 5-6kg chỉ trong vòng 1 tháng.
- Sốt kéo dài: Bệnh nhân thường bị sốt nhẹ hoặc thậm chí sốt cao liên tục
- Đau tức hạ sườn phải: Đây là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh nhân ung thư gan. Ở thời điểm này khối u đã phát triển mạnh về kích thước và số lượng, gây ra những cơ đau dữ dội vùng bụng phía bên phải, ở vị trí của gan. Đôi khi người bệnh có thể sờ thấy khối u cứng ở vị trí đó
- Vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu: Do khối u có kích thước lớn chèn ép ống mật làm dịch mật không thể xuống ruột được và bị đẩy ngược vào hệ tuần hoàn của cơ thể. Đi kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy khó chịu, cơ thể nổi mụn nhọt.
- Cổ trướng: Hiện tượng này thường biểu hiện rõ nét nhất ở ung thư gan giai đoạn cuối. Người bệnh có biểu hiện phù chi dưới, bụng phình to và da bụng thường có màu vàng úa và nổi chi chít mạch máu.
4.2. Triệu chứng do di căn tới các cơ quan khác
Ngoài các dấu hiệu ở trên, người bệnh còn gặp các triệu chứng tại cơ quan tế bào ung thư di căn tới:
- U gan di căn sang phổi: Các khối u hình thành và phát triển tại phổi khiến chức năng phổi của bệnh nhân bị ảnh hưởng. Người bệnh thường có các triệu chứng: ho kéo dài, ho ra máu, đau thắt ngực do ho nhiều, khó thở
- Ung thư gan di căn xương: Khối u phát triển trong xương gây ra hiện tượng ly giải tế bào xương và gây ra các triệu chứng: đau nhức xương, loãng xương, hay thậm chí là gãy xương.
- Ung thư gan di căn não: Bệnh nhân thường đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, suy giảm thị lực, suy giảm trí nhớ,…
- Ung thư gan di căn hạch: hạch nổi rõ, rắn, chắc và thường không đau khi sờ. Khi hạch cổ sưng to thì có thể gây khàn giọng, mất tiếng, khó nuốt, đau khi nuốt,…
5. Chẩn đoán ung thư gan di căn
Để xác định chính xác bệnh nhân ung thư gan đã di căn chưa và di căn tới vị trí nào thì ngoài các triệu chứng lâm sàng kể trên, bác sĩ sẽ chỉ định thêm các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Ở bệnh nhân ung thư gan, lượng alpha – fetoprotein trong máu tăng. Xét nghiệm nồng độ ATP trong máu không chỉ giúp sàng lọc các vấn đề về gan mà còn giúp bác sĩ định hướng quan sát mức độ lây lan của tế bào ung thư để từ đó lên kế hoạch điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân
- Chẩn đoán hình ảnh: Đây là phương pháp hiệu quả nhất giúp xác định vị trí của khối u trong cơ thể. Tùy từng cơ quan cần cần rà soát mà bác sĩ có thể chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phù hợp như siêu âm, chụp X-Quang, chụp CT, chụp cộng hưởng từ, xạ hình xương,… Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh thường sử dụng như siêu âm, chụp X-Quang
6. Điều trị ung thư gan di căn
Ung thư gan di căn có chữa được không?
Khi tế bào ung thư di căn tới các cơ quan trong cơ thể thì khả năng chữa khỏi là điều không thể. Lúc này việc điều trị nhằm mục đích làm chậm quá trình di căn và giảm nhẹ triệu chứng để nâng cao chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Tùy thuộc vào số lượng khối u, vị trí ung thư di căn tới, tình trạng sức khỏe bệnh nhân, bệnh lý kèm theo,… mà bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân.
Các phương pháp thường được sử dụng để điều trị ung thư gan di căn gồm:
- Hóa trị: Đây là phương pháp chính được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư lây lan khắp cơ thể. Các thuốc thường được sử dụng gồm: 5-Fluorouracil, Oxaliplatin, Cisplatin, Gemcitabine, Gemcitabine. Bác sĩ có thể phối hợp các thuốc này với nha để tăng hiệu quả điều trị.
- Xạ trị:. Thông thường xạ trị có thể được áp dụng như là phương pháp bổ trợ cho hóa trị để nâng cao hiệu quả điều trị
- Liệu pháp miễn dịch: Thuốc atezolizumab có thể được kết hợp với các thuốc nhắm trúng đích để tăng hiệu quả tiêu diệt tế bào ung thư
- Điều trị triệu chứng: sử dụng các thuốc giảm đau, giữ ấm cho bệnh nhân, hút dịch nếu bệnh nhân bị tràn dịch màng phổi,…
Xem thêm: Chuyên gia chia sẻ: Có nên sử dụng thuốc nam chữa ung thư gan?
7. Một số câu hỏi thường gặp
Dưới đây là giải đáp một số thắc mắc của bệnh nhân và người nhà liên quan tới ung thư gan di căn
7.1. Ung thư gan di căn có lây không?
Có nhiều trường hợp người nhà bệnh nhân trong quá trình chăm sóc người bệnh vì lo sợ lây nhiễm nên hạn chế tiếp xúc. Tuy nhiên, suy nghĩ này là hết sức sai lầm, có thể ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh. Trên thực tế, tất cả các bệnh ung thư nói chung và u gan di căn nói riêng đều không phải là bệnh truyền nhiễm nên không có khả năng lây lan qua tiếp xúc thông thường như ăn uống chung, ngủ chung.
Đối với những trường hợp bệnh nhân ung thư gan do nhiễm virus viêm gan B, C thì những virus này chỉ có khả năng lây truyền thông qua truyền máu, đường tình dục hay lây nhiễm từ mẹ sang con chứ không lây qua tiếp xúc.
Do đó, người nhà bệnh nhân cần gạt bỏ ngay quan niệm sai lầm này để tập trung chăm sóc người bệnh một cách tốt nhất
7.2. Ung thư gan di căn nên ăn gì, kiêng gì?
Ảnh hưởng của khối u và tác dụng phụ của các phương pháp điều trị khiến bệnh nhân chán ăn, buồn nôn, nôn ói, rối loạn tiêu hóa,… Triệu chứng này kéo dài làm bệnh nhân nhanh chóng suy kiệt và không đủ sức khỏe để theo hết liệu trình điều trị. Do đó, chế độ dinh dưỡng lúc này đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị của bệnh nhân.
Những loại thực phẩm nên bổ sung cho người bệnh gồm:
- Trái cây và rau củ: Nhóm thực phẩm này giúp cung cấp các vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh
- Sữa và sữa chua: giúp cơ thể phục hồi tốt hơn và hạn chế khả năng phát triển của khối u
- Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo lứt, yến mạch, ngô, gạo là nguồn cung cấp carbohydrate quan trọng giúp cơ thể sản sinh glucose – nguồn năng lượng quan trọng cho các tế bào hoạt động.
- Thực phẩm ít chất béo như dầu oliu, dầu hạt cải,… giúp giảm gánh nặng cho đường tiêu hóa, gan và thận.
Những thực phẩm không tốt cho sức khỏe mà bệnh nhân nên hạn chế:
- Những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như các món chiên, xào,… gây khó tiêu, buồn nôn, đầy hơi
- Thức ăn có hàm lượng muối cao như các loại thực phẩm muối lên men,…
- Nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol không tốt cho cơ thể
- Rượu bia và đồ uống có cồn khiến gan càng bị tổn thương nghiêm trọng
- Thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp chứa nhiều các chất phụ gia, bảo quản gây hại cho gan
Xem thêm: Chuyên gia giải đáp: Ung thư gan nên ăn gì và kiêng gì?
7.3. Ung thư gan di căn sống được bao lâu?
Khi bệnh nhân ung thư gan bước vào giai đoạn di căn thì tiên lượng sống của người bệnh rất xấu.
Tuy nhiên rất khó để trả lời chính xác thời gian sống của bệnh nhân là bao lâu bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước khối u, tinh trạng di căn, thể trạng người bệnh, khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị, các bệnh lý nền kèm theo,…
Theo thống kê, nếu bệnh nhân được phát hiện và điều trị tích cực khi khối u mới xâm lấn tới cơ quan lân cận hay các hạch bạch huyết (tương ứng với giai đoạn IIIC và IVA) thì tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh nhân là khoảng 11%. Còn khi tế bào ung thư đã di căn tới các vị trí ở xa (tương ứng giai đoạn IVB) thì lúc này tỷ lệ sống sau 5 năm của người bệnh chỉ còn khoảng 3%.
Để tăng cường hệ miễn dịch giúp người bệnh có đủ khả năng để chống chọi với bệnh, bệnh nhân có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Kibou Fucoidan.
Kibou Fucoidan là sản phẩm đầu tiên và duy nhất trên thị trường có sự kết hợp của 3 thành phần Fucoidan – Nấm Agaricus và Nghệ đen Okinawa tạo nên công thức vàng tăng hiệu quả gấp nhiều lần.
Mời bạn tham khảo một số sản phẩm gợi ý từ hotroungthu.vn